Hướng dẫn cách viết blog kiếm tiền cho người mới bắt đầu

Rất nhiều bạn nhắn tin cho Fanpage hỏi về cách về việc kiếm tiền online hiệu quả và tìm kiếm các khóa học về MMO và Digital Marketing. Để đáp ứng nhu cầu, mình giới thiệu các khóa học chất lượng từ những chuyên gia hàng đầu.

MMO

Bạn có thể tham khảo nhanh một số khóa học MMO và Digital Marketing chất lượng rất tốt giúp trang bị cho bạn một kho kiến thức tốt nhất để Make Money Online:

  1. Khóa học miễn phí trên KTCity hữu ích để kiếm tiền online
  2. Khóa học MMO và Digital Marketing cần phải học ngay

Xem toàn bộ khóa học MMO

Trong các khóa học mình khuyên khích một vài khóa học mình đã học và trải nghiệm rất tốt để xây dựng một kênh đầu tư, kiếm tiền hiệu quả:

Để tối ưu trong việc kiếm tiền tại nhà chắc hẳn ai cũng hướng tới một blog/website cá nhân. Tuy nhiên, cách viết blog kiếm tiền thì chưa hẳn ai đã làm đúng quy trình và dễ dàng thực hiện. Bài viết này, DauTuThuDong.Com sẽ giới thiệu các nền tảng viết blog và hướng dẫn cách viết blog kiếm tiền cho người mới bắt đầu.

Công nghệ phát triển mạnh mẽ cùng với sự nắm bắt được xu hướng nhanh chóng của các bạn trẻ. Nên việc viết blog không còn quá khó khăn và cũng chẳng cần phải biết về lập trình cũng có thể tự tạo cho mình một blog. Vậy nên mình sẽ đi thẳng luôn vào vấn đề nhé.

Làm thế nào để tạo một blog?

Blog hay còn gọi là website cá nhân, nó giống như một thế giới riêng, một cuốn nhật ký online của bạn. Bạn có thể chia sẻ tất cả những kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm cá nhân của bản thân về một lĩnh vực nào đó.

Làm thế nào để tạo một blog
Làm thế nào để tạo một blog

Blog/website này sẽ khác với những cuốn blog thông thường là bạn sẽ tiếp cận được người đọc, họ sẽ tiếp nhận và phản hồi lại blog thông qua môi trường internet. Nếu blog của bạn có giá trị và được nhiều người đọc đón nhận thì chính họ sẽ là người mang lại nguồn thu nhập cho bạn.

Từng bước cơ bản để tạo một blog kiếm tiền:

Bước 1: Chọn chủ đề của Blog

Chủ đề Blog là một yếu tố quan trọng, bạn cần tập trung vào chủ đề bạn thật sự thích và hiểu rõ về nó thì khi bạn viết blog. Điều này sẽ khiến bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và viết về một thứ bạn đam mê sẽ giúp bạn diễn giải nó tốt hơn tất cả các thứ khác.

Ngoài ra những chủ đề bạn thực sự giỏi thì khi bạn chia sẻ với mọi người bạn sẽ dễ tạo được niềm tin và sự đón nhận hơn, từ đó tạo tiền đề cho bạn phát triển tốt website của mình.

Bước 2: Đăng ký tên miền

Tên miền giống như là địa chỉ nhà của Blog bạn, vì thế bạn nên lựa chọn tên miền liên quan đến ngành nghề mà bạn lựa chọn để viết blog hoặc tên doanh nghiệp, bất kỳ cái tên nào nó liên quan và dễ nhận diện được bạn nhiều nhất.

Một website có tên miền dễ nhớ cũng là yếu tốt quan trọng giúp độc giả của bạn thường xuyên quay lại trang blog cá nhân của bạn.

Bước 3: Chọn nền tảng làm blog/website

Nếu là một người mới trong lĩnh vực này thì bạn nên chọn những nền tảng website đơn giản, phổ biến, dễ sử dụng. Cụ thể là những nền tảng nào mình sẽ đề cập chi tiết ở phần bên dưới.

Bước 4: Chọn nhà cung cấp Hosting

Hosting là máy chủ giúp cho website của bạn được hỗ trợ tốt nhất từ dung lượng, tốc độ truy cập, các tính năng nổi bật để giúp website được thân thiện và nổi bật hơn, đem lại sự hài lòng cho người dùng. Tên miền tương tự như địa chỉ nhà thì Hosting có thể hiểu như miếng đất để xây nhà.

Hiện tại Việt Nam có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ khá uy tín với giá thành rẻ như AZDigi, Hostinger, Tenten, PA Vietnam,.. bạn có thể tham khảo thêm để lựa chọn cho phù hợp.

Bước 5: Cài đặt website và thiết kế giao diện.

Khi bạn đặt mua các dịch vụ hosting thì đội ngũ của đơn vị đó sẽ hỗ trợ bạn cài đặt website một cách nhanh chóng.

Bước 6: Tạo bài viết lên website và xây dựng nội dung cho Blog

Sau khi cài đặt xong hết thì bạn có thể bắt đầu viết những bài blog đầu tiên của mình lên website và chia sẻ với mọi người.

Giai đoạn đầu bạn sẽ gặp một số khó khăn khi không biết truyền đại nội dung sao cho ấn tượng, hoặc có thể bí ý tưởng, bí câu từ nhưng đừng nản lòng, sau một thời gian kiên trì bạn sẽ dần tự cải thiện kỹ năng và có thêm kinh nghiệm về cả kiến thức lẫn cách viết.

Bước 7: Tối ưu hoá SEO cho Blog

Sau khi đã tạo được một blog để viết bài thì bước quan trọng tiếp theo bạn cần quan tâm đó chính là làm sao để người khác có thể biết và vào đọc blog của bạn.

Cho dù bạn có chia sẻ nhiều bài viết hay đi chăng nữa mà không có người tìm thấy và đọc được thì sẽ thật đáng tiếc. Bạn sẽ không kiếm được gì từ website này nếu như không có đọc giả. Vậy nên bạn cần phải tối ưu hoá SEO cho Blog.

Bạn có thể tìm hiểu để cài đặt Yoast SEO, Rank Math, bạn có thể chỉnh meta description cho bài viết của bạn. Đây là phần nội dung hiển thị trên kết quả tìm kiếm, vì vậy làm đúng là rất quan trọng. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như tỷ lệ phần trăm từ khóa, thẻ tiêu đề, thẻ tag,..

Các nền tảng Blog tốt nhất

Trước khi viết blog kiếm tiền bạn cần chọn một nền tảng hỗ trợ viết blog tốt và đơn giản. Hiện này có rất nhiều nền tảng tốt và giúp bạn tạo dựng một website đẹp đẽ, sang chảnh mà không cần biết một chữ nào về lập trình (code).

Các nền tảng Blog tốt nhất
Các nền tảng Blog tốt nhất

Dưới đây mình sẽ giới thiệu một vài nền tảng tốt nhất hiện nay.

  1. WordPress
  2. Constant Contact Website Builder
  3. Gator
  4. Blogger
  5. Tumblr
  6. Medium
  7. Squarespace
  8. Wix
  9. Ghost

WordPress

WordPress là một dịch vụ blog hosting được cung cấp bởi Automattic, một công ty được tạo bởi Matt Mullenweg, người đồng sáng lập WordPress.org. Ra mắt vào năm 2005 với mục tiêu mang lại trải nghiệm tốt hơn với những khách hàng của WordPress thì WordPress.com là sự lựa chọn tốt hơn cho những người dùng không muốn sử dụng các những tính năng nâng cao của người anh cả WordPress.org

WordPress
WordPress

WordPress.com cung cấp dịch vụ blog hosting miễn phí cơ bản. Bạn cũng có thể mua tên miền tùy ý, dung lượng lưu trữ và các dịch vụ trả phí khác.

Ưu Điểm

  • Không cần thiết lập.
  • Dễ dàng sử dụng và quản lý.
  • Nó hoàn toàn miễn phí nếu bạn hài lòng với tên miền phụ WordPress.com. Đồng thời tên trang web miễn phí của bạn trông như thế này: https://example.wordpress.com.

Nhược Điểm

  • Ít tùy chọn để bạn có thể nâng cấp trang blog của mình.
  • Bạn không thể sử dụng các theme cũng như plugin để tùy chỉnh blog của mình.
  • Bạn không thể chạy quảng cáo trên blog của bạn.Thay vào đó, WordPress.com sẽ hiển thị quảng cáo của họ trên trang web miễn phí của bạn.
  • Bạn không thể sở hữu blog của mình và WordPress.com có thể tạm ngưng tài khoản của bạn nếu họ thấy bạn vi phạm các điều khoản dịch vụ của họ.

Constant Contact Website Builder

Constant Contact Website Builder là trang xây dựng website với A.I thông minh và hỗ trợ bạn tạo blog , trang web kinh doanh và thậm chí là một cửa hàng trực tuyến hoàn toàn miễn phí trong vòng vài phút.

Constant Contact Website Builder
Constant Contact Website Builder

Bạn có thể bắt đầu tạo lập với thư viện templates đồ sộ và tùy chỉnh thiết kế trang web của bạn bằng công cụ kéo và thả dễ sử dụng. Bạn cũng có thể truy cập vào các công cụ hữu ích khác như tạo logo tùy chỉnh, trang trí và sử dụng thư viện ảnh chuyên nghiệp với hơn 550.000 hình ảnh, và nhiều hơn nữa.

Ưu Điểm

  • Trình tạo trang web với công cụ kéo và thả dễ sử dụng mà không cần đến hiểu biết về kỹ thuật.
  • Thiết lập nhanh chóng và dễ dàng vì Constant Contact sẽ host trang web cho bạn.
  • Gói miễn phí cho phép bạn dùng thử các dịch vụ và thậm chí xây dựng một cửa hàng trực tuyến trước khi mua.
  • Tên miền miễn phí và chứng chỉ SSL miễn phí được bao gồm trong tất cả các gói trả phí.

Nhược Điểm

  • Hệ sinh thái dành cho nhà phát triển còn hạn chế do đó chưa có rất nhiều plugin của bên thứ ba như WordPress.
  • Tích hợp hạn chế với các nền tảng của bên thứ ba.
  • Khó khăn khi xuất trang web của bạn từ Constant Contact sang nền tảng khác.

Gator by HostGator

Gator là một trang xây dựng web và nền tảng viết blog được tạo bởi HostGator, công ty web hosting phổ biến mà mình thường sử dụng để làm host cho trang web WPBeginner. Gator cung cấp một bộ công cụ kéo và thả mà bạn có thể sử dụng để xây dựng bất kỳ loại trang web nào bao gồm blog, trang web kinh doanh và thậm chí là một cửa hàng trực tuyến.

HostGator
HostGator

Điều quan trọng là bạn không nên nhầm lẫn trình xây dựng Gator với web hosting HostGator. Bạn có thể sử dụng dịch vụ hosting HostGator để bắt đầu một blog WordPress như mình đã làm.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đang tìm kiếm một nền tảng blog và giải pháp cho hosting tất cả trong một không phải WordPress, thì Gator là lựa chọn hoàn hảo.

Ưu Điểm

  • Dễ dàng sử dụng trình công cụ kéo và thả để tùy chỉnh thiết kế blog và trang web của bạn.
  • Thiết lập nhanh – kỹ thuật đơn giản.
  • Sao lưu, hiệu suất và bảo mật đều được HostGator xử lý.
  • Giấy chứng nhận tên miền và SSL miễn phí được bao gồm trong tất cả các gói.
  • Có thể dễ dàng thêm một cửa hàng trực tuyến vào blog của bạn chỉ với một vài cú nhấp chuột.

Nhược Điểm

  • Không cung cấp tài khoản miễn phí, nhưng họ có bảo đảm hoàn lại tiền trong 45 ngày.
  • Các tính năng thương mại điện tử chỉ giới hạn ở các gói cao hơn.
  • Số lượng ứng dụng và tiện ích mở rộng hạn chế.

Blogger

Blogger là một dịch vụ viết blog miễn phí của Google, cung cấp giải pháp tạo một blog một cách nhanh chóng và dễ dàng cho những người không am hiểu nhiều về công nghệ. Blogger cũng là một trong những nền tảng viết blog được ra đời sớm nhất. Nó được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1999 bởi Pyra Labs. Cuối năm 2003, Google mua lại Blogger và thiết kế lại nó như là sản phẩm mà chúng ta biết ngày nay.

Blogger
Blogger

Tất cả những gì bạn cần là một tài khoản Google để bắt đầu một blog miễn phí trên Blogger.

Ưu Điểm

  • Bạn có thể sử dụng Blogger miễn phí.
  • Rất dễ sử dụng và quản lý.
  • Có thêm lợi thế về bảo mật và độ tin cậy mạnh mẽ từ Google.

Nhược Điểm

  • Bạn bị giới hạn bởi các công cụ viết blog cơ bản và không thể thêm các tính năng mới khi blog của bạn ngày càng phổ biến.
  • Tùy chọn thiết kế bị hạn chế, với chỉ ít template có sẵn. Những template bên thứ ba cho Blogger thường có chất lượng thấp.
  • Blogger không thường xuyên cập nhật hoặc thêm các tính năng mới cho người dùng.
  • Google có thể tạm ngưng blog của bạn bất cứ lúc nào hoặc thậm chí hủy hoàn toàn dịch vụ Blogger. (Họ có lịch sử từ bỏ các dự án mà không có cảnh báo, chẳng hạn như Feedburner.)

Tumblr

Tumblr có một chút khác biệt so với các nền tảng viết blog khác. Đây là một nền tảng mạng xã hội blog với các tính năng theo dõi các blog khác, reblogging và các công cụ chia sẻ được xây dựng sẵn, v.v

Tumblr
Tumblr

Ưu Điểm

  • Tumblr là miễn phí nhưng chứa tên miền phụ Tumblr như https://example.tumblr.com. Bạn cũng có thể nâng cấp lên một tên miền tùy chọn.
  • Rất dễ dàng để thiết lập và sử dụng.
  • Được tích hợp tính năng xã hội truyền thông.
  • Tumblr giúp dễ dàng nhanh chóng viết blog với video, GIF, hình ảnh và định dạng âm thanh.

Nhược Điểm

  • Tumblr đi kèm với một bộ tính năng giới hạn khiến bạn không thể phát triển mở rộng blog của mình.
  • Có rất nhiều theme có sẵn cho Tumblr nhưng bạn chỉ có thể sử dụng các theme có sẵn này.
  • Khó khăn khi sao lưu blog Tumblr của bạn hoặc nhập nó vào các nền tảng khác (xem hướng dẫn của chúng tôi về cách chuyển từ Tumblr sang WordPress).

Medium

Medium ra mắt vào năm 2012, đã phát triển thành một cộng đồng gồm các nhà văn, blogger, nhà báo và chuyên gia. Nó là một nền tảng blog dễ sử dụng nhưng các tính năng mạng xã hội còn hạn chế.

Medium
Medium

Medium hoạt động giống như một trang web mạng xã hội nơi bạn có thể tạo tài khoản và bắt đầu xuất bản bài viết của mình. Sau khi bạn đăng ký, bạn sẽ có một địa chỉ profile như thế này: https://medium.com/@yourname và bạn không thể sử dụng tên miền của riêng bạn.

Ưu Điểm

  • Medium rất dễ sử dụng mà không yêu cầu bất cứ kĩ năng lập trình nào.
  • Cho phép bạn tiếp cận một cộng đồng trực tuyến với những người có cùng sở thích giống bạn.
  • Bạn có thể tập trung vào viết, thay vì thiết kế một trang web.

Nhược Điểm

  • Các tính năng rất hạn chế về thiết kế hoặc xây dựng thương hiệu.
  • Medium sở hữu trang blog của bạn, vì vậy mất blog của bạn có nghĩa là mất tất cả người theo dõi của bạn.
  • Bạn không thể sử dụng tên miền của riêng bạn. Bạn chỉ có thể có một trang hồ sơ như trong Facebook, ví dụ: https://medium.com/@yourname.
  • Bạn không thể chạy quảng cáo của riêng bạn để kiếm tiền
  • Không hỗ trợ cho IP của Việt Nam, bạn phải dùng phần mềm VPN để đổi IP sang các quốc gia khác.

Squarespace

Squarespace là trang xây dựng những website tuyệt đẹp một cách dễ dàng với công cụng kéo và thả. Mục tiêu của nó là tập trung vào nhóm khách hàng là những chủ doanh nghiệp nhỏ đang muốn tạo dựng thương hiệu trên internet. Squarespace từ năm 2003 đến nay đã cung cấp dịch vụ cho hàng triệu trang web trực tuyến

Squarespace
Squarespace

Ưu Điểm

  • Squarespace đơn giản và dễ sử dụng cho những người mới bắt đầu, những người không am hiểu về công nghệ.
  • Có nhiều mẫu thiết kế chuyên nghiệp tuyệt đẹp.
  • Cung cấp tên miền tùy chọn với chứng chỉ SSL / HTTP và tính năng thương mại điện tử.

Nhược Điểm

  • Squarespace bị giới hạn bởi các tính năng được tích hợp trong nền tảng độc quyền của họ.
  • Tích hợp được giới hạn trong một vài dịch vụ và công cụ chọn lọc
  • Chỉ tích hợp giới hạn vài công cụ và dịch vụ.

Wix

Wix là một nền tảng được thành lập vào năm 2006, nơi mọi người có thể tạo trang web tuyệt đẹp của riêng họ mà không cần kỹ năng lập trình. Hiện Wix có hơn 110 triệu người dùng trên toàn cầu. Họ cung cấp một giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ để xây dựng một trang web dễ dàng với các công cụ kéo và thả. Bạn cũng có thể thêm blog vào trang web của mình bằng cách thêm ứng dụng Wix Blog.

Wix
Wix

Ưu Điểm

  • Bạn có thể tùy chỉnh trang web của mình bằng hàng tá template và ứng dụng của bên thứ ba.
  • Xây dựng trang web của bạn dễ dàng với các công cụ kéo và thả.
  • Không yêu cầu kỹ năng lập trình website.
  • Thiết lập nhanh chóng và dễ dàng.

Nhược Điểm

  • Tài khoản miễn phí bị giới hạn, quảng cáo và nhãn hiệu của Wix sẽ hiển thị trên trang web của bạn.
  • Ứng dụng miễn phí bên thứ ba rất ít.
  • Một khi bạn chọn một template thì bạn không thể thay đổi nó.
  • Các tính năng thương mại điện tử được giới hạn trong các gói trả phí và thậm chí các tính năng đó cũng bị giới hạn.
  • Các tính năng của blog không tương thích ngược với các nền tảng khác trong danh sách.
    So sánh chi tiết của mình về hai nền tảng Wix vs WordPress

Ghost

Ghost là một nền tảng blog tối giản với các tính năng hoàn toàn tập trung vào việc viết bài đăng trên blog.

Ghost
Ghost

Bắt đầu vào năm 2013, Ghost được coi là một nền tảng website hosting và là một phần mềm mà bạn có thể tự cài đặt để lưu trữ trang của bạn.

Ưu Điểm

  • Tập trung vào kỹ năng viết và vận hành blog.
  • Giao diện người dùng sạch sẽ, trực quan và không lộn xộn.
  • Được viết bằng JavaScript vì vậy nó siêu nhanh.
  • Không cần thiết lập gì nhiều.

Nhược Điểm

  • Không dễ dàng để tùy chỉnh với các ứng dụng.
  • Giao diện người dùng đơn giản hóa được xem như là các tùy chọn rất hạn chế.
  • Không đủ theme để thay đổi diện mạo của trang web của bạn.
  • Thiết lập phức tạp nếu bạn tự cài đặt nó.

Các hình thức kiếm tiền từ blog

Khi blog của bạn đã có nội dung thi chắc hẳn bạn sẽ cần tìm kiếm các hình thứ để kiếm tiền từ blog. Ngay từ khi bắt đầu công việc viết blog, bạn đã nhận được rất nhiều giá trị từ việc đó như:

  • Giúp bạn trau dồi kiến thức mỗi ngày để viết Blog
  • Cải thiện kỹ năng viết lách
  • Có được một cộng đồng fan luôn sẵn sàng chia sẻ cùng bạn

Nếu chỉ có vậy mà không phải nguồn tiền thật thì chán quá nhỉ? Đừng suy nghĩ vậy nhé. Mình nghĩ trước khi viết blog bạn đừng vội suy nghĩ đến kiếm tiền. Làm tất tốt những giá trị bên trên tự động sẽ có những cách kiếm tiền hiệu quả. Dưới đây là một số cách kiếm tiền từ việc viết Blog mà bạn có thể tham khảo:

Kiếm tiền từ Google Adsense

Google Adsense hay Mgid đều là những mạng lưới cho phép bạn đặt quảng cáo trên website. Khi người truy cập click vào quảng cáo thì bạn sẽ nhận được tiền. Tuy nhiên bạn cần xây dựng website với nhiều kiến thức hữu ích để thu hút nhiều độc giả, đến khi đạt được 1 lượng truy cập đều đặt nhất định thì Adsense hay Mgid mới chấp nhận website của bạn.

Các hình thức kiếm tiền từ blog
Các hình thức kiếm tiền từ blog

Quảng cáo trực tiếp sản phẩm

Nếu bạn cũng đang kinh doanh một sản phẩm nào đó thì có thể quảng cáo trực tiếp lên Blog của bạn. Khi bạn đã xây dựng được lòng tin đối với cộng đồng thì họ sẽ tin tưởng bạn và tin tưởng luôn sản phẩm của bạn.

Affiliate marketing

Affiliate Network (tiếp thị liên kết) là một hình thức rất phù hợp cho những người làm blog phát triển kênh kiếm tiền online của mình bởi bản chất của tiếp thị liên kết đó là sự tin tưởng. Bạn có thể kiếm tiền thông qua việc thuyết phục được người đọc mua hàng qua link tiếp thị liên kết của bạn.

Những link tiếp thị liên kết này bạn có thể hợp tác với nhiều nhà cung cấp kinh doanh nhiều loại hình sản phẩm khác nhau. Khi bạn tạo được niềm tin với cộng đồng fan của bạn thì những sản phẩm bạn chia sẻ họ sẽ có niềm tin và ưu tiên lựa chọn hơn, từ đó bạn sẽ kiếm được tiền khi họ nhấp vào link tiếp thị liên kết của bạn.

Đối tác đặt banner

Nếu bạn có website có lượng truy cập cao và đều đặn hoặc website chuyên về lĩnh vực nào đó thì sẽ có các nhà cung cấp dịch vụ liên quan chủ động liên hệ với bạn để hợp tác đặt quảng cáo. Ví dụ:

  • Nếu bạn phát triển blog về về ẩm thực, đánh giá món ăn thì sẽ thu hút các nhà hàng, quán ăn đặt quảng cáo
  • Blog về làm đẹp sẽ thu hút các spa, thương hiệu làm đẹp đặt quảng cáo
  • Blog về du lịch, phượt sẽ có các khách sạn đặt quảng cáo,..

Giá đặt website hay banner thì thường bạn chủ động ra giá cao cao hơn giá mà Google Adsense hoặc các ads network khác mang lại.

Tips cách viết Blog kiếm tiền

Để viết Blog kiếm tiền hiệu quả thì điều kiện tiên quyết bạn phải tạo ra được những nội dung, kiến thức chia sẻ thật sự hữu ích cho người đọc. Các nội dung niche (ngách) sẽ càng dễ giúp blog của bạn tiếp cân với người đọc.

Lựa chọn các chủ đề thú vị, nhiều người quan tâm như: các mã giảm giá khuyến mãi (coupon) mới nhất, review phim, review địa điểm du lịch, chia sẻ kiến thức về SEO, về marketing, về thiết kế, học ngoại ngữ… hoặc cũng có thể viết truyện ngắn, review sách, truyện, hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, nấu ăn, kinh nghiệm sống, tình yêu, gia đình, kỹ năng làm việc, âm nhạc, game,… bất cứ chủ đề nào mà bạn nghĩ mọi người đang quan tâm.

Tips cách viết Blog kiếm tiền
Tips cách viết Blog kiếm tiền

Ngoài ra nếu bạn là người có khả năng viết văn và thu hút tốt, thậm chí có thể dùng blog làm 1 cuốn nhật ký online của bạn. Chia sẻ về đúng cuộc sống cá nhân của mình một cách ẩn danh. Điều này khá thú vị như có thể chia sẻ, tâm sự mà chẳng ai có thể biết bạn là ai?

Bên cạnh chủ đề hot thì cách truyền tải nội dung cũng là yếu tố quan trọng cần trau dồi và cải thiện mỗi ngày. Bạn nên truyền tải nội dung một cách mạch lạc, rõ ràng, đầy đủ những ý tứ cần thiết, không lan man. Chủ yếu nên đưa trải nghiệm chân thật của bản thân vào bài viết để tạo được thiện cảm với người đọc.

Sau khi sở hữu một website Blog chất lượng thì điều quan trọng là làm sao để mọi người biết đến nó, bạn có thể chia sẻ lên các trang mạng xã hội, tối ưu hoá SEO lên google vì nhu cầu tìm kiếm thông tin của mọi người trên Google rất nhiều. Lưu ý bài viết của bạn  không nên không sao chép, trùng lắp với nội dung của người khác vì sẽ bị đánh giá thấp, ngoài ra nên chú trọng chèn hình ảnh cho sinh động dễ thu hút sự quan tâm của người đọc.

Lời kết

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách viết blog kiếm tiền cho người mới bắt đầu. Để thực hiện tốt trong việc viết blog chắc hẳn bạn cần phải trau dồi thêm nhiều kiến thức khác như SEO webite, marketing…. Bạn cần chuẩn bị tốt mọi cái trước khi bắt đầu nhé! Chúc các bạn thành công!

Các kiến thức kiếm tiền trên mạng:

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

Rate this post

-- Advertise --

Bài viết mới nhất

Mạng xã hội

Hot DEAL

spot_img

Bài viết liên quan