NFT là gì? Những điều cần biết về thị trường NFTs (Non-Fungible Token)

Các token NFT (Non-fungible Token) cũng là điểm sáng của thị trường Crypto khi liên tục có những cú nhảy vọt tăng trưởng 50% cho đến X2,X3. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu NFT là gì? Phân tích chi tiết về nền tảng công nghệ và nguyên lý hoạt động của NFT để giúp mọi người hiểu rõ được tại sao những token này lại được người dùng tin tưởng và mua vào nhiều đến vậy.

Nếu các bạn là trader và muốn kiếm lợi nhuận từ mùa uptrend này, bên cạnh những top coin thì những token NFT này cũng là những lựa chọn rất tốt vì công nghệ cũng như tính fomo của cộng đồng ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, nếu các bạn là nhà đầu tư lâu dài thì nên bỏ chút thời gian để nghiên cứu chuyên sâu về NFT (Non-fungible Token) để có cái nhìn tổng quát hơn về tương lai và tiềm năng của NFT nhé.

NFT là gì?

Non-Fungible Token (NFT) là một loại Token trên blockchain đại diện cho một tài sản duy nhất. Đây có thể là tài sản ảo hoặc phiên bản mã hóa của tài sản trong thế giới thực. Vì các NFT KHÔNG THỂ hoán đổi cho nhau, chúng có thể hoạt động như bằng chứng xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số.

NFT là gì
NFT là gì

Do đó, NFT có 2 tính chất: UNIQUELIMITED.

Ví dụ với Bitcoin, hay đơn giản hơn là Vàng, chúng là các Tài sản có thể thay thế (Fungible Assets). Tức là, 1 Bitcoin là 1 Bitcoin. 1 Lượng Vàng là 1 Lượng Vàng. Nếu mình vay của bạn 1 Bitcoin, mình có thể trả lại bạn 1 Bitcoin hoặc 2 phần 0.5 Bitcoin, hoặc 10 phần 0.1 Bitcoin. Miễn sao đến cuối, bạn nhận lại được 1 Bitcoin.

Tương tự, nếu mình vay bạn 1 tờ 100$, thì đến lúc trả nợ, mình có thể trả bạn 5 tờ 20$, không quan trọng việc mình có trả lại bạn đúng tờ 100$ đấy hay không.

Tuy nhiên, với các tài sản Non-Fungible thì khác. Ví dụ, bức tranh Starry Night của Van Gogh là 1 tài sản Non-Fungible. Nó có giá trị vì tính quý hiểm của nó. Nếu bạn “nợ” tôi bức tranh Starry Night, bạn không thể đem tiền hay 1 bức tranh giống thế trả tôi được. Nó phải là bức tranh đó, do chính tay Van Gogh vẽ.

Những ưu điểm của NFTs

  • Tính Độc nhất: Mỗi NFT lại có 1 tính chất riêng, khiến chúng khác biệt so với những đồng NFT khác. Được code ngay từ khi chúng được tạo ra, mỗi đồng NFT sẽ có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên giá trị của chúng.
  • Tính quý hiếm: Một trong những đặc điểm của NFTs, đó là tính quý hiểm của chúng. Mỗi đồng NFT là duy nhất, không thể thay thế bằng bất cứ hình thức nào khác. Và thực tế đã chứng minh, quý hiếm tạo nên giá trị.
  • Không thể chia tách: Nếu như bạn có thể chia 1 Bitcoin ra làm 2 phần, hay 1 ETH ra làm 100 phần và chuyển cho nhau, thì hầu hết NFTs không thể bị chia tách. Chúng chỉ có thể được mua/bán/giữ 1 cục. Cũng giống như bạn không thể chia nửa bức tranh ra bán được.
  • Không cần được cấp phép: NFT thừa hưởng đặc tính của những blockchain mở, khiến nó có thể được truy cập tùy ý.
  • Khả năng lưu trữ vĩnh cửu: NFT có thể được lưu trữ rất lâu, thậm chí có khả năng tồn tại mãi mãi trên các blockchain.
  • Có thể lập trình: khi đã xuất hiện trên blockchain, NFT đơn giản chỉ là những đoạn code. Nhưng đây là điểm đặc biệt của NFT, vì bạn hoàn toàn có thể kiểm tra quyền sở hữu của một NFT bất kỳ lúc nào.

Non-Fungible Token hoạt động như thế nào?

Có nhiều framework khác nhau để tạo và phát hành Non-fungible Token. Nhưng nổi bật nhất là ERC-721, một tiêu chuẩn cho việc phát hành và giao dịch các tài sản non-fungible trên blockchain Ethereum.

NFT vận hành như thế nào?
NFT vận hành như thế nào?

Một tiêu chuẩn mới và cải tiến hơn là ERC-1155. Nó cho phép một contract duy nhất chứa cả fungible token và non-fungible token. Việc tiêu chuẩn hóa việc ban hành NFT cho phép mức độ tương tác cao hơn, mang lại lợi ích cho người dùng. Về cơ bản, các tài sản duy nhất có thể được chuyển giao giữa các ứng dụng khác nhau một cách dễ dàng.

Cũng giống như các blockchain khác, NFT của sẽ tồn tại trên một địa chỉ. Đáng chú ý là NFT không thể copy hoặc transfer mà không có sự cho phép của chủ sở hữu, ngay cả bên phát hành NFT.

NFT có thể được giao dịch trong các thị trường mở, như OpenSea. Các thị trường này kết nối người mua với người bán và giá trị của mỗi token là độc nhất. Đương nhiên, giá NFT chịu sự thay đổi theo quy luật cung và cầu trên thị trường.

Binance Smart Chain (BSC) cũng có các tiêu chuẩn NFT riêng: BEP-721 và BEP-1155, hay DEGO sử dụng chuẩn ERC90. Thậm chí FLOW blockchain và Tezos cũng hỗ trợ NFT.

NBA Top Shot (những NFT từ giải bóng rổ nhà nghề Mỹ) đang sử dụng FLOW blockchain. Trong tương lai, CryptoKitties cũng có kế hoạch chuyển từ Ethereum sang FLOW blockchain.

Ứng dụng của NFT

NFTs sử dụng vào mục đích gì

Rõ ràng, NFT đã tồn tại từ cách đây 2-3 năm, ví dụ điển hình 2017 là Crypto Kitties, một game Mèo ảo trên Blockchain Ethereum rồi. Có rất nhiều ứng dụng của dùng NFT, từ gaming cho đến tài sản số. Vậy NFTs có những ứng dụng như nào mà khiến cho nó trở nên hot như vậy trong năm nay?

Đầu tiên, chúng ta có thể kể đến việc ứng dụng NFTs vào quyền sở hữu. Quyền sở hữu trong thời đại số sớm hay muộn cũng sẽ trở thành 1 trong những vấn đề lớn. Ví dụ, bạn có thể sỡ hữu 1 domain, nhưng domain đấy hoàn toàn có thể bị hack chả hạn. Với việc được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain, quyền sở hữu tài sản của bạn LÀ CỦA BẠN.

Tiếp theo đó, NFTs có thể dễ dàng giao dịch, mà không sợ bị cấm. Đây là 1 trong yếu tố then chốt, khiến cho việc chuyển dịch các tài sản dựa trên NFTs trở nên có giá trị hơn trong tương lai. Ví dụ nhé, bạn có 1 bức tranh. Bạn muốn chuyển nó sang Mỹ, hay bán cho 1 người ở Pháp, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối liên quan đến luật pháp và đi lại. Với NFTs, bạn chỉ cần 1 click là xong.

Cuối cùng, NFTs có một yếu tố quan trọng dẫn đến cánh cửa của việc Tokenization – đem mọi thứ lên Blockchain: Chống giả mạo. Với tính chất Unique của Blockchain, bạn sẽ không phải sợ việc các món đồ bạn giao dịch bị làm giả, nếu nó có một phiên bản NFT riêng.

Với những giá trị trên, NFTs có đặc tính gần như những tài sản số. Ví dụ, 1 con mèo trong trò nuôi Mèo Ảo CryptoKitties từng có giá lên đến 170.000$.

Ứng dụng của NFTs

Ứng dụng của NFT
Ứng dụng của NFT

NFT có thể ứng dụng rất đa dạng vào nhiều lĩnh vực.

Nghệ thuật: Các nghệ sĩ, nhất là các nghệ sĩ thời đại kỹ thuật số đang phải đối mặt với RẤT NHIỀU vấn đề liên quan đến bảo vệ bản quyền, từ Hội Họa, Âm Nhạc cho đến Điện Ảnh. Với việc ứng dụng NFT, 1 người có thể mua 1 bức tranh, đem nó lên thế giới ảo, gắn nó vào Blockchain để chứng minh quyền sở hữu của mình. Thậm chí, người tạo ra tác phẩm đó còn có thể code để cứ mỗi lần tác phẩm đó được giao dịch, họ sẽ nhận được 1 phần phí.

Tiêu biểu nhất là mới gần đây, bạn gái của tỉ phú Elon Musk đã chào bán bộ sưu tập NFT với giá hơn 2 triệu USD, đây là minh chứng cho thấy NFT đang gần hơn với đời sống con người.

Gaming: Một trong những mảng ứng dụng NFTs nhiều nhất, Gaming có lẽ là chỗ mà NFT tỏa sáng. Trước giờ, khi chơi game, cho dù bạn nạp tiền vào game bao nhiêu hay cày cuốc như nào, nhân vật và vật phẩm trong game của bạn thực sự vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà phát hành. Với NFT bạn có thể THỰC SỰ sỡ hữu nhân vật trong game, hay các món đồ trong game mà mình chơi. Bạn cũng có thể dễ dàng giao dịch chúng, không gặp vấn đề gì.

Tài sản ảo: Ví dụ như Decentraland (MANA) hay Sandbox (SAND), bạn có thể sở hữu các mảnh đất “ảo” trên nền tảng của họ. Gọi là “ảo”, nhưng chúng có giá trị lẫn tác dụng thật. Ví dụ, khi sở hữu 1 mảnh đất trên SAND, bạn được quyền xây dựng cả 1 thế giới game ở trên đó. Mỗi LAND trong Sandbox lại có 1 vị trí lẫn tác dụng riêng, khiến chúng ĐỘC NHẤT và CÓ GIÁ TRỊ

Tài sản thật: Đây là 1 ứng dụng tương lai của Blockchain cũng như NFTs nói riêng, tuy nhiên trong tương lai, chúng ta có thể đem tài sản như đất đai lên Blockchain, mã hóa quyền sở hữu dưới dạng NFTs.

Tiềm năng của NFTs

Thực sự NFT có thể ứng dụng rất rộng rãi vào các lĩnh vực trong đời sống, nó mở ra cánh cửa có khả năng số hóa tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và mã hóa tất cả các tài sản.

Tiềm năng của NFT
Tiềm năng của NFT

Hiện tại thì NFT chủ yếu được ứng dụng vào các nền tảng game như SandBox, Crypto Kitties. Dòng tiền đổ vào NFT cho tới thời điểm hiện tại cũng chưa nhiều, theo thống kê tại thời điểm viết bài thì Marketcap rơi vào khoảng 7 tỉ $. Còn rất bé so với nền tảng Defi mặc dù NFT có nhiều ứng dụng và tiềm năng không kém.

Hy vọng trong tương lai không xa, đặc biệt là trong năm nay với xu thế Uptrend thì NFT sẽ nhận được thêm nhiều sự quan tâm và đầu tư đúng đắn giúp NFT sẽ bùng nổ như DEFI đã làm được trong năm 2020 vừa rồi. Nếu kết hợp giữa DEFI và NFT thì chúng ta sẽ được trải nghiệm nhiều điều tuyệt vời hơn nữa trong thế giới blockchain, nhiều nền tảng mới ra mắt sẽ cho chúng ta cơ hội kiếm lợi nhuận tốt hơn.

Bắt đầu với thị trường NFT

Góc tối của NFT có thể tồn tại như vậy, hoặc cũng có thể không. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, NFT đang chắp cánh cho rất nhiều nghệ sĩ, hay những nhà sáng tạo nội dung, sáng tạo nghệ thuật.

Vậy nếu bạn là một nghệ sĩ độc lập, hay một nhà sáng tạo, thì bạn phải làm thế nào để biến những tác phẩm của mình trở thành những NFT?

Hay nếu đơn giản, bạn chỉ là một người sưu tầm, hay muốn kiếm được lợi nhuận từ việc trao đổi, giao dịch qua lại những NFT, thì bạn phải bắt đầu từ đâu?

Bạn hoàn toàn có thể tự đúc những NFT của riêng mình, với sự hỗ trợ của các nền tảng NFT hiện nay. Để bắt đầu, bạn cần chuẩn bị:

  • Tác phẩm nghệ thuật, bài hát, hoặc vật phẩm kỹ thuật số của bạn
  • Một lượng tiền mã hóa để chi trả phí đúc NFT
  • Ví tiền mã hóa để lưu trữ NFT
  • Một nền tảng blockchain mà bạn ưa thích hoặc tin tưởng để tạo NFT trên đó (ví dụ: Binance NFT)

Hiện nay, ngoài Ethereum, nền tảng blockchain lớn đầu tiên cung cấp và hỗ trợ NFT, thì những nền tảng blockchain khác như Polkadot, Kusama, Solana, Binance Smart Chain, FLOW cũng là những lựa chọn bạn có thể tham khảo. NFT trên Ethereum có thể đang hoạt động mạnh mẽ nhất, tuy nhiên nhược điểm về chi phí đúc hay phí gas quá cao khiến nhiều người dùng bắt đầu lựa chọn những nền tảng cho phép họ đúc hay giao dịch NFT với một mức phí rẻ hơn.

Ngoài ra, NFT cũng đang gắn liền với blockchain gaming và trào lưu Play 2 Earn. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về Play 2 Earn.

Ngoài việc tự đúc hay tạo ra những NFT cho riêng mình, những nhà sáng tạo hoàn toàn có thể đưa chúng lên các marketplace để tìm kiếm những người muốn mua hay sở hữu chúng.

Việc này sẽ đem lại cho những nhà sáng tạo thêm thu nhập cũng như đưa danh tiếng của họ đi xa hơn, giúp họ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Bạn có thể bắt đầu trải nghiệm NFT của mình với Binance NFT, tham khảo hướng dẫn tại ĐÂY

Một số dự án NFT hiện nay

Hệ sinh thái NFT là một khái niệm rất rộng, không chỉ bao gồm các tác phẩm nghệ thuật, mà còn có những marketplace (Binance NFT, OpeaSea, Refinable, Treasureland,…), game NFT (Axie Infinity, DeFi Land, …), nền tảng DeFi + NFT (DeFi Land, Creaticles, DEGO, Bondly, …), hay tạo ra metaverse có chứa NFT trong đó (Bit.Country, …). Dưới đây là một vài ví dụ về các nền tảng/dự án NFT trong các hệ sinh thái khác nhau:

  • Hệ sinh thái Ethereum: Axie Infinity, Art Blocks, Crypto Punks, OpenSea, Rarible, …
  • Hệ sinh thái Polkadot/Kusama: Singular, Bit.Country, Ternoa, Unique, Darwinia, RMRK (Remark), Efinity, …
  • Hệ sinh thái Solana: Only1, DeFi Land, …
  • Hệ sinh thái BSC: BakerySwap, Juggerworld, PancakeSwap, My Defi Pet, …
  • Hệ sinh thái khác dành riêng cho NFT: FLOW, WAX, …

Có nên đầu tư vào NFT ở thời điểm hiện tại?

NFT đã và đang là một xu hướng nổi bật nhất của thị trường trong thời gian vừa qua. Chắc chắn tiềm năng của NFT sẽ không chỉ dừng lại ở những gì chúng ta đang thấy hiện nay như là những trò chơi điện tử trên blockchain.

NFT hoàn toàn có thể kết hợp với DeFi để tạo ra những ứng dụng mới. Hơn nữa, sự bùng nổ của NFT trong thời gian qua đã khiến cộng đồng đón nhận và công nhận NFT theo một hướng tích cực hơn. Vì vậy, khả năng để dòng tiền đổ vào lĩnh vực này nhiều hơn trong thời gian sắp tới là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, để xác định thu về lợi nhuận khi đầu tư vào NFT, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức về lĩnh vực này, cũng như thường xuyên cập nhật về xu hướng thị trường để có được cái nhìn từ tổng quan cho tới chi tiết nhất.

Lời kết

Trên đây là bài viết giới thiệu sơ lược về NFT là gì, các ứng dụng ở thời điểm hiện tại. Với ưu điểm là tính duy nhất và không thể thay thế, NFT có thể áp dụng rất tốt cho việc đánh dấu bản quyền các sản phẩm của cá nhân. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng, NFT sẽ tiếp nối theo chân DEFI để trở thành xu hướng chủ đạo của thị trường Crypto này.

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

5/5 - (2 bình chọn)

-- Advertise --

Bài viết mới nhất

Mạng xã hội

Hot DEAL

spot_img

Bài viết liên quan