Nếu bạn là người yêu thích và có tìm hiểu về nền tảng công nghệ Blockchain, chắc hẳn bạn cũng đã nghe qua về Smart Contract (Hợp đồng thông minh). Một thuật ngữ mô tả một bộ giao thức đặc biệt mà các thỏa thuận, các điều khoản có thể được tự động thực hiện.
Vậy chính xác Smart Contract là gì? Ưu nhược điểm là gì, cách thức hoạt động của nó là như thế nào và những ứng dụng của hợp đồng thông minh vào thực tiễn cuộc sống? Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết tổng hợp dưới đây nhé!
Smart Contract là gì?
Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là một dạng hợp đồng được viết và nhúng các đoạn mã code lập trình nhằm tự thực hiện có các điều khoản thỏa thuận giữa các đối tác của hợp đồng. Nghe vậy bạn cũng thấy nó khác với hợp đồng truyền thống vì nó được viết bằng ngôn ngữ lập trình và chạy trên blockchain nào đó (ví dụ Ethereum).
Về cơ bản, hợp đồng thông minh là một phiên bản kỹ thuật số hay số hóa của hợp đồng truyền thống và tự động xác minh việc thực hiện và thực thi các điều khoản, thỏa thuận ràng buộc của hợp đồng.
Khái niệm hợp đồng thông minh được khởi xướng bởi Nick Szabo, một nhà khoa học máy tính người Mỹ và nhà nghiên cứu về tiền tệ kỹ thuật số, vào năm 1994.
Hợp đồng thông minh cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng tận dụng khả năng bảo mật, độ tin cậy và khả năng truy cập của blockchain đồng thời cung cấp khả năng ngang hàng mọi thứ trong nhiều lĩnh vực.
Chính vì nó được xây dựng trên mạng blockchain nên việc thực thi hợp đồng thông minh KHÔNG CẦN bất kỳ cá nhân, tổ chức nào làm trung gian. Việc giám sát, thực thi các hợp đồng pháp lý đều được tất cả những người tham gia trên mạng blockchain đó thực hiện.
- Xây dựng bằng code và thực thi tự động trên blockchain. Không phải ngồi bàn giấy ký bút mực với nhau.
- Xác thực, thi hành, gửi và nhận không cần một bên thứ 3 làm trung gian.
- Khả nảng mã hóa, bảo mật dữ liệu cao và không bị hạn chế về thời gian lẫn không gian.
Cơ chế hoạt động của Smart Contract
Hợp đồng thông minh là một loại chương trình đặc biệt mã hóa logic nghiệp vụ chạy trên một máy ảo có mục đích được đưa vào chuỗi khối hoặc loại sổ cái phân tán.
Đầu tiên, các bên tham gia hợp đồng cần xác định các điều khoản của hợp đồng. Sau khi các điều khoản hợp đồng được hoàn thành, nó được biên dịch sang ngôn ngữ lập trình. Mỗi điều khoản sẽ được chuyển thành một hoặc nhiều đoạn code nhất định
Ví dụ: “Tôi sẽ mua ETH với vốn 5.000$” -> Sẽ được biên dịch ra “abc…xyz”
Sau khi code được khởi tạo, hợp đồng tiến hành thủ tục lưu trữ trong mạng blockchain và được sao chép cho những người tham gia vào blockchain.
Sau đó, mã được chạy và thực thi bởi tất cả các máy tính trong mạng. Nếu một điều khoản của hợp đồng được thỏa mãn và nó được xác minh bởi tất cả những người tham gia mạng lưới blockchain, thì giao dịch có liên quan sẽ được thực hiện.
Ví dụ: Người tham gia trên blockchain xác thực câu lệnh “abc…xyz” -> Điều khoản “Tôi sẽ mua ETH với vốn 5.000$” sẽ được thực hiện
Hiện tại, Ethereum là nền tảng hợp đồng thông minh phổ biến nhất, nhưng hiện tại có nhiều blockchain tiền điện tử khác (bao gồm EOS, Neo, Tezos, Tron, Polkadot và Algorand) cùng chạy Smart Contract.
So sánh hợp đồng thông minh và hợp đồng truyền thống
Bản chất thì hợp đồng thông minh và hợp đồng truyền thống không hề giống nhau. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Nhưng 2 loại hợp đồng này đều được mọi người lấy ra làm so sánh. Vậy nên mình cũng phân tích một chút để các bạn hiểu được sự khác biệt giữa hợp đồng thông mình và hợp đồng truyền thống.
Hợp đồng thông minh | Hợp đồng truyền thống | |
Thời gian cần tạo lập hợp đồng | Soạn thảo từ vài ngày đến vài tuần, tùy vào mức độ phức tạp về pháp lý | Thời gian giảm xuống khoản vài tiếng |
Thực thi hợp đồng | Bạn phải lưu ý thời gian và thực hiện điều khoản hợp đồng thủ công | Tự động hóa và được thực hiện tự động khi đáp ứng các điều kiện |
Việc xác minh tính hợp lệ của hợp đồng | Cần một bên thứ ba làm trung gian | Không cần bất kỳ bên nào làm trng gian |
Chi phí thực hiện hợp đồng | Do soạn thảo, thực thi thu công và cần bên thứ 3 làm trung gian nên chi phí sẽ cao | Chi phí rẻ hơn nhiều vì loại bỏ được một vài khâu. |
Bảo mật và bảo vệ dữ liệu |
Là hợp đồng giấy hoặc file nên việc lưu trữ, bảo mật không cao | Hợp đồng được mã hóa thành code. Trong một vài trường hợp, hợp đồng được lưu trữ ở sổ cái riêng thay vì công khai |
Thủ tục lưu trữ | Lưu trữ các hợp đồng truyền thống đòi hỏi thời gian, không gian, quản trị và giám sát. | Lưu trữ các hợp đồng thông minh thực hiện tự động, an toàn và không tốn chi phí cao. |
Lợi ích khi sử dụng Smart Contract
Hợp đồng thông minh mang lại nhiều lợi ích cho cả người tạo và người sử dụng các ứng dụng liên quan đến hợp đồng. Cụ thể như:
- Khởi tạo và thực thi nhanh chóng: Thời gian để tạo và thực thi hợp đồng thông minh nhanh hơn nhiều. Sẽ tiết kiệm được thời gian cho tất cả những ai tham gia vào hợp đồng.
- Chi phí thấp: Không cần phải có tổ chức trung gian, không cần không gian lưu trữ vật lý nên giảm thiếu được đáng kể chi phí.
- Tính bảo mật cao: Hợp đồng thông minh sử dụng mức độ mã hóa dữ liệu cao nhất hiện có trên thị trường. Điều này làm cho hợp đồng thông minh trở thành một trong những mục kỹ thuật số an toàn nhất.
- An toàn và minh bạch: Các bên tham gia hợp đồng thông minh có thể yên tâm khi thực hiện thỏa thuận vì các bản ghi hợp đồng và giao dịch được mã hóa, chia sẻ công khai với người tham gia.
Đánh giá ưu và nhược điểm của Smart Contract
Ưu điểm Smart Contract
Độ chính xác
Một trong những yêu cầu quan trọng của hợp đồng thông minh là ghi lại tất cả các điều khoản và điều kiện một cách chi tiết rõ ràng.
Bất kỳ một điều khoản nào sai thông tin sẽ phát sinh lỗi khi giao dịch. Vì vậy khi sử dụng hợp đồng thông minh sẽ giúp thiểu sai sót hơn rất nhiều so với việc điền và soạn thảo với hợp đồng giấy.
Tính minh bạch
Các điều khoản và điều kiện của các hợp đồng này có thể nhìn thấy đầy đủ và tất cả các bên có liên quan đều có thể truy cập được.
Không có cách nào để tranh chấp chúng một khi hợp đồng được thiết lập. Điều này tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan minh bạch toàn bộ giao dịch.
Tốc độ giao dịch
Các hợp đồng này xử lý tự động và chạy trên không gian mạng. Nhờ đó, tốc độ thực hiện các giao dịch rất nhanh. Hơn nữa, các giao dịch được thực thi dù các bên tham gia hợp đồng ở đâu trên toàn cầu.
Tính bảo mật
Các hợp đồng thông minh sử dụng mức độ mã hóa dữ liệu cao nhất hiện nay, đây cũng là tiêu chuẩn mà các loại tiền điện tử hiện đại sử dụng.
Với tính mã hóa cao và an toàn như vậy, smart contract đang được xem là công nghệ bảo mật cao nhất trên World Wide Web ngày nay.
Không cần giấy bút
Loại bỏ gần như hoàn toàn việc sử dụng giấy mực. Nên việc triển khai các hợp đồng tự động trên máy tính đã giảm thiểu rất nhiều các tác hại với môi trường.
Điều xây dụng “môi trường xanh” đang là vấn đề toàn cầu hướng tới. Chính vì sử dụng Smart Contract cũng phần nào góp phần thực hiện “xanh” hóa môi trường.
Nhược điểm Smart Contract
Không thể sửa đổi điều chỉnh
Thứ nhất, việc sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng rất khó hoặc đối với một số trường hợp là không thể. So hợp đồng giấy thì điểm này hợp đồng thông minh gặp nhiều bất cập.
Các bên có thể nhanh chóng soạn thảo sửa đổi hợp đồng dạng văn bản khi luật hoặc điều khoản thay đổi theo các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với smart contract và blockchains, hợp đồng không thể thay đổi, nên việc sửa đổi hợp đồng thông minh phức tạp hơn nhiều.
Đối mặt với tấn công, tin tặc
Vì hoạt động và thực hiện trên không gian mạng nên vấn đề phải đối mặt các cuộc tấn công mạng do các hacker là điều không thể tránh khỏi.
Hơn nữa, Smart Contract là một công nghệ mới, các bên tham gia vào hợp đồng chưa hiểu rõ và xây dựng nền tảng an toàn. Mặc dù công nghệ sở hữu tích bảo mật cao nhưng các tin tặc luôn dòm ngó và xâm nhập để đánh cắp tài sản trong các hợp đồng thông minh.
Trong những ngày đầu của Ethereum, các hacker đã đánh cắp 50 triệu đô la tiền điện tử từ hợp đồng thông minh. IEEE cũng đã ghi nhận những lo ngại về sự không nhất quán trong các công cụ dẫn tới các lỗ hổng bảo mật.
Quản lý phức tạp
Hợp đồng thông minh khá phức tạp để thực hiện và quản lý. Mặc dù đây có thể được coi là một lợi thế bảo mật, các bên không thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với thỏa thuận hợp đồng thông minh hoặc kết hợp các chi tiết mới mà không phát triển hợp đồng mới.
Ứng dụng của Smart Contract trong lĩnh vực Crypto
Ứng dụng của hợp đồng thông minh đã áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực và Cryptocurrency (tiền điện tử) có thể coi là một trong những lĩnh vực áp dụng Smart Contract sớm và hiệu quả nhất.
Riêng lĩnh vực Crypto, hợp đồng thông minh đã được sử dụng và tạo ra rất nhiều phần mềm, ứng dụng.
Các giao thức đồng thuận
Việc thêm các khối vào sổ cái phân tán yêu cầu có sự liên kết giữa tất cả các thợ đào trong mạng blockchain. Trong thực tế, bất kỳ Blockchain nào cũng chạy một giao thức phân tán, được gọi là Giao thức đồng thuận. Nó dùng để quản lý Người khai thác và xác định cách thức, thời điểm họ đẩy các khối vào sổ cái.
Hiện tại, có nhiều cơ chế đồng thuận, nhưng phổ biến và được nhắc đến nhiều nhất là Proof of Work và Proof of Stake.
Ví điện tử
Ví điện tử là sản phẩm cho phép người dùng lưu trữ các loại tiền điện tử của mình. Bạn sẽ thấy có 2 loại ví điện tử là ví Deterministic và ví Non-deterministic. Sự khác nhau giữa 2 loại này là ví Non-deterministic cho phép bạn khôi phục ví và khóa cá nhân từ Seed Pharse.
- Ví Deterministic còn được gọi là ví Custodial. Một vài ví dụ về loại ví này là ví của các sàn giao dịch như Binance, Kucoin, Gate, MEXC…
- Ví Non-deterministic cũng còn được gọi khác là ví Non-Custodial. Loại ví này là ví phi tập trung, không bị giám sát bởi một tổ chức nào, một số ví dụ như ví Metamask, Coin98 Wallet, Trust Wallet….
Các sàn giao dịch DEX
Hầu như các sàn giao dịch phi tập trung hiện nay đều sử dụng smart contract làm công nghệ nền tảng.
Ngoài ra, Smart Contract đang được áp dụng trong các dự án DeFi hiện nay. Từ năm 2020 đến bây giờ, thị trường tiền điện tử rất sôi nội nhờ các sản phẩm, dịch vụ về GameFi, Non-fungible token… đều sử dụng hợp đồng thông minh.
Lợi ích của Smart Contract trong lĩnh vực khác
Lĩnh vực bảo hiểm
Ngành bảo hiểm có thể được coi là một trong những ví dụ hợp đồng thông minh phù hợp xếp sau Crypto. Một số bất cập trong lĩnh vực bảo hiểm như thông tin sai sót, chi phí tốn kém… đều được Smart Contract khắc phục.
Smart Contract có thể giúp xử lý đơn đăng ký tự động và thường xuyên kiểm tra lỗi đồng thời hỗ trợ quản lý chính sách của các tổ chức hoặc cá nhân.
Bảo vệ dữ liệu y tế
Các tổ chức y tế có thể được coi là một trong những ví dụ nữa sử dụng hợp đồng thông minh. Họ đang xem xét các ưu điểm của tự động hóa cũng như các biện pháp bảo mật để áp dụng vào lĩnh vực này.
Hacker nhắm vào các bệnh viện để có được quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm và phá hủy nó. Nhiều thương hiệu chăm sóc sức khỏe nổi tiếng, chẳng hạn như UCLA Health, đã bị tổn hại do đánh cắp dữ liệu, với khoảng 4,5 triệu bệnh nhân bị ảnh hưởng.
Hợp đồng thông minh được sử dụng trong tình huống này để đảm bảo luồng dữ liệu bệnh nhân an toàn giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Việc lưu trữ an toàn dữ liệu bệnh nhân trong chuỗi khối là tính năng quan trọng nhất của hợp đồng thông minh.
Đảm bảo công bằng cho bầu cử
Trong việc bỏ phiếu và bầu cử, hợp đồng thông minh sẽ là một ứng dụng sáng tạo và mang tính cách mạng. Hoạt động bỏ phiếu khi sử dụng smart contract sẽ bảo đảm được tính bảo mật và công bằng.
Bất kỳ thông tin và kết quả được công khai, đặc biệt là không thể thay đổi dữ liệu của cuộc bầu cử. Đồng thời hạn chế tối đa việc bỏ phiếu trùng lập. Ngoài ra, hacker cũng khó khăn trong việc tấn công, sửa đổi và không chính xác của bầu cử.
Các khoản vay tài chính
Hợp đồng thông minh cũng có thể góp phần cải thiện các dịch vụ tài chính, chẳng hạn như thế chấp và cho vay. Nó có thể liên kết các bên và đảm bảo rằng toàn bộ quá trình được hoàn thành không gặp bất kỳ lỗi nào.
Một lợi thế khác của việc triển khai các hợp đồng thông minh trong các dịch vụ tài chính là tất cả các bên liên quan đều có thể nhìn thấy những quá trình thực hiện và diễn ra.
Các bước tạo hợp đồng thông minh
Nếu bạn đang thử phát triển một hợp đồng thông minh trên chuỗi khối Ethereum hoặc đã tham gia vào không gian này một thời gian, bạn có thể đã bắt gặp thuật ngữ “EVM”, viết tắt của Ethereum Virtual Machine (Máy chủ ảo Ethereum).
Ethereum Virtual Machine (EVM) là gì?
Như đã đề cập, Hợp đồng thông minh là các chương trình chạy trên chuỗi khối. Hợp đồng là một tập hợp dữ liệu và mã nằm tại một địa chỉ trên blockchain. Và Ethereum là mạng blockchain đầu tiên được áp dụng Smart contract. Nên phần nào bạn thường nghe đến Hợp đồng thông minh và Máy chủ ảo Ethereum
Vậy thực tế Ethereum Virtual Machine là gì hay Máy chủ ảo Ethereum là gì?
Máy ảo Ethereum là nền tảng phần mềm mà các nhà phát triển có thể sử dụng để tạo các ứng dụng phi tập trung (DApps) trên Ethereum. Máy ảo này là nơi tập hợp tất cả các thông tin, dữ liệu của các tài khoản Ethereum và hợp đồng thông minh.
Các hợp đồng thông minh được mã hóa thành một tài khoản Ethereum và được lưu trữ trên máy chủ ảo Ethereum.
Bài viết này chia sẻ về Smart contract nên mình sẽ không đi sâu vào khái niệm EVM. Bạn chỉ cần hiểu khái niệm cơ bản và liên quan giữa Smart Contract và Ethereum Virtual Machine.
Tạo hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh thường được viết bằng ngôn ngữ lập trình gọi là “Solidity“, một ngôn ngữ tương tự như JavaScript và C++. Ngoài ra, các ngôn ngữ khác để viết hợp đồng thông minh bao gồm Vyper và Bamboo. Trước khi Solidity được phát hành, các ngôn ngữ như Serpent và Mutan đã được sử dụng nhưng đến bây giờ 2 ngôn ngữ này không được sử dụng nữa.
Các ngôn ngữ hợp đồng thông minh như Solidity không thể được EVM thực thi trực tiếp. Thay vào đó, chúng được biên dịch thành các lệnh máy cấp thấp (được gọi là opcodes).
Câu hỏi thường gặp về Smart Contract
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về Smart Contract, những ưu nhược điểm của nó, cách thức hoạt động cùng những ứng dụng thực tiễn hiện nay. Có thể thấy sự ra đời của hợp đồng thông minh phù hợp với xu thế chung của thời đại. Nó có thể giúp tất cả các bên tiết kiệm thời gian mà không cần sự giám sát của bên thứ ba.
Tuy nhiên, việc triển khai rộng rãi hợp đồng này trên thực tế vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều nhà đầu tư phát triển. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết thêm nhiều điều bổ ích về Smart Contract. Chúc bạn luôn thành công và nhiều sức khỏe!