Automated Market Maker là gì? Cơ chế hoạt động của AMM

Automated Maket Maker là gì? Hay AMM là gì? Anh em trước giờ khi muốn mua bán đồng token nào thì thường sử dụng các sàn giao dịch tập trung (CEX), tiếp đó là các sàn tài chính phi tập trung (DEX). Hiện nay thì anh em có thêm lựa chọn nữa đó là giao dịch trên các nền tảng Automated Market Maker (AMM) nổi tiếng như Uniswap, Sushiswap hay Pancakeswap. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu cơ chế hoạt động của AMM. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Automated Market Maker theo mình thấy là khá phổ biến khi so với các sàn DEX, hiện này đa số mọi người đều có xu hướng sử dụng các nền tảng AMM. Đặc biệt là trong thời kỳ trend IDO đang thịnh hành. Các dự án mới đều niêm yết trên các nền tảng AMM bởi vì khâu kiểm duyệt đơn giản và tốn ít chi phí hơn.

Automated Market Maker là gì?

Automate Market Maker (AMM) là công cụ cung cấp lại tính thanh khoản cho các sàn giao dịch. Đây có thể coi là sàn giao dịch phi tập trung thế hệ mới với nhiều cải tiến và ưu điểm so với các sàn tập trung và phi tập trung truyền thống.

Automated Market Maker là gì
Automated Market Maker là gì

Hoàn cảnh ra đời của Automated Market Maker?

Đối với các sàn DEX, mọi người phải mất thời gian đăng ký tài khoản, gửi tiền lên sàn để có thể mua bán được token mong muốn. Tuy hiện tại các sàn giao dịch được bảo mật khá tốt nhưng cũng không tránh khỏi được trường hợp bị hack mất tài sản. Trong quá khứ, đã có rất nhiều sàn bị hack như Bitstamp, Bitfinex, Poloniex và thậm chí cả Binance vào năm 2018. Điều này đặt ra câu hỏi liệu tài sản bản để trên các sàn này có an toàn hay không?

Để giải quyết bài toán này, các sàn phi tập trung (DEX – Decentralize Exchange) đã ra đời. Để giao dịch trên DEX, mọi người chỉ cần kết nối ví lưu trữ các nhân của các bạn với sàn (chỉ cần thông qua vài cú click và smart contract sẽ xử lý hết), sau đó thực hiện giao dịch như trên các sàn DEX. Tài sản vẫn được lưu trữ trên ví cá nhân của mọi người. Automated Market Maker là gì

Cơ chế đặt lệnh của các sàn CEX hay DEX hiện tại, mọi người sẽ giao dịch với nhau thông qua cửa sổ lệnh. Người mua và bán sẽ đặt các lệnh mua, bán gồm số lượng và mức giá mong muốn và chờ đến khi khớp lệnh. Điều này có một hạn chế là họ phải chờ đến khi nào có người đặt lệnh khớp với mức giá mình đưa ra, người mua bán không thể lập tức hoán đổi tài sản ngay lập tức.

Với sự phát triển của DEFI, công cụ Automate Market Maker (AMM) đã ra đời để giải quyết hoàn toàn các vấn đề trên. Mọi người có thể lưu trữ tài sản trong ví cá nhân, mua bán, hoán đổi sang các đồng token khác bất cứ khi nào muốn và không phải chờ thời gian để khớp lệnh.

Cơ chế hoạt động của AMM là gì?

Automate Market Maker (AMM) thực hiện việc hoán đổi tài sản thông qua công thức toán học chứ không phải bằng cửa sổ lệnh như những sàn giao dịch. Người dùng sẽ gửi token và Pool thanh khoản sau đó lấy ra đồng token họ mong muốn thông qua các Smart contract. Việc hoán đổi được thực hiện ngay lập tức mà không phải chờ khớp lệnh như các sàn truyền thống. AMM là gì

AMM là gì
AMM là gì

Tỉ giá của cặp tài sản không phải do người mua bán tự đặt mà sẽ được điều chỉnh dựa theo công thức toán học x*y=k. Trong đó:

  • k là hằng số cố định Automated Market Maker là gì
  • x và y lần lượt là số lượng của 2 loại token này trong pool thanh khoản.

Thực chất trong Pool thanh khoản không có lệnh mua bán nào cả, đơn giản chỉ là việc anh em gửi vào một loại token và lấy ra một loại token khác. Việc này khiến cho tỉ lệ của hai token này bị thay đổi, kéo theo đó giá của chúng cũng bị thay đổi theo. Hiểu đơn giản thì token trong pool càng ít thì càng hiếm, vậy thì giá nó sẽ cao hơn là điều đương nhiên rồi. Automated Market Maker là gì

Ví dụ: Trong Pool thanh khoản hiện đang có 1000 USDT và 1000 DAI, anh em thêm vào Pool 100 USD và lấy ra 100 DAI. Việc này khiến tỉ lệ token trong pool thay đổi thành 1100 USDT và 900 DAI và trong lần hoán đổi kế tiếp anh em phải bỏ ra 110 USDT để có thể lấy ra 90 DAI. Giá của DAI đã tăng lên do nguồn cung của DAI trong pool đã bị giảm đi, việc này cũng dẫn đến trường hợp giá của một token sẽ tăng đến vô hạn khi có người cố gắng lấy hết nó ra khỏi Pool.

Pool thanh khoản

Hoạt động của Automated Market Maker dựa vào các Pool thanh khoản, đây là nơi chứa đựng các token để mọi người vào hoán đổi,v ì vậy cần phải có rất nhiều token trong đó để đáp ứng được nhu cầu swap. Các nền tảng AMM này không cần phải có sẵn số lượng token nhiều như vậy mà thay vào đó họ huy động thanh khoản từ cộng đồng, mọi người có thế cung cấp thanh khoảng cho AMM và nhận lại một phần phí giao dịch và có thể có thêm phần thưởng là đồng token quản trị. Automated Market Maker là gì

Ngoài ra, việc trao lợi nhuận đến người cung cấp thanh khoản đã giải quyết vấn đề thiếu thanh khoản đối với các loại tiền điện tử kém phổ biến khi họ có động lực đem tiền lên các Automated Market Maker (AMM) để kiếm lợi nhuận. Automated Market Maker là gì

Ưu điểm

Ưu điểm của Automated Market Maker
Ưu điểm của Automated Market Maker

Đa dạng Token: Hiện tại trên thị trường Crypto thì hơn 90% là các token nhỏ lẻ, ít phổ biến. Các token này không niêm yết trên các sàn lớn do vấn đề chi phí và cũng chính nguyên nhân là token chưa phổ biến, không nhiều người giao dịch nên các sàn sẽ thu được ít phí hơn so với việc niêm yết các token lớn. AMM giúp tạo nên một pool thanh khoản tập trung dành cho những người có nhu cầu sở hữu, trao đổi các token đó. AMM là gì

Giao dịch nhanh chóng: anh em không cần phải đặt lệnh và chờ đợi như các sàn truyền thống. Chỉ việc nhập số lượng token muốn hoán đổi, hệ thống sẽ tự động tính toán giá trị và thực hiện việc swap. Automated Market Maker là gì

Ẩn danh: Bạn không phải trải qua quy trình xác minh danh tính phức tạp mà có thể sử dụng ngay bất kỳ Automated Market Maker nào. Miễn là bạn có ví điện tử có thể kết nối với nó. AMM là gì

Công cụ kiếm tiền: Khi anh em cung cấp thanh khoản cho các AMM thì sẽ được các nền tảng này chia lại một phần lợi nhuận từ phí giao dịch. Đây là một cách thức kiếm tiền rất phổ biến trong trend DEFI này, hình thức này còn được gọi là Yield Farming, anh em có thể tham khảo tại bài viết này để hiểu rõ hơn. AMM là gì

Nhược điểm 

Trượt giá: Giá của token sẽ bị đẩy lên vô hạn nếu trong pool không đủ số lượng token để đáp ứng. Ví dụ anh em muốn lấy 2000 ETH mà trong Pool chỉ còn có 1000 ETH thì giá sẽ bị đẩy lên vô hạn (do công thức x*y=k). Điều này đòi hỏi các nền tảng AMM phải khuyến khích người dùng Add Liquidity để luôn có đủ số lượng để đảm bảo tính thanh khoản, thường thì những Liquidity Provider (người cung cấp thanh khoản) sẽ được hưởng phí giao dịch và token thưởng từ AMM.

Phí giao dịch khá cao: Thường thì các nền tảng AMM lớn đều được xây dựng trên Blockchain của Ethereum, như mọi người đã biết thì kể từ khi DEFI bùng nổ thì phí gas cho mỗi giao dịch đã bị đẩy lên rất nhiều (thường thì trên 15$ cho mỗi giao dịch). Điều này là rào cản với những người chỉ giao dịch nhỏ lẻ (ví dụ bạn muốn swap 100 USD qua ETH mà phí đã lên tới hơn 15% cho khối lượng giao dịch của bạn).

Tuy nhiên có một số nền tảng mới không bị vấn đề này, ví như Pancakeswap được xây dựng trên Binance Smart Chain nên phí khá rẻ. Trong tương lai có lẽ vấn đề này sẽ được giải quyết khi Ethereum sẽ nâng cấp mạng lưới lên ETH 2.0 với cơ chế Proof Of Stake, phí giao dịch lúc đó sẽ giảm đi rất nhiều. 

Mất mát vô thường: Mất mát vô thường xảy ra với những người cung cấp thanh khoản cho Pool. Giá cả của thị trường tiền điện tử luôn biến động và đó là một vấn đề lớn. Người dùng sẽ luôn lấy đi của bạn loại tiền đang tăng giá và trả lại cho bạn loại tiền điện tử đang giảm giá. Điều đấy rất có thể sẽ khiến những người gửi tiền ở pool thanh khoản bị lỗ. Việc gửi tiền vài pool thanh khoản có mất mát vô thường nhỏ nhất ở các cặp tiền điện tử ít biến động như các stablecoin USDT, USDC, DAI STABLE…

Lời kết

Automated Market Maker ra đời mở ra cho mọi người nhiều phương thức thanh khoản mới và kèm theo đó là cách kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản cho các Pool. Giờ đây anh em không cần phải mất công đăng ký tài khoản, xác minh rồi gửi tiền lên để có thể giao dịch, tất cả chỉ cần thao tác đơn giản là kết nối ví với các nền tảng này. Tuy còn một số hạn chế về chức năng cũng như là phí giao dịch, nhưng trong tương lai mọi thứ sẽ được cải thiện để đáp ứng trải nghiệm người dùng.

Hy vọng qua bài viết anh em đã hiểu được Automated Market Maker là gì? Cơ chế hoạt động của AMM và lựa chọn cho mình những nền tảng thích hợp nhất để giao dịch nhé. AMM là gì

5/5 - (2 bình chọn)

-- Advertise --

Bài viết mới nhất

Mạng xã hội

Hot DEAL

spot_img

Bài viết liên quan