Trang chủ Blog Page 69

Hard Fork là gì? Những sự kiện Hark Fork quan trọng

0

Có lẽ nhiều người khi mới đầu tư Crypto đều đặt ra câu hỏi là tại sao lại có nhiều đồng có ký tự Bitcoin đứng đầu như vậy, Bitcoin Cash, Bitcoin Gold, Bitcoin SV,… Nguyên nhân là do Bitcoin đã trải qua những đợt Hard Fork và dẫn đến sự chia tách như vậy. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu Hard Fork là gì? Những sự kiện Hard Fork đáng chú ý.

Không chỉ Bitcoin mà nhiều đồng lớn khác cũng từng trải qua các đợi Hard Fork đình đám như Ethereum. Ngoài ra, còn có một số loại Fork khác cũng có tầm quan trọng không kém, mọi người nên tìm hiểu qua nhé.

Hard Fork là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Hard Fork là sự kiện làm thay đổi các quy tắc của giao thức trên mạng lưới Blockchain, khiến cho những khối (block) và giao dịch (transaction) cũ bị vô hiệu hoá.

Nói cách khác, đây là một sự phân kỳ vĩnh viễn so với phiên bản trước của blockchain và các nút chạy các phiên bản trước sẽ không còn được phiên bản mới nhất chấp nhận.

Hard Fork là gì
Hard Fork là gì

Điều này về cơ bản tạo ra một ngã ba trong blockchain: một con đường đi theo blockchain mới, được nâng cấp và con đường khác tiếp tục dọc theo con đường cũ. Thông thường, sau một khoảng thời gian ngắn, những người trong chuỗi cũ sẽ nhận ra rằng phiên bản blockchain của họ đã lỗi thời hoặc không liên quan và nhanh chóng nâng cấp lên phiên bản mới nhất

Tại sao một Hard Fork xảy ra?

Đa số các Hard Fork được triển khải nhằm nâng cấp mạng lưới, khắc phục lại những lỗ hổng bảo mật, sự cố, hoặc trường hợp đặc biệt nhất đảo ngược các giao dịch.

Tại sao lại xảy ra Hard Fork
Tại sao lại xảy ra Hard Fork

Gần đây, Ethereum đã kích hoạt thành công hard fork Istanbul – bản nâng cấp mới nhất trong giai đoạn cuối của việc chuyển đổi sang Ethereum 2.0.

Đối với vấn đề an ninh mạng lưới. Một rủi ro hoặc lỗi nghiêm trọng đã được phát hiện trên bản phần mềm cũ. Do đó, để thêm tính năng mới vào, hoặc đảo ngược giao dịch để ngăn chặn hacker, các lập trình viên sẽ đề xuất hard fork. Khi xuất hiện sự thiếu đồng thuận đối với hard fork, chia tách chain sẽ diễn ra. Vụ hack The DAO năm 2016 là trường hợp điển hình.

Bitcoin Hard Fork là gì?

Hard Fork Bitcoin dẫn đến chia tách đầu tiên tiên xảy ra vào ngày 1/8/2017 với sự ra đời của Bitcoin Cash, xuất hiện ở block thứ 478558. Những ai nắm giữ Bitcoin lúc này đều nhận được một Bitcoin Cash.

Hard Fork có thể diễn ra với mọi cryptocurrency xây dựng trên blockchain, không chỉ riêng Bitcoin. Bởi, các khối, các giao dịch trên blockchain của các loại tiền điện tử vận hành giống nhau.

Hãy tưởng tượng, các khối trong blockchain là các mã khoá, chúng di chuyển bộ nhớ. Vì các miner đặt ra quy tắc di chuyển bộ nhớ trong mạng lưới, nên họ phải hiểu các quy tắc mới.

Vì các miner cần đồng ý với các quy tắc mới và hiểu rõ các xác thực một khối trên chuỗi, khi ai đó muốn thay đổi quy tắc, họ cần “fork” – chĩa ra một hướng khác hướng hiện tại, để “đánh tiếng” rằng có sự thay đổi trong giao thức. Các lập trình viên sẽ cập nhật phần mềm để phản ánh những thay đổi mới này.

Với Bitcoin, nhiều lần các node không nâng cấp lên phiên bản mới và từ chối các quy tắc mới, và hard fork đã diễn ra, dẫn đến chia tách chuỗi. Nhiều nhóm người đã tách ra và tạo nên đồng coin mới từ Bitcoin, như Bitcoin Cash, Bitcoin Gold…

Các hình thức Fork khác

Soft fork là gì?

Soft fork cũng là fork có chủ đích, tuân theo quy tắc trong blockchain. Soft fork xảy ra khi những node cũ không tuân theo các quy tắc của bản cập nhật mới nhất.

Song, kết quả cuối cùng của soft fork là chỉ có một chain duy nhất được giữ lại và tiếp tục hoạt động khi người dùng đã tuân theo nguyên tắc mới.

Code Fork là gì?

Bitcoin Code Fork là những dự án lấy source code của chuỗi khối Bitcoin từ đó xây dựng nên một blockchain riêng biệt.

Dự án Code Fork Bitcoin đầu tiên là NameCoin (2011), sau đó là Litecoin (LTC), Dash (DASH) và rất nhiều đồng coin khác đã fork theo cách này.

Merge Fork là gì?

Merge Fork là những dự án kết hợp source code của Bitcoin và một blockchain khác để tạo ra một blockchain hoàn toàn riêng biệt.

Điển hình của Merge Fork là Bitcoin Private (BTCP) được fork từ Bitcoin và ZClassic (ZCL) vào năm 2018.

So sánh Hard Fork và Soft Fork

Các hard fork và soft fork về cơ bản là giống nhau ở chỗ khi mã hiện tại của tiền điện tử bị thay đổi, một phiên bản cũ vẫn còn trong khi phiên bản mới được tạo. Tuy nhiên, với một soft fork, chỉ một blockchain sẽ vẫn còn hiệu lực khi người dùng chấp nhận bản cập nhật. Cả hai fork đều tạo ra sự phân chia, nhưng một cái hard fork tạo ra hai khối và một cái soft fork có nghĩa là kết quả là một.

Các sự kiện hard fork đình đám

Ngoài Bitcoin hard fork 2018, thế giới cryptocurrency còn chứng kiến những sự kiện hard fork quan trọng khác.

Ethereum

Ethereum Hard Fork tạo thành ETH và ETC trong vụ The DAO là một câu chuyện vẫn còn gây tranh cãi. “The DAO” là một tổ chức tự trị phi tập trung được hỗ trợ bởi các hợp đồng thông minh, hoạt động tương tự như một quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng do nhà đầu tư điều hành.

40 triệu đô la trị giá Ether (ETH) bị đánh cắp khỏi The DAO. Các nhà phát triển Ethereum đã chia tách blockchain này thành hai chuỗi tách biệt. Chain thứ nhất là chain đã bị ảnh hưởng bởi hacker, giờ đây có thể phục hồi số quỹ bị đánh cắp (chính là Ethereum ngày nay).

Chain thứ hai là chain tiếp tục hoạt động với phiên bản nguyên thuỷ (chính là Ethereum Classic). Nhiều nguồn tin Tiếng Việt đã đưa thông tin sai lệnh về sự kiện này. Thực sự, ETC mới là chain Ethereum gốc, còn Ethereum ngày nay là ETH hard fork.

Bitcoin Cash – Bitcoin SV

Bitcoin Cash hard fork vào tháng 11/2018 đã có chia tách. Giao thức Bitcoin Satoshi Vision (Bitcoin SV), và bản nâng cấp Bitcoin ABC đã cùng khởi động, chia tách blockchain Bitcoin Cash thành hai network tách biệt sau sự kiện hard fork Bitcoin Cash.

Ethereum – Istanbul

Sau khi thực hiện hai hard fork Constantinople và St. Petersburg vào tháng 02/2019, Istanbul là lần nâng cấp network lớn thứ ba của Ethereum trong năm nay và đã diễn ra thành công tại block số 9.069.000. Đây là một hard fork đúng kế hoạch khi không có sự bất đồng nào xảy ra.

ETC –  Atlantis

Hard fork Atlantis diễn ra tại block thứ #8.770.000 của blockchain ETC, yêu cầu người dùng cần nâng cấp máy client để có thể đồng thuận được với các quy định của network mới. Với sự xuất hiện của  Atlantis, Blockchain Ethereum Classic sẽ được cải thiện rất nhiều về tính năng, tính bảo mật. Từ đó, ETC sẽ tiếp tục tăng trưởng giữa các public Blockchain khác.

Lời kết

Nhìn chung, Hard fork là sự kiện có chủ đích, nhằm nâng cấp mạng lưới hoặc khắc phục sự cố nào đó. Nhìn chung, Hard fork là có lợi cho hệ thống và cộng đồng người dùng khi được triển khai nhằm mục đích bảo mật cũng như là cải thiện tốc độ giao dịch.

CBDC là gì? Đồng tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương

0

Tiền kỹ thuật số đang dần trở nên phổ biến và có tầm ảnh hướng tới đời sống con người. Bằng chứng là ngày này người ta không còn gọi CryptoCurrentcy là tiền ảo nữa mà thay vào đó là cái tên đúng với bản chất của nó là tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số. Ngân hành Trung ương các nước cũng không thể làm ngơ trước sự phát triển này, nhiều quốc gia đã bắt đầu phát triển đồng CBDC của mình. Vậy CBDC là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết.

Với những ưu điểm mạnh mẽ về tốc độ giao dịch cũng như chi phí chuyển tiền thấp qua mạng lưới Blockchain, tiền mã hóa đã được nhiều người dự báo là xu thế thanh toán trong tương lai. Có lẽ rất sớm đây thôi, một đồng tiền CBDC (tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành) sẽ được lưu hành và sử dụng rộng rãi.

CBDC là gì?

CBDC và viết tắt của cụm từ Central Bank Digital Currency, đây là loại tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương của các quốc gia phát hành, đặt dưới sự kiểm soát, quản lý và đảm bảo bởi Ngân hàng Trung ương.

CBDC là gì
CBDC là gì

Mỗi quốc gia sẽ áp dụng triển khai CBDC trên công nghệ khác nhau. Nhưng công nghệ phổ biến nhất vẫn chính là công nghệ chuỗi khối (blockchain). CBDC là một loại tiền tệ bổ sung hoạt động song song với tiền tệ được sử dụng hiện tại.

CBDC được dự định là có thể trao đổi 1: 1 với các loại tiền tiền khác (như tiền giấy, coin và tiền gửi tại ngân hàng). Trong tương lai, bên cạnh phát hành tiền giấy truyền thống thì Ngân hành Trung ương các nước có thể phát hành thêm đồng CBDC.

CBDC được dự định là có thể trao đổi 1: 1 với các hình thức tiền khác (như tiền giấy, coin và tiền gửi tại ngân hàng). Chúng có thể được phát hành dưới hình thức thay thế có thể đổi thành tiền tệ fiat được giữ bởi một ngân hàng trung ương và phải trả theo yêu cầu cho chủ sở hữu

Đặc điểm của CBDC

Công nghệ sổ cái phân tán (DLT)

Là công nghệ mà Bitcoin đang hoạt động trên, ở đó mọi người đều có quyền ngang hàng với nhau, được phép giao dịch trao đổi mà không thể bị kiểm soát bởi bất kỳ thực thể nào.

Tuy nhiên CBDC sẽ có một ít khác biệt, CBDC sẽ được lưu trữ bởi các ngân hàng trong một sổ cái liên kết với những ngân hàng hoặc tổ chức khác và được quản lý cấp cao nhất bởi ngân hàng trung ương của đất nước. Và thực thể trung tâm có thể kiểm soát ai có thể làm gì với CBDC. Ví dụ như người A có thể truy cập và xem các giao dịch trên sổ cái, còn người B có thể đọc và cả sửa đổi.

Điều này có chút khác biệt so với các đồng tiền số hiện tại như Bitcoin, Ethereum,… khi mọi người đều có quyền truy cập như nhau. Còn đối với CBDC, một số quyền quản lý đặc biệt sẽ nằm trong các ngân hàng lớn và đặc biệt là Ngân hàng Trung ương. 

Quyền tập trung

Khác với Bitcoin có nguồn cung giới hạn và không thể bị thay đổi. Còn đối với đồng tiền pháp định của mỗi quốc gia thì sẽ được phát hành và cân đối dòng tiền hợp lý.

CBDC của mỗi đất nước đều phải có các ngân hàng trung ương kiểm soát, thực hiện các chức năng điều chỉnh nguồn cung của tiền để kích thích nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn, thiết lập lãi suất và còn được sử dụng để thực hiện nhiều vai trò khác.

Chi phí thấp và hiệu quả

Đây chính là điểm nổi bật nhất của CBDC khi vận dụng công nghệ vào hệ thống giúp các tổ chức tài chính được kết nối nhiều hơn, tạo ra các kênh chuyển tiền với chi phí thấp hơn và tốc độ gần như ngay tức khắc.

Theo dõi thanh khoản

Với công nghệ DLT thì các giao dịch sẽ được ghi nhận đầy đủ, cập nhật nhanh chóng đến hệ thống tài chính và tiến hành lưu trữ cẩn thận. Điều này sẽ giúp nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn về dòng tiền lưu hành trong quốc già và ngăn chặn các hoạt động rửa tiền của tổ chức tội phạm.

Lợi ích & rủi ro của CBDC 

Lợi ích

Ưu điểm CBDC

Ưu điểm CBDCGiao dịch nhanh chóng với chi phí thấp: Áp dụng công nghệ Blockchain cũng giúp cắt giảm rất nhiều thời gian và nguồn lực xử lý giao dịch, tiết kiệm chi phí cho giới doanh nghiệp. Ngoài ra, mọi thông tin giao dịch được lưu trữ trên DLT giúp Ngân hàng Trung ương kiểm soát nguồn tiền lưu thông tốt hơn, định danh tài sản, phòng chống tham nhũng.

Thúc đẩy kinh tế phát tiển: Cốt lõi của nền kinh tế đó chính là sự luân chuyển hàng hóa và dòng tiền. Việc số hóa trong thanh toán và giao dịch giúp con người chi tiêu dễ dàng hơn, kích thích tiêu dùng và sản xuất, tạo động lực mạnh mẽ giúp nền kinh tế tăng trường hiệu quả. 

Kiểm soát tiền tệ hiệu quả: Các yếu tố này sẽ giúp chính phủ các nước gia tăng ảnh hưởng của mình lên việc điều hành các chính sách tiền tệ, giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Dẫn chứng rõ nét nhất chính là Iran và Venezuela, hai quốc gia đang chịu cấm vận hà khắc từ liên minh do Mỹ dẫn đầu, cũng đang là hai trong số các nước đã phát hành CBDC đầu tiên trên thế giới.

Tăng vốn hóa cho thị trường: Hiện nay khi CBDC vẫn chưa được phổ biến, một lượng tiền mặt hiện tại đang không được lưu thông để tạo ra thặng dư, tệ hơn còn bị mất giá. Chính vì thế khi CBDC được sử dụng rộng rãi, các tài sản tiền gửi có thể được sử dụng làm vốn tín dụng cho ngân hàng, phục vụ tiêu dùng và sản xuất

Rủi ro

Với mỗi lợi ích kể trên chúng ta đều có những rủi ro tương ứng, khi mà việc vận hành và quản lý trở nên kém hiệu quả.

Bảo mật thông tin: khi mọi người dân đã định danh mình trên tài sản, tiền của họ. Với sự phát triển của giới tội phạm công nghệ cao, các chính phủ giờ đây phải thực sự đề cao yếu tố bảo mật của CBDC. Ngoài ra, sự ổn định của nền kinh tế với CBDC cũng sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý và đảm bảo của lực lượng an ninh mạng của mỗi quốc gia.

Khả năng lạm phát: Việc dễ dàng quản lý và điều hành giúp cho Ngân hành Trung ương có thể tác động nhanh chóng đến quá trình lưu hành dòng tiền trên cả nước. Tuy nhiên, điều này cũng kèm theo rủi ro nếu khả năng quản lý nguồn cung tiền không được tốt, phân tích và dự đoán sai hành vi tiêu dùng thì dễ gây nên tình trạng lạm phát cao.

Độ tin cậy: Rủi ro cuối cùng đến từ việc các quốc gia thất bại trong việc củng cố niềm tin của người dân vào đồng tiền điện tử do NHTW phát hành. Liệu người dân có dễ dàng chuyển sang lưu trữ và sử dụng CBCD trong khi từ trước đến nay đã duy trì thói quen sử dụng tiền giấy truyền thống. Đòi hỏi chính phủ phải có những bước đi bài bản và kế hoạch truyền thống hiệu quả.

Những quốc gia đang thử nghiệm CBDC

Hoa Kỳ

Ngày 05/01/2020: Mỹ vừa cho phép các ngân hàng nước này phát hành và xử lý thanh thoán qua stablecoin. Đây là một nước cờ rất cao tay khi hệ thống mạng lưới tài chính của các ngân hàng tư nhân Mỹ đang là bá chủ, vượt xa sự ảnh hưởng của NHTW hay các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc. Sức mạnh cộng hưởng từ hệ thống này có thể sẽ giúp cường quốc số một thế giới bắt kịp đối thủ của mình.

Trung Quốc

Đồng Nhân dân Tệ kỹ thuật số đã được thử nghiệm trên nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc với tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 300 triệu USD. Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ông Dị Cương cho biết việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trong bối cảnh dịch bệnh hay tại những nơi hẻo lánh cùng vấn đề an ninh thông tin người dùng là những thách thức lớn.

Tuy nhiên theo giới chuyên môn, dù còn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng Trung Quốc đang đi trước phương Tây một bước khi đã xem xét đến khả năng tạo lập khung quy định toàn cầu cho tiền tệ kỹ thuật số, như tầm nhìn của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Liên minh Châu Âu

Pháp, Đức, Thụy Điển đang đóng góp tích cực cho việc phát triển đồng Euro kỹ thuật số. Hàng loạt các buổi workshop và tọa đàm quy tụ nhiều quan chức ngân hàng Trung Ương cùng giới doanh nghiệp lớn hàng đầu cùng tham gia. N

gân hàng Trung ương Pháp đã cập nhật về các thử nghiệm của họ với đồng Euro kỹ thuật số., với đánh giá về CBDC khá tốt, từ chuyển tiền xuyên biên giới đến khả năng tiếp cận của người dân với giải pháp tài chính và chính sách từ chính phủ cũng tốt hơn.

NHTW Châu Âu ECB, đứng đầu là Chủ tịch Christine Liagarde luôn có những bình luận tích cực về khả năng ra mắt đồng Euro kỹ thuật số trong tương lai gần.

Hàn Quốc sẽ thử nghiệm CBDC cho tới hết năm 2021, dù trước đó, ngân hàng TW Hàn Quốc (BoK) có những động thái nghi ngại khả năng này hồi đầu năm nay.

Ngân hàng TW Úc đã bắt tay với Concensys cùng nhiều ngân hàng đầu ngành để nghiên cứu phát triển dự án CBDC cho nước họ, theo thông báo hồi đầu tháng 11 này.

Ngân hàng TW Anh cũng đã công nhận sự cần thiết của CBDC đối với nền kinh tế và đang tiếp tục phát triển, theo bài luận xuất bản hồi tháng Ba.

Lời kết

Trên đây là bài viết giải thích khải niệm CBDC là gì? Những ưu điểm của đồng tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành. Công nghệ Blockchain đang dần len lỏi vào từng lĩnh vực đời sống, tiêu biểu nhất là lĩnh vực tài chính với khả năng giao dịch nhanh chóng, chi phí giao dịch thấp.

Rất nhiều quốc gia đang thử nghiệm CBDC, và câu hỏi mà nhiều người quan tâm lúc này là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm loại tiền kỹ thuật số này hay không? Mình nghĩ rằng chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Bitcoin ETF là gì? Tác động của Bitcoin ETF tới thị trường Crypto

0

Năm 2018, một số tổ chức như CBOE, VanEck, SolidX đã nộp đơn lên SEC để đăng ký mở quỹ Bitcoin ETF nhưng sau đó đã xin rút vì một số lý do. Năm 2021 này, Bitcoin ETF lại tiếp tục rộ lên khi lần lượt thị trường chứng khoán Canada, Brazil đã chấp thuận Bitcoin ETF. Vậy Bitcoin ETF là gì? Tại sao nhiều người lại quan tâm đến quỹ này. Cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Thị trường Bitcoin tăng trưởng mạnh được một thời gian, nhưng hiện tại đang giao động quanh mức 50-60k, cần một động lực mới để thu hút thêm dòng tiền đẩy vào thị trường. Bitcoin ETF là một trong những công cụ đó , nó sẽ là yếu tố quan trọng quyết định mùa uptrend sẽ tiếp tục hay không.

Quỹ ETF là gì?

Quỹ ETF – Exchange Traded Fund – vốn là một quỹ đầu tư giao dịch trên các sàn chứng khoán, tương tự như cổ phiếu, hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều loại tài sản thay vì chỉ một loại như đầu tư thông thường.

Lấy ví dụ một quỹ ETF bao gồm nhiều cổ phiếu của ngành khai tác dầu mỏ, bạn có thể đem số tiền mình có để đầu tư vào quỹ ETF này thay vì chỉ một công ty nhất định. Điều này có lợi hơn khi bạn nhận thấy rằng ngành dầu mỏ đang phát triển. Đồng thời, rủi ro đầu tư của bạn cũng được phân tán vì bạn không phải phụ thuộc vào hoạt động của bất cứ công ty cụ thể nào.

Tài sản trong quỹ ETF sẽ được kiểm soát bởi nhà quản lý quỹ và được đem ra giao dịch gần đúng với giá trị tài sản ròng của nó.

Quỹ Bitcoin ETF là gì?

Quỹ Bitcoin ETF hoạt động bằng cách mua tài sản cơ bản là Bitcoin với số lượng lớn, sau đó chia quyền sở hữu của tài sản đó thành cổ phiếu. 

Bitcoin ETF là gì
Bitcoin ETF là gì

Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng mua vào Bitcoin với chi phí thấp hơn và trong một quy trình ít phức tạp hơn. Nó cũng làm giảm rủi ro khi các nhà đầu tư có thể vào và ra khỏi tài sản bất cứ lúc nào, và thậm chí có thể rút ngắn nó.

Đó là lý do tại sao quỹ Bitcoin ETF được chấp thuật va giao dịch trên sàn chứng khoán sẽ là điều kỳ diệu đối với thị trường cryptocurrency. Các quỹ  này sẽ phải mua Bitcoin với số lượng lớn và giữ chúng trong kho lạnh. Quá trình này có thể sẽ diễn ra trên thị trường OTC, nhưng chung quy lại sẽ tác động tích cực đến giá của BTC.

Như mọi người đã biết, Bitcoin có nguồn cung giới hạn chỉ 21 triệu đồng BTC, nghĩa là sự gia tăng nhu cầu từ các quỹ Bitcoin ETF sẽ làm giảm cung. Trên hết, CBOE mang các nhà đầu tư tổ chức và thế hệ cũ / giàu có hơn tham gia vào BTC, vì quá trình mua và bán dễ dàng hơn. Điều này sẽ bổ sung vào cầu tổng thể BTC.

Tầm quan trọng của Bitcoin ETF

Các quỹ ETF cho phép các nhà đầu tư đa dạng hóa các khoản đầu tư của họ một cách dễ dàng mà không thực sự sở hữu tài sản được theo dõi bởi quỹ ETF. Các quỹ ETF này cung cấp một giải pháp thay thế đơn giản hơn để mua và bán tài sản cá nhân tối đa hóa mức lợi nhuận cũng như tối thiểu hóa mức thua lỗ.

Quỹ Bitcoin ETF là mô phỏng theo giá của Bitcoin, giúp cho các nhà đầu tư mua vào ETF mà không cần trải qua quá trình giao dịch phức tạp. Thêm vào đó, những người nắm giữ quỹ ETF sẽ không được đầu tư trực tiếp vào chính Bitcoin. Vì vậy, họ sẽ không cần lo lắng về các thủ tục lưu trữ và bảo mật phức tạp của các nhà đầu tư tiền điện tử.

Nhờ vào những ưu điểm trên, quỹ Bitcoin ETF một khi chính thức được xét duyệt có thể sẽ khiến một dòng chảy vốn đầu tư cực mạnh đổ vào thị trường Bitcoin.

Hơn thế nữa, quỹ Bitcoin ETF hiểu rõ hơn về tình hình của Bitcoin cũng như thị trường tài chính. Khi một nhà đầu tư muốn tham gia vào lĩnh vực Crypto nhưng không có đủ thời gian cần thiết để tìm hiểu, họ hoàn toàn có thể tập trung vào giao dịch một phương tiện thứ mà anh ta có thể hiểu rõ hơn về nó.

Tầm quan trọng và mức ảnh hưởng mà Bitcoin ETF đã được thể hiện một cách rõ rệt thông qua một cuộc đụng độ và chạy đua ngầm giữa những cái tên lớn nhất trong giới crypto hiện nay. Với những hiệu ứng tích cực từ thị trường Canada và Brazil khi đã chấp nhận quỹ Bitcoin ETF, rất có thể sắp tới đây SEC cũng đồng ý với đề xuất này.

Bitcoin ETF ảnh hưởng đến BTC và altcoin như thế nào?

Nhiều nhà phân tích cho rằng khi Bitcoin ETF được SEC chấp thuận, có thể đẩy giá đồng coin lớn nhất thị trường lên tới 100.000 USD, thậm chí 200.000 USD.

Dù các đồng Altcoin khác có riêng nền tảng công nghệ đặc biệt, khả năng ứng dụng thực tiễn và định hướng phát triển riêng. Nhưng thực tế là toàn bộ thị trường CryptoCurrentcy kể từ khi hình thành đến này, đều giao động theo giá của ông vương Bitcoin.

Khi giá Bitcoin tăng, cả thị trường cũng tràn ngập sắc xanh. Ngược lại cũng vậy, khi Bitcoin điều chỉnh giảm thì cả thị trường cũng giảm theo và có xu hướng giảm mạnh hơn.

Thời điểm này khá là nhạy cảm, giá Bitcoin đang giao động ở mức cao và cho thấy đã mất động lực tăng trưởng khi mà lực mua đã giảm, các tổ chức đầu tư không có dấu hiệu mua vào. FED dù mới thông báo giữ nguyên lãi suất thấp nhưng chưa tác động tích cực được tới thị trường.

Bitcoin ETF được chấp thuận tại Mỹ sẽ là tin tức tốt khi thu hút được dòng tiền mới đổ vào tiền mã hóa. Bitcoin tăng trưởng sẽ kéo cả thị trường đi lên. Các Altcoin nền tảng đều đang có những đợt update, harkford quan trọng để nâng cấp mạng lưới, bên cạnh tiện ích về mặt công nghệ, đây cũng là yếu tố để giúp fomo thị trường tăng giá.

Những quỹ Bitcoin ETF đang hoạt động

Quỹ Bitcoin ETF
Quỹ Bitcoin ETF

Cập nhật mới nhất ngày 21/3/2021, số lượng quỹ Bitcoin ETF tại Canada là 3, Brazil là 1.

Tại Hoa Kỳ, có 5 tổ chức đã nộp đơn xin thành lập quỹ Bitcoin ETF lên SEC đó là:

  • VanEck hồi thứ Năm
  • WisdonTree tuần trước nữa
  • NYDIG cuối tháng 2
  • Valkyrie hồi tháng 1
  • Mới nhất là Skybridge Capital

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ có tổng số vốn hóa lớn nhất thế giới khi chỉ riêng 2 sàn NYSE và NASDAQ đã chiếm gần 50% vốn hóa toàn thị trường. Khi các quỹ Bitcoin ETF được chấp thuận thì sẽ có lượng lớn dòng tiền đổ vào từ những nhà đầu tư chứng khoán trước kia. Tất cả đều mong chờ thông tin từ SEC, chúng ta đã phải chờ một thời gian khá dài từ năm 2018 rồi.

Lời kết

Bài viết vừa rồi mình đã chia sẽ cho mọi người về quỹ Bitcoin ETF là gì? Tác động của Bitcoin ETF tới thị trường tiền mã hóa hóa là như thế nào. Với hiệu ứng tích cực từ thị trường chứng khoán Canada và Brazil, các nhà đầu tư đang hy vọng rất lớn rằng SEC sẽ chấp thuận Bitcoin ETF để thúc đẩy Bitcoin tăng trưởng và lập nhũng mốc giá kỷ lục mới.

Polkadot là gì? Điểm nổi bật và thông tin toàn tập về DOT Token

0

Trong quá trình hình thành và phát triển của Blockchain, rất nhiều mạng lưới lần lượt ra đời. Khởi nguyên là Bitcoin, tiếp đó là Ethereum và nhiều cái tên khác như EOS, Cardano, TRON,… Đây đều là những Blockchain hoạt động độc lập, riêng lẻ, có một số giải pháp để tạo sự liên kết giữa chúng với nhau và Polkadot là cái tên nổi bật. Cùng tìm hiểu Polkadot là gì trong bài viết này.

Sau một thời gian ra mắt thì Polkadot đã trở thành cái tên quen thuộc với mọi người. Đồng Token DOT của Polkadot network cũng đã nằm trong top 10 đồng coin có giá trị vốn hóa lớn nhất với Marketcap là $32,792,232,828.

Polkadot là gì?

Polkadot (DOT) là một công nghệ mạng lưới blockchain đa chuỗi (multi-Chain), không đồng nhất (heterogeneous) và có khả năng mở rộng. Điều này có thể giúp kết nối các chuỗi blockchain riêng lẻ với nhau, cho phép các thành phần này có thể trao đổi dữ liệu xuyên chuỗi để tận dụng tối đa nguồn lực của toàn hệ sinh thái.

Polkadot là gì
Polkadot là gì

Hiểu đơn giản, Polkadot như là một blockchain của nhiều blockchain. Dự án này sẽ giúp người dùng có thể xây dựng blockchain riêng trên hệ thống Polkadot một cách dễ dàng.

Tương tự như Cosmos Network, Polkadot (DOT) tập trung giải quyết hai vấn đề chính của Blockchain đó là: Khả năng tương tác và khả năng mở rộng của mạng lưới.

Tầm nhìn của Polkadot (DOT) là tạo ra một “Decentralized Web”, nơi mà danh tính và dữ liệu của chúng ta sẽ được kiểm soát bởi chính chúng ta, chứ không phải một tổ chức hay chính phủ nào đó.

Website Polkadot: https://polkadot.network/

Vấn đề mà Polkadot giải quyết là gì?

Tốc độ xử lý giao dịch: Với cấu trúc parachain, Polkadot có thể xử lý đến 1000 giao dịch một giây – đây là con số gấp 10 lần tốc độ trên Ethereum.

Khả năng tương tác: Polkadot với mục tiêu là kết nối các Blockchain lại với nhau. Điều này giúp tăng khả năng tương tác và giao dịch giữa các mạng lưới, cùng với đó là tạo tiền đề cho việc mở rộng quy mô mạng lưới trong tương lai.

Độ tin cậy của các mạng lưới mới: Với các mạng lưới mới, thật khó để xây được cộng đồng lớn, đồng thời huy động niềm tin từ các bên tham gia. Polkadot xử lý vấn đề trên nhờ việc kết nối nguồn lực từ nhiều chuỗi bằng cơ chế Relay Chain.

Cấu trúc mạng lưới Polkadot

Cấu trúc mạng lưới Polkadot
Cấu trúc mạng lưới Polkadot

Relay Chain: Là Central Chain của Polkadot. Nó có nhiệm vụ kết nối Validates các Para chains. Chi tiết thì các Validators sẽ Stake DOT trên đây để bảo vệ Network, các giao dịch bao gồm quản trị mạng.

Para Chain: Hiểu nôm na thì đây là một loạt chuỗi con trực thuộc mạng lưới chính của Polkadot. Nhiều dự án có thể xây dựng parachain và kết nối với relay chain để tận dụng hiệu ứng mạng lưới của Polkadot, giúp tăng tốc độ phát triển hệ thống của ứng dụng mình lên nhiều lần.

Parathread: Đây cũng giống các parachain, song các chuỗi này không kết nối liên tục với chuỗi chính. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các dự án không có nhu cầu kết nối thường trực.

Bridges Chain: Cầu nối giữa Polkadot Network và các Blockchain khác như Bitcoin, Ethereum,… cung cấp khả năng tương tác giữa các mạng với nhau.

Điểm nổi bật của Polkadot

Tương tác linh hoạt: Với khả năng kết nối của mình, Polkadot vừa có thể tương tác với các mạng lưới khác, vừa làm trung gian kết nối các Blockchain riêng lẻ lại với nhau.

Framework Subtrate: Đơn giản có thể hiểu Substrate như là một bộ framework hỗ trợ anh em xây dựng Blockchain dễ dàng hơn. Substrate không phải là một phần của Polkadot, nhưng các dự án được xây dựng với Substrate có thể chạy tự nhiên trên Polkadot

Không cần Hardfork: Polkadot Network có thể dễ dàng nâng cấp, cập nhật hoặc sửa lỗi mà không cẩn trải qua Hardfork như các mạng lưới truyền thống bây giờ.

Bảo mật: Các mạng lưới sẽ độc lập về mặt quản trị, song tính bảo mật thì luôn được đảm bảo toàn diện. Yếu điểm của Pow và PoS là cần phải có một cộng đồng đủ lớn để đảm bảo tính bảo mật. Nhưng điều này là khá thách thức với các dự án nhỏ và mới. Polkadot sẽ đứng ra như điểm liên kết, để các chuỗi nhỏ có thể vận hành an toàn ngay từ những ngày đầu.

Quản trị phân quyền: Những người nắm giữ DOT đều có thể tham gia đóng góp vào hệ thống như Validator, Collator, Nominator, Fisherman hoặc Vote để tham gia quyết định những hoạt động quan trọng của mạng lưới.

DOT Token là gì?

Token DOT là đồng tiền nội bộ của mạng lưới Polkadot.

Ticker DOT
Blockchain Polkadot Network
Lượng cung lưu hành 975,791,442
Tổng cung tối đa 1,056,740,578
Vốn hóa thị trường
$34,231,087,436

Dot (new) và DOT (old) là gì?

Vào ngày 21/8/2020 tại Block số 1,248,328 , DOT đã trải qua quá trình xác định giá lại từ lần bán đấu giá ban đầu của nó. Việc xác định lại này sẽ chia tỷ lệ DOT 100: 1, nghĩa là DOT(new) sẽ nhỏ hơn 100 lần so với DOT(old).

DOT old và DOT new
DOT old và DOT new

Về bản chất vẫn là token DOT, tuy nhiên giá của “new DOT” sẽ nhỏ hơn “old DOT” 100 lần. Việc này được tiến hành bằng cách giảm giá token DOT xuống đồng thời tăng số lượng token DOT mà người dùng nắm giữ lên gấp 100 lần. Tổng giá trị tài sản của mạng sẽ được giữ nguyên, không có gì thay đổi. 

Token DOT được dùng làm gì?

Quản trị: DOT Holder có quyền tham gia vào quản lý mạng lưới đối với những sự kiện quan trọng như nâng cấp giao thức, sửa lỗi.

Staking: Người dùng có thể stake DOT vào các pool để nhận được lợi nhuận.

Bonding: DOT được dùng để kết nối các chuỗi parachain.

Fee: Khi các parachain cần phải giao tiếp và truyền dữ liệu với nhau, hệ thống sẽ tính phí dưới dạng DOT.

Các nhà đầu tư sở hữu DOT token sẽ có thể đảm nhiệm các vai trò sau:

  • Validator: Thực hiện staking DOT để đảm bảo tính bảo mật của chuỗi chính (Relay Chain), xác minh và thêm block mới vào chuỗi chính đồng thời xác thực bằng chứng từ Collator
  • Collator: Thực hiện vai trò thu thập giao dịch trên Parachain và gửi bằng chứng cho validator.
  • Nominator: Đảm bảo chuỗi chính hoạt động tốt bằng cách xác minh Validator thực hiện staking DOT
  • Fisherman: Giám sát mạng và báo cáo hành vi vi phạm cho Validator

Mua Token DOT trên sàn giao dịch nào?

Hiện tại, đã nhiều sàn lớn có hỗ trợ các cặp tiền giao dịch với DOT. Cụ thể như sau:

  • Binance: DOT/ USDT, DOT/BTC, DOT/BUSD, DOT/EUR, DOT/BIDR, DOT/BKRW, DOT/BNB
  • Huobi Global: DOT/USDT, DOT/BTC, DOT/HUSD
  • Kucoin: DOT/USDT, DOT/BTC
  • OKEX: DOT/ USDT, DOT/BTC, DOT/ETH
  • PancakeSwap: DOT/WBNB

Đội ngũ phát triển

Đội ngũ phát triển Polkadot Network
Đội ngũ phát triển Polkadot Network

CEO – Dr. Gavin Wood: Gavin bắt đầu từ ngành công nghệ blockchain với tư cách là người đồng sáng lập và CTO của Ethereum. Là chủ nhận của các phát minh quan trọng Solidity, đồng thuận Proof-of-Author và Whisper. Tại Parity, Gavin hiện đang đi tiên phong đổi mới với Substrate và Polkadot. Là người đưa ra khái niệm Web 3.0 vào năm 2014 và là Chủ tịch của Web3 Foundation.

Robert Habermeier: có kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển về blockchain, hệ thống phân tán và mã hóa. Là thành viên lâu năm của cộng đồng Rust.

Peter Czaban : Peter là Giám đốc Công nghệ của Web3 Foundation, chuyên hỗ trợ phát triển thế hệ công nghệ phân tán tiếp theo. Ông có bằng Thạc sĩ Kỹ thuật tại Đại học Oxford, ngành Khoa học Kỹ thuật nơi ông tập trung vào Bayesian Machine Learning. 

Tổ chức hỗ trợ Polkadot

Polkadot nhận được sự đầu tư, hỗ trợ từ Web3 Foundation – một trong những tổ chức hàng đầu trong không gian Crypto. Đây là tổ chức được thành lập và điều hành bởi chính CEO Gavin Wood của Polkadot.

Đối tác lớn của Polkadot chính là Web3 Foundation
Đối tác lớn của Polkadot chính là Web3 Foundation

Web3 Foundation đóng góp về mặt tài chính tài chính lẫn công nghệ cho Polkadot.

Ngoài ra, Web3 Foundation cũng đang phối hợp với các nhóm quan tâm đến việc phát triển các triển khai bổ sung trên nền tảng như Core-Polkadot (Collator Nodes, Validator Nodes, Relay Chain), Ecosystem (Block Explorers, Node Explorers, Wallets).

Ngoài ra, đáng chú ý là Binance cũng công bố khoản đầu tư 10 triệu USD cho các dự án trền nền tảng Polkadot. Tiếp đến là sự kiện rót vốn vào MathWallet, nền tảng dẫn đầu trên hệ thống của DOT. Cuối cùng, đáng chú ý nhất là việc Binance vừa thay đổi cặp giao dịch ETH/BUSD trên trang chủ bằng cặp DOT/ BUSD.

Có nên đầu tư vào Polkadot

Một số điểm sau mọi người cần lưu ý khi có ý định đầu tư vào DOT:

Đối tác của Polkadot

  • Phát triển hệ sinh thái: Web3 Foundation, cộng đồng nguồn mở, các dự án như: Chainlink, ChainX…
  • Phát triển công nghệ: Parity, Web3 Foundation, cộng đồng nguồn mở.
  • Nhà đầu tư lớn: nhóm chưa công khai

Lộ trình phát triển (Roadmap)

  • Tháng 07/2020: Triển khai Mainnet thành công.
  • Tháng 12/2020: Triển khai testnet của Parachain Rococo V2

Trong thời gian tới, đội ngũ chưa nêu ra thời gian cụ thể, song các hoạt động đáng chú ý sẽ bao gồm:

  • Triển khai cơ chế PoA (Proof-of-Authority)
  • Triển khai NPoS (Nominated Proof-of-Stake)
  • Hỗ trợ chuyển tiền và số dư Polkadot
  • Triển khai toàn bộ tính năng của Relay Chain

Xét đơn thuần về giá trị, hiện tại Marketcap của DOT đang nằm ở vị trị thứ 6, DOT nghiễm nhiên đã trở thành một trong những top coin uy tín hàng đầu. Giá của DOT lúc này cũng đã khá cao, tuy nhiên nếu bạn là một Holder dài hạn, tin tưởng vào công nghệ và sự phát triển của Polkadot trong tương lai thì mình nghĩ rằng giá để mua vào lúc nào cũng được cả.

Lời kết

Trên đây là bài viết giới thiệu về mạng lưới Polkadot là gì? Các thông tin quan trọng về cơ chế hoạt động cũng như là đồng token DOT. Mình nghĩ rằng, trong tương lai Polkadot sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và có nhiều nền tảng được xây dựng cũng như là kết nối với Polkadot.

Lightening Cash là gì? Giải pháp bảo mật thông tin trên BSC

0

Lightening Cash là gì? Với sự phi tập trung của các mạng lưới Blockchain thì mọi thông tin giao dịch, số dư tài sản của các bạn đều có thể dễ dàng check được qua block explorers, điều này giúp mọi thứ trở nên minh bạch. Tuy nhiên có những trường hợp bạn vẫn muốn bảo vệ thông tin tài sản, hoạt động của mình, không muốn bị ai theo dõi và check được. Lightening Cash được ra đời nhằm giải quyết vấn đề này.

Đây là một ngách khá nhỏ trong thị trường Crypto, hiện nay một số mạng lưới cũng đã tích hợp thêm giao thức bảo mật, ẩn danh giao dịch để đáp ứng nhu cầu người dùng. Lightening Cash đang phát triển trên Multi-chain, nhưng BSC – Binance Smart Chain là nơi triển khai giao thức Lightening Cash vì nó nhanh, an toàn và có thể mở rộng.

Lightening Cash là gì?

Lightening Cash là một giao thức được xây dựng trên Binance Smart Chain, sử dụng Zero-Knowledge để cung cấp cho người dùng sự riêng tư trong các giao dịch. Các Zero-Knowledge Proof bảo vệ quyền riêng tư của người dùng bằng một lớp mật mã cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các bên mà không tiết lộ dữ liệu. Đó là công nghệ tương tự mà Zcash sử dụng để đảm bảo quyền riêng tư.

Lightening Cash là gì
Lightening Cash là gì

Lightening Cash LIC được xây dựng trên Binance Smart Chain (BSC). Lý do bởi vì Binance Smart Chain có tốc độ xử lý nhanh chóng, độ an toàn và khả năng mở rộng cao của nó, nhờ đó mà giải quyết được toàn bộ các vấn đề trên nền tảng Ethereum gặp phải. Những nền tảng khác hiện đang phát triển hệ thống cho hệ sinh thái DeFi của họ, đa phần được build trên Ethereum blockchain. Thế nhưng, Ethereum đang lộ rõ các nhược điểm lớn là phí giao dịch và khả năng mở rộng.

Hơn nữa, Binance Smart Chain tương thích với EVM, Tính năng này cung cấp một kết nối để đưa ra DeFi từ Ethereum đến Binance Smart Chain, về lý thuyết, điều này giúp các nhà phát triển từ Ethereum dễ dàng tiếp xúc với Binance Smart Chain.

Lightening Cash hoạt động như một lớp mà qua đó người dùng có thể chuyển tài sản vào các giao thức DeFi chạy trên BSC thông qua giao diện người dùng Lightening Cash. Người dùng trả một khoản phí nhỏ bằng mã thông báo LIC gốc, được chuyển tiếp vào Quỹ của dự án. Quỹ được sử dụng như một cơ chế để giúp quản lý giá của các mã thông báo LIC, được thiết kế với tính bền vững lâu dài.

Lightening Cash giải quyết vấn đề gì?

  • Quyền riêng tư đã trở nên quan trọng trong lĩnh vực tài chính phi tập trung
  • Chi phí giao dịch đắt đỏ và thường xuyên bị nghẽn mạng lưới khi có sự kiện lớn xảy ra, vấn đề bảo vệ quyền riêng tư trên Ethereum
  • Ưu đãi cho hỗ trợ các giao thức bảo vệ quyền riêng tư đã giảm dần theo thời gian vì có ít hỗ trợ khuyến khích và phần thưởng hơn cho việc bảo vệ quyền riêng tư.
  • Hầu hết các pool Farm trên thị trường đều có lạm phát cao để đạt được APY cao nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia vào. Tuy nhiên, lạm phát cao này lại gây ra hệ lụy là áp lực bán quá lớn, do đó mất tính bền vững trong dài hạn.

Cơ chế hoạt động

Giao thức Lightening Cash LIC là sự kết hợp giữa 3 yếu tố sau: Lightening Privacy Box, Treasury & Buyback, Multi-yield farming và Staking.

Lightening Privacy Box

Bao gồm công nghệ bảo mật đang được sử dụng hiện nay, chính là công nghệ ZKP (Zero-Knowledge proof) tương tự như ZCash. Box này hoạt động tương tự như của Tornado.Cash với những tùy chỉnh nâng cao hơn cho phí giao dịch nạp/rút. 

Treasury & Buyback

Tất cả phí giao dịch được thu được từ Box bảo mật sẽ được chuyển đến quỹ kho bạc của giao thức. Nơi có cơ chế mua lại (buy-back) để thực hiện việc mua lại LIC token trên những hồ thanh khoản (liquidity pools) của PancakeSwap. Cơ chế mua lại này có 2 lợi ích sau:

  • Đẩy giá trị của LIC lên ngay lập tức mỗi khi có phí giao dịch được khởi tạo. Đây là động lực để những người nắm giữ LIC có thể hold dài hạn.
  • Tất cả LIC được mua trong cơ chế mua lại được dùng để làm phần thưởng cho tất cả farmers và stakers, là những người cung cấp thanh khoản và khóa token LIC.

Multi-yield farming và Staking

Giải quyết bài toán hiện đa số các giao thức Farming đang gặp phải là đẩy APY lên cao để thu hút người dùng, nhưng việc này cũng khiến giá token giảm mạnh do có quá nhiều token được tạo ra. Giải pháp mà Lightening Cash đưa ra như sau:

  • Lạm phát thấp giúp mang đến sự ổn định cho token trong thời gian dài. Điều này giữ chân được các holder và khuyến khích họ gửi token vào để staking.
  • Phần thưởng từ phí giao dịch: Mọi giao dịch trên mạng lưới đều sẽ thu phí 1%, phần phí này sẽ được dùng làm phần thưởng cho farmers và stakers. Việc nâng cao APY này còn giúp thu hút thêm farmers tham gia vào giao thức.
  • Buy-back: Như đã nói ở trên, quỹ tài sản của giao thức sẽ được sử dụng để mua lại LIC trên Pancakeswap, thúc đẩy giá token LIC tăng trưởng.

Ưu điểm

Được xây dựng trên mạng lưới Binance Smart Chain nên có thể mở rộng cao, phí giao dịch gần như bằng không, tốc độ giao dịch tức thì.

Sử dụng công nghệ zero-knowledge được sử dụng trong Zcash để cung cấp giao thức chuyển giao tài sản giao dịch bảo vệ quyền riêng tư.

Lightening Cashi cung cấp một giải pháp Farm dài hạn:Kết hợp hài hòa giả giảm phát và lạm phát để cung cấp APY cao trong khi vẫn đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Sử dụng lợi nhuận do giao thức tạo ra để mua lại LIC (Utility token của Lightening Cash) trên PancakeSwap để thúc đẩy giá tăng trưởng, khuyến khích các Farmer tham gia và hoạt động lâu dài.

LIC Token là gì?

LIC Token Là Utility Token của Lightening Cash, LIC Holder nắm quyền phát triển giao thức. Hơn nữa, LIC Holder có thể sử dụng LIC để farm và Stake để kiếm thêm phần thưởng LIC Token.

Thông tin LIC Token

  • Tên token: Lightening Cash
  • Mã token: LIC
  • Blockchain: Binance Smart Chain
  • Smartcontract: N/A
  • Tổng cung: 50,000,000 LIC
  • Lưu thông: N/A
  • Sàn giao dịch: Tương lai PancakeSwap

Max Supply của LIC là 50M. Như bạn thấy, Lightening Cash được xây dựng để trở thành một giao thức bền vững lâu dài hoàn toàn dành riêng cho cộng đồng với Ultra Fair Launch và không bán trước.

Tỉ lệ phân phối Token LIC

Phân phối token LIC
Phân phối token LIC
  • Farming (rewards): 35%.
  • Ecosystem Reserve: 15%.
  • Marketing & Partnership: 15%.
  • Community program and Airdrop: 12%.
  • Development: 10%.
  • Team: 6%.
  • Pancake Liquidity: 5%.
  • Advisors: 2%.

Token release schedule

LIC Token release schedule
LIC Token release schedule

Farming và Staking Lightening Cash

Farmers & Stakers nhận được phần thưởng bằng cách Staking LIC hoặc làm nhà cung cấp thanh khoản trên PancakeSwap trong các nhóm Farming. Để hỗ trợ những người nắm giữ lâu dài, phần thưởng được tính dựa trên:

  • Số lượng LIC mà người dùng Staking hoặc Farming.
  • Người dùng chọn khóa thanh khoản hoặc Staking bao lâu.

Thời gian khóa càng dài, người dùng nhận được càng nhiều phần thưởng so với người dùng chọn khóa thanh khoản hoặc staking trong thời gian ngắn hơn.

Hơn nữa, 75% phần thưởng Farming/Staking sẽ bị khóa trong khi 25% còn lại sẽ được phát hành ngay lập tức khi người dùng harvest. Phần thưởng bị khóa sẽ được phát hành tuyến tính trong vòng 3 tháng khi việc Farming kết thúc. Khóa phần thưởng giúp giảm áp lực bán hàng, do đó tạo thêm động lực cho người dùng nắm giữ Token và Farming.

Một vấn đề khác là mất mát vô thường khi bạn cung cấp thanh khoản trên AMM. Lightening Cash sẽ cung cấp giải pháp của Lightening Cash cho vấn đề này.

Hướng dẫn Farm và Staking cụ thể mình sẽ cập nhật cho mọi người sớm nhất.

Tham gia Airdrop Lightening Cash (LIC)

Hiện tại, Lightening Cash chưa tung ra chương trình Airdrop cho người dùng, nhưng trong kế hoạch phân bổ token họ dành 12% ~ 6.000.000 LIC Token cho cộng đồng và Airdrop.

Mình sẽ cập nhật thông tin về Airdrop sớm nhất cho mọi người Chú ý ghim bài viết lại để tiện theo dõi nhé.

Định hướng phát triển

  • Tầm nhìn của chúng tôi là làm cho Lightening Cash trở thành một giao thức blockchain agnostic , BSC là lần đầu tiên triển khai giao thức.
  • Trong tương lai, Lightening Cash đặt mục tiêu làm đa dạng giao thức bằng cách phát triển các sản phẩm có lợi hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho quỹ Treasury, do đó tạo ra nhiều khối lượng mua lại token LIC hơn để thưởng cho những người đồng hành lâu dài: Farmers and Stakers
  • Hơn nữa, chúng tôi sẽ triển khai Lightening Cash trên các mạng lưới blockchain khác, do đó tạo ra một hệ sinh thái Cross-chain hoàn chỉnh.
Định hướng phát triển Lightening Cash
Định hướng phát triển Lightening Cash

Lời kết

Trên đây là bài viết giới thiệu chi tiết về giao thức Lightening Cash và đồng Token LIC. Vào ngày 14/3 vừa qua, giao thức vừa cho phép người dùng thử nghiệm trên Testnet. Trải nghiệm qua cho thấy được rằng hệ thống đã hoạt động khá ổn định, tuy nhiên quá trình giao dịch còn mất hơi nhiều thời gian. Căn bản giao thức trong quá trình thử nghiệm, giao thức sẽ được cập nhật và tối ưu lại để hoạt động hiệu quả hơn.

NEAR là gì? Thông tin chi tiết về NEAR Protocol và Token NEAR

0

Ra mắt vào năm 2020, nền tảng NEAR đang dần được nhiều người biết đến và xây dựng được cho mình vị thế riêng. Nhiều người cho rằng NEAR là đối thủ nặng ký của Ethereum 2.0 với chi phí mạng lưới thấp và khả năng mở rộng cao. Vậy NEAR là gì? Cùng nhau phân tích về NEAR Protocol và Token NEAR nhé. 

NEAR được ra đời với mục đích tăng cường sự ứng dụng của Blockchain vào đời sống con người, những hệ sinh thái của nó trong tương lai rất đáng được chờ đợi và hy vọng đồng NEAR sẽ tăng trưởng mạnh mẽ để trở thành những đồng coin top.

NEAR là gì?

NEAR là một nền tảng ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên nền tảng NEAR Protocol, blockchain hoạt động theo cơ chế Proof of stake mang tính cách mạng sử dụng sharding để mở rộng quy mô và một mô hình tài khoản sáng tạo để làm cho các ứng dụng có thể sử dụng tương tự như trên web ngày nay.

NEAR là gì
NEAR là gì

Không giống như hầu hết các blockchains “thế hệ tiếp theo”, thiết kế sharding đồng nhất của NEAR cho phép các nhà phát triển tận dụng sự đơn giản trong push-to-deploy đồng thời hưởng lợi từ thiết kế sharpding Nightshade, mang lại khả năng mở rộng linh hoạt và ổn định phí – tất cả đều được ẩn khỏi các nhà phát triển và người dùng.

Không giống như các nền tảng dựa trên blockchain khác, NEAR protocol được xây dựng từ đầu để trở nên dễ dàng nhất trên thế giới cho cả nhà phát triển và người dùng cuối của họ trong khi vẫn cung cấp khả năng mở rộng và bảo mật cần thiết để phục vụ những người dùng đó.

NEAR đủ an toàn để quản lý các tài sản có giá trị cao như tiền bạc hoặc danh tính và đủ hiệu suất để làm cho chúng hữu ích, đặt sức mạnh của Open Web vào tay người dùng. near là gì

Đặc biệt, NEAR không phải là side chain, càng không phải là ERC20 token hay một blockchain chuyên biệt. NEAR đơn giản là giao thức 1 lớp (1 layer) được thiết kế để độc lập hỗ trợ cho nền tảng Open Web.

Các sản phẩm của NEAR

  • NEAR SDK : Một SDK đầy đủ bao gồm cấu trúc dữ liệu tiêu chuẩn, ví dụ và công cụ kiểm tra cho Rust và AssemblyScript.
  • Gitpod cho NEAR : NEAR sử dụng Gitpod để tạo trải nghiệm tích hợp không mất thời gian cho các nhà phát triển.
  • NEAR Wallet : Triển khai tham chiếu nhằm hoạt động trơn tru với mô hình bảo mật tiến bộ cho phép các nhà phát triển ứng dụng thiết kế trải nghiệm người dùng hiệu quả hơn.
  • NEAR Explorer : Hỗ trợ gỡ lỗi các hợp đồng và hiểu rõ về hiệu suất của mạng.
  • NEAR Command Line Tools : Một tập hợp các công cụ command line đơn giản cho phép các developer dễ dàng tạo, test và triển khai các ứng dụng từ môi trường cục bộ của họ.

Các tính năng chính của NEAR Protocol

  • Sharding đồng nhấtNEAR sử dụng phương pháp phân tích sắc nét đồng nhất. Nghĩa là ứng dụng mở rộng quy mô mà nhà phát triển không phải lo lắng về phân đoạn nào của chúng, tương tự như cách ứng dụng triển khai cho Amazon AWS, Azure hoặc GCP ngày nay.
  • Asynchronous callsNEAR contract sử dụng các lệnh call không đồng bộ. Vì vậy việc xâu chuỗi nhiều ứng dụng hoặc contract trên các phân đoạn dễ dàng như call trong một contract và các công cụ tài chính phức tạp có thể được tạo ra trên quy mô lớn.
  • Dynamic Resharding: Khả năng dynamic resharding của NEAR bổ sung thêm dung lượng mới cho mạng khi xảy ra tắc nghẽn, giữ giá ổn định hơn.
  • Contract-based accounts: Các tài khoản dựa trên contract của NEAR cung cấp cho ứng dụng các quyền nâng cao và linh hoạt để người dùng không cần phải phê duyệt mọi giao dịch.
  • Progressive UX: Mô hình account cho phép các ứng dụng cung cấp UX tiến bộ, nơi người dùng thậm chí không biết họ đang ở trên một blockchain cho đến khi họ đã giới thiệu.
  • Contract-based delegation: Ủy quyền dựa trên contract. Có nghĩa là validator có thể đặt các điều khoản linh hoạt để chủ sở hữu token ủy quyền cho họ, điều này mở ra một loạt các sản phẩm tài chính mới.

Những điểm nổi bật của NEAR

System design

Nền tảng và tổ chức của NEAR Protocol được cấu trúc đặc biệt để giải quyết các vấn đề liên quan đến system design (thiết kế hệ thống) tập trung vào việc tạo ra các nền tảng Dapps có thể mở rộng, hữu dụng và các cơ cấu tổ chức quản trị hoạt động và phát triển giao thức liên tục để không bị lỗi thời.

Nền tảng đám mây của NEAR Protocol do cộng đồng vận hành sử dụng thuật toán đồng thuận mới và kiến trúc sharding có thể mở rộng để đạt được các mục tiêu thiết kế cấp cao.

Công nghệ cốt lõi của NEAR Protocol

  • Sharding: Hệ thống được thiết kế để phân phối tính toán trên nhiều phân đoạn song song.
  • Sự đồng thuận: Đạt được sự đồng thuận trên tất cả các node thông qua việc sử dụng thuật toán mới là Nightshade.
  • Staking selection & Game theory: Để tham gia vào quá trình xác thực, các staker được lựa chọn bằng cách sử dụng một quy trình ngẫu nhiên an toàn giúp phân phối tối ưu không gian giữa các bên và cung cấp các động lực để họ hoạt động với hành vi tốt.
  • Tính ngẫu nhiên: Cách tiếp cận ngẫu nhiên của NEAR Protocol không thể đoán trước được.

Nguyên tắc thiết kế công nghệ của NEAR Protocol

  • Khả năng sử dụng dễ dàng, thân thiện.
  • Khả năng mở rộng. near là gì
  • Đơn giản. near là gì
  • Phân cấp bền vững.

Thông tin cơ bản về Token NEAR là gì

NEAR là unility token của giao thức NEAR. Nền tảng và hệ sinh thái xung quanh của giao thức dựa vào nỗ lực của một cộng đồng lớn người tham gia. Token NEAR, được phân phối để hỗ trợ khởi chạy hệ sinh thái này.

  • Nguồn cung NEAR bắt đầu ở mức 1.000.000.000 token và tăng trưởng với tốc độ tối đa 5% mỗi năm.
  • Phí giao dịch NEAR bị đốt. Do đó, ở mức sử dụng cao, token NEAR trở nên giảm phát.
  • Phí giao dịch NEAR được giữ ở mức thấp theo thời gian vì dung lượng mạng mở rộng một cách linh hoạt thông qua sharding.
Token Name NEAR
Token type Utility + Governance
Token standard https://explorer.near.org/
Total Supply 1,000,000,000 NEAR
Circulating Supply Updating

Phân bổ NEAR token

  • Community Grants, programs 17.20%
  • Core Contributors 14%
  • Operations Grants 11.40%
  • Backers 17.60%
  • Foundation Endowment
  • 10% Small Backers 6.10%
  • Early Ecosystem 11.70%
  • Community Sale 12%
Phân bổ NEAR token
Phân bổ NEAR token

Lịch trình phát hành NEAR token

Phần lớn nguồn cung ban đầu của NEAR token có thể bị khóa dài hạn. Vì vậy, nguồn cung lưu hành ban đầu được tạo thành từ các điều khoản cho community sale (bán token cho cộng đồng), hoạt động phân phối trong tương lai, một số ít hợp đồng cộng đồng,… Tất cả nguồn cung tồn tại ở genesis đều được mở khóa vào tháng 60.

Biểu đồ thể hiện sự gia tăng nguồn cung lưu hành khi token mở khoá và các token mới được tạo ra (mint):

Nguồn cung lưu hàng NEAR token
Nguồn cung lưu hàng NEAR token

Circulation supply theo từng hạng mục chi tiết như sau:

Circulation supply
Circulation supply

Community Grants and Programs: Các token được phát hành trong hơn 60 tháng.

Core Team: Đều lockup 4 năm giống hệt nhau ở các thành viên core team với thời gian 12 tháng sau khi ra mắt.

Prior Backers: Mọi người mua trước đều có thời gian lock từ 12 đến 36 tháng kể từ khi unlock để tranfer, với phần lớn là 24 tháng.

Prior Fundraising: Việc gây quỹ ban đầu được thực hiện thông qua việc có thể chuyển đổi, hầu như tất cả đều đã được chuyển đổi thành token.

Prior Fundraising NEAR
Prior Fundraising NEAR

Community Sale: Diễn ra vào tháng 08/2020,. Số tiền được phân phối hơn 120 triệu token. Tối đa 25 triệu token được unlock và còn lại lock tuyến tính 12 hoặc 24 tháng.

Early Ecosystem: Chương trình Beta để xây dựng các ứng dụng ban đầu,…Thời hạn thường là 6 hoặc 12 tháng. Một trong những chương trình không được thông báo chứa 30 triệu token lock tuyến tính 6 tháng. Có thể tối đa 80 triệu token đã unlock.

Foundation Endowment: Phần tài trợ này được chia thành 2 phần. Phần 1, không lock, có thể sẽ được triển khai nhiều chiến lược. Phần 2, lock tuyến tính 24 tháng vì dự kiến ​​nó sẽ không truy cập trong những ngày đầu sau khi ủy quyền.

Operations Grants: Dự kiến ​​sẽ được bắt đầu nửa cuối 2020 và đầu 2021. Các token này lock tuyến tính 60 tháng.

New Issuance: Thể hiện tốc độ tăng trưởng 5% trong việc cung cấp token.

NEAR được dùng để làm gì?

  • Fees: Phí xử lý giao dịch và lưu trữ dữ liệu.
  • Validator node: Để chạy một Validator node trên mạng bằng cách stake token NEAR
  • Governance vote: Được sử dụng cho các vote quản trị để xác định cách tài nguyên mạng được phân bổ và hướng kỹ thuật trong tương lai của giao thức

NEAR token được giao dịch ở sàn nào?

Hiện tại bạn có thể đăng ký tài khoản ở hai sàn giao dịch lớn là Binance và Huobi Global để có thể mua token NEAR.

Ví lưu trữ token NEAR là gì?

Hiện chỉ có thể lưu trữ NEAR token bằng Near wallet. Hoặc bạn lưu trữ tài sàn giao dịch nơi bạn đã mua NEAR (nhớ là bảo mật đầy đủ nhé)

Đánh giá tiềm năng của đồng NEAR

Công nghệ

NEAR sử dụng công nghệ sharding mới cho phép các ứng dụng mở rộng quy mô trong khi tăng cường khả năng tương tác. Điều quan trọng để xây dựng các hệ sinh thái phức tạp như tài chính phi tập trung và web mở. Mô hình tài khoản cốt lõi cũng cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng với khả năng hữu dụng chưa từng có.

Hệ sinh thái

Hơn 100 cộng tác viên từ khắp nơi trên thế giới đã âm thầm xây dựng công nghệ hiện đang được triển khai. NEAR có các Guilds độc lập hỗ trợ cộng đồng phân tán, quan hệ đối tác với các công ty nổi tiếng và hơn một chục dự án dự kiến ​​sẽ ra mắt ngay sau khi MainNet chính thức đi vào hoạt động.

NEAR Team

NEAR đang được xây dựng bởi các kỹ sư, những người có kinh nghiệm chuyên sâu về hệ thống vận chuyển phức tạp và quy mô của NEAR, bao gồm hai nhà vô địch thế giới ICPC 2 lần, 2 huy chương vàng, một nhà vô địch Mỹ Latinh và nhiều ứng viên lọt vào vòng chung kết lập trình cạnh tranh khác.

Co-founder Alex Skidanov đã chỉ đạo kỹ thuật cho công ty cơ sở dữ liệu phân mảnh MemSQL và Co-founder Illia Polosukhin đã phát triển thư viện machine learning TensorFlow như một phần của Google trước khi họ hợp tác với nhau để xây dựng NEAR.

Tổ chức hỗ trợ

NEAR được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của những người ủng hộ nổi tiếng, những người đều khóa tokens họ nhận được dài hạn. Việc gây quỹ ban đầu được thực hiện thông qua các ghi chú có thể chuyển đổi, tất cả đều được mong đợi sẽ chuyển đổi hoàn toàn thành tokens. Tất cả các khóa được phát hành tuyến tính trong khoảng thời gian được chỉ định.

NEAR Backers
NEAR Backers

Đối tác

NEAR có quan hệ đối tác với leading custody provider, wallet và ứng dụng hàng đầu, những người sẽ tích hợp với mạng và giúp mọi người trên khắp thế giới có thể truy cập.

NEAR Partner
NEAR Partner

Có nên đầu tư NEAR hay không?

Những thông tin mình nêu ra ở trên cũng khá là chi tiết và đầy đủ về NEAR Protocol cũng như token NEAR. Hy vọng mọi người đã hiểu rõ, nhìn nhận được những ưu nhược điểm, thế mạnh của NEAR để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhé. Mình sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới và các sản phẩm của NEAR trong bài viết này để mọi người tiện theo dõi.

Lời kết

Trên đây là bài viết giới thiệu NEAR là gì? Những thông tin về tính năng NEAR Protocol, NEAR token. Đây là một dự án về cơ bản là đang giải quyết những vấn đề cốt lõi của hệ sinh thái Blockchain, được nhiều tổ chức lớn hỗ trợ và đồng hành. Mọi người hãy thường xuyên cập nhật thông tin về NEAR để có được cái nhìn khách quan nhất nhé.

Bitcoin Halving là gì? Đánh giá sự tác động đến giá Bitcoin

0

Chắc hẳn mọi người khi tìm hiểu về lĩnh vực tiền điện tử (CryptoCurrentcy) đều biết đến đồng Bitcoin đầu tiên và ít nhiều đến nghe đến sự kiện Bitcoin Halving. Đây là một sự kiện rất lớn trong lĩnh vực này, nó ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường Crypto khi mà giá trị của các đồng coin đề đi theo xu hướng của Bitcoin. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích cho mọi người Bitcoin Halving là gì? Sự kiện này là tốt hay xấu? Nó có ảnh hưởng như thế nào?

Bitcoin đã hoàn thành đợt halving lần thứ 3 trong lịch sử vào lúc 2:23 phút sáng ngày 12/05/2020 (theo giờ Việt Nam), tại khối thứ #630.000 và giá BTC tại thời điểm xảy ra halving là $8.500. 

Bitcoin Halving là gì?

Bitcoin Halving là gì
Bitcoin Halving là gì

Khi Bitcoin được Satoshi Nakamoto tạo ra vào năm 2008, ông đã thiết kế cách phân phối Bitcoin cho mọi người một cách công bằng mà không cần đến các tổ chức trung gian. Ý tưởng này được gọi là Mining (đào coin), phát thưởng Bitcoin cho các thợ mỏ làm công việc xác minh cho các giao dịch mới vào các Block (khối) mới bằng các phép tính máy tính phức tạp để tạo ra Bitcoin mới. Ngoài ra, các thợ đào Bitcoin còn có nguồn thu nhập thứ hai ngoài phần thưởng khối, đó là thợ đào kiếm được phí giao dịch khi xác minh giao dịch.

Halving theo tiếng anh nghĩa là chia đôi, tức là cứ mỗi 210,000 Block Bitcoin được sinh ra (khoảng 4 năm), phần thưởng cho việc đào được từ 1 Block Bitcoin mới sẽ giảm đi một nửa.

Việc giảm một nửa Bitcoin được Satoshi Nakamoto thiết kế để kiểm soát lạm phát của Bitcoin. Nhờ đó, tổng lượng Bitcoin sinh ra là có giới hạn tiệm cận là 21 triệu BTC mà thôi.

Chúng tôi sẽ đề cập bằng số liệu cho dễ hiểu hơn bên dưới.

Tóm tắt về Bitcoin Halving

Trung bình cứ sau 4 năm (sau mỗi 210.000 Block), phần thưởng được cấp cho những thợ đào Bitcoin khi thêm một khối vào blockchain sẽ bị giảm một nửa.

Vì việc giảm một nửa về cơ bản đã cắt giảm nguồn cung Bitcoin mới xuống một nửa, nhiều người tin rằng sự kiện này sẽ có tác động lớn đến giá của Bitcoin và khiến cho giá trị tăng trưởng liên tục.

Halving Thời điểm Block Number  Phần thưởng khối Giá BTC
Ra mắt 03/01/2009 0 (Block khởi nguyên) 50 BTC $0
Lần 1 28/11/2012 210,000 25 BTC $12.31
Lần 2 09/7/2016 420,000 12,5 BTC $650.63
Lần 3 12/5/2020 630,000 6,25 BTC $8,912.33
Lần 4 2024 840,000 3.125 BTC
Lần 5 2028 1,050,000 1.5625 BTC

Cứ khoảng 4 năm một lần thì số lượng BTC đào được sẽ giảm một nữa. Căn cứ vào tổng lượng Bitcoin vào khoảng 21 triệu Bitcoin thì đến năm 2140 sẽ không còn Bitcoin được đào thêm.

Ý nghĩa của sự kiện Halving đối với Bitcoin

Halving là một sự kiện cực kỳ quan trong đối với Bitcoin hay bất cứ đồng coin nào khác có halving. Bitcoin được thiết kế như một loại tiền tệ giảm phát. Tương tự như vàng, việc phát hành Bitcoin sẽ giảm dần theo thời gian và qua đó nó dần trở nên khan hiếm hơn. Theo nguyên tắc cung cầu, khi nguồn cung của một tài sản giảm dần và nhu cầu giữ nguyên hoặc tăng thì giá của tài sản này sẽ tăng.

Tác động của Bitcoin Halving
Tác động của Bitcoin Halving

Một số người ủng hộ Bitcoin lập luận rằng Bitcoin có thể được sử dụng như một hàng rào chống lại sự lạm phát. Mặt khác, nếu chúng ta nhìn vào các quốc gia đã từng trải qua siêu lạm phát, thì một điều thường xảy ra là quốc gia này sẽ “in” tiền tràn ngập thị trường, điều này làm giảm giá trị của đồng tiền quốc gia, chẳng hạn gần đây có thể kể đến là đồng đô la Mỹ – với nguồn cung vô hạn.

Sự kiện halving Bitcoin được lập trình diễn ra định kỳ để kiểm soát lượng BTC mới ra đời, qua đó ngăn chặn siêu lạm phát. Đây được xem là điểm khác biệt lớn nhất giữa tiền điện tử và tiền giấy.

Ảnh hưởng của Bitcoin Halving tới các thợ đào

Thợ đào cần tiếp tục sử dụng tài nguyên để duy trì mạng lưới Bitcoin. Nhưng chuyện gì xảy ra khi phần thưởng của họ chỉ còn một nửa?

Thợ đào Bitcoin có hai nguồn thu nhập chính là phần thưởng khối và phí giao dịch trên mạng lưới. Vì Halving làm giảm phần thưởng đào, động lực của thợ đào để tiếp tục làm việc trên mạng lưới Bitcoin sẽ giảm đi. Điều này có thể khiến số lượng thợ đào Bitcoin ít đi và độ an toàn của mạng lưới Bitcoin sẽ ít được bảo hơn trước. Để đảm bảo lợi ích cho thợ đào, giá Bitcoin sẽ tăng hoặc phí giao dịch Bitcoin sẽ tăng.

Ảnh hưởng của Halving tới giá BTC

Nhiều chuyên gia dự đoán Halving sắp tới sẽ giúp đẩy giá Bitcoin.

Giá trị Bitcoin sau những lần Halving
Giá trị Bitcoin sau những lần Halving

Từ quan điểm kinh tế, Bitcoin Halving là một sự kiện tăng giá vì nó làm giảm đáng kể tỷ lệ lạm phát của tài sản có nguồn cung cố định là 21 triệu.

Ngày Halving Giá ngày Halving Ngày đạt đỉnh mới sau Halving Đỉnh mới Thời gian đạt đỉnh Tỉ lệ
28/11/2012 $12 2/12/2013 $994 369 82.85
07/9/2016 $655 16/12/2017 $19.535 525 29.83
12/5/2020 $8500 21/02/2021 $58.362 285 6.86

Theo bảng thống kê trên có thể thấy được rằng, cứ sau hơn 1 năm kể từ ngày Halving thì Bitcoin sẽ phá đỉnh cũ và sẽ lập các mốc giá mới. Ở lần Halving thứ 3 là tính tới thời điểm mình viết bài này, rất có thể giá có tăng mạnh nữa trong tương lai,

Tuy nhiên, Halving không chỉ có lợi đối với riêng BTC, mà còn đối với toàn thị trường cryptocurrency.

Giá Bitcoin leo thang, kéo theo đó là sự thổi phồng của truyền thông và sự chú ý của nhà đầu tư. Gia tăng chú ý của nhà đầu tư lại dẫn đến nhiều người mua BTC và các loại tiền điện tử khác.

Rồi, khi giá tăng, nhiều bài báo được viết, và chu kỳ này lại tiếp tục.

Cập nhật thêm về tình hình hiện tại:

Động lực tăng giá lần này rất khác so với năm 2017, thời điểm năm đó nguồn tiền chủ yếu đến từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này khiến cho thị trường tăng trưởng không bền vững vì chỉ cần truyền thông có vài tin xấu là tất cả đều thi nhau bán xả khiến giá giảm mạnh.

Năm 2021, rất nhiều tổ chức lớn rót tiền vào mua Bitcoin để làm tài sản lưu trữ như:

  1. Grayscale Investments bắt đầu báo cáo về quỹ tài sản Bitcoin mà họ đang nắm giữ lên Ủy ban Chứng khoán SEC của Mỹ từ tháng 1. Khi đó, họ tuyên bố đang quản lý khối lượng BTC trị giá 2 tỷ USD. Còn ở hiện tại, Grayscale đang sở hữu đến 490.000 BTC, trị giá 7,35 tỷ USD.
  2. Paul Tudor Jones, một nhà quản lý quỹ phòng hộ nổi tiếng, hồi tháng 5 tiết lộ rằng từ 1-2% tài sản của ông đang ở dưới dạng Bitcoin. Quỹ BVI Global Fund của Jones đang quản lý khối lượng tài sản trị giá 22 tỷ USD vào thời điểm ông đưa ra tuyên bố trên.
  3. MicroStrategy, một công ty quản lý tài sản đã được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq, tuyên bố đang nắm giữ 425 triệu USD tiền Bitcoin vào tháng 9. BTC hiện đang là tài sản chủ đạo trong chiến lược đầu tư của công ty.
  4. Square, ứng dụng thanh toán hỗ trợ tiền mã hóa của CEO Twitter Jack Dorsey vào đầu tháng 10 đã tiết lộ đã đầu tư 1% tài sản của họ, trị giá 50 triệu USD, vào Bitcoin.
  5. Stone Ridge Holdings, công ty đang quản lý 10 tỷ USD tài sản, hồi tháng 10 cho biết họ đang đầu tư 114 triệu USD vào BTC như là một phần của chiến lược đa dạng hóa tài sản.
  6. Cũng trong tháng 10, PayPal thông báo sẽ bắt đầu cho phép khách hàng mua và bán Bitcoin cùng một số đồng tiền mã hóa khác. 

Điều đó cho thấy Bitcoin ngày càng phổ biến và được nhiều ông lớn chấp thuận. Dòng tiền mới liên tục đổ vào, câu hỏi đặt ra ở đây là khi nào thì Bitcoin sẽ đạt được $100.000. Chúng ta cùng chờ đón nhé!

Lời kết

Trên đây là bài viết phân tích Bitcoin Halving là gì? Tác động của sự kiện này tới giá của Bitcoin như thế nào. Hy vọng qua bài viết này mọi người đã hiểu thêm về sự kiện quan trọng và có tầm ảnh hưởng cực lớn tới thị trường CryptoCurrentcy. Nhìn chung theo mình nhận định, đây là sự kiện khá tích cực, nó giúp giảm nguồn cung BTC, khiến đồng tiền này trở nên khan hiếm và ngày càng có giá trị.

Hãy cứ lưu trữ số lượng Bitcoin nhiều nhất có thể, trong tương lai rất có khả năng nó sẽ giúp bạn trở nên giàu có. Lưu ý là đầu tư lâu dài nhé, đừng có nhảy ra nhảy vào thị trường liên tục.

Huobi ECO Chain là gì? Chi tiết về Blockchain của Huobi

0

Trong vài năm trở lại đây, các sàn giao dịch lớn đều đồng loạt cho ra mắt sản phẩm mạng lưới riêng của mình như Binance ra mắt Binance Smart Chain (BSC), Kucoin có Kuchain, Okex có OKChain, Gate có GateChain. Huobi cũng vậy, họ đã xây dựng mạng lưới blockchain của riêng mình với tên gọi Huobi ECO Chain. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích cho mọi người khái niệm Huobi ECO Chain là gì? Tiềm năng và hệ sinh thái xoay quay mạng lưới này.

Sở hữu những ưu điểm mạnh của riêng mình, Huobi ECO Chain (HECO) tự tin sẽ trở thành một trong những mạng lưới lớn nhất và được nhiều dự án tìm đến và phát triển. 

Huobi Eco Chain là gì?

Huobi ECO Chain (HECO) là một public blockchain, với hai đặc tính là hiệu quả cao và tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, Huobi ECO Chain cũng tương thích với các Smart contracts và hỗ trợ các giao dịch với một hiệu suất cao.

Huobi ECO Chain là gì
Huobi ECO Chain là gì

Nói cách khác, HECO Chain sản phẩm đầu tiên của nền tảng mở Huobi, một cơ sở hạ tầng thống nhất dựa trên tài nguyên kỹ thuật, tài nguyên traffic truy cập và tài nguyên từ hệ sinh thái của tập đoàn Huobi Global. Huobi muốn thông qua HECO chain  để cung cấp các phương pháp đổi mới đa dạng hơn và các dịch vụ cơ bản cho các nhà phát triển toàn cầu.

Token của Huobi ECO Chain là HT dùng để thực hiện cơ chế đồng thuận HPoS. Theo dự án, mục tiêu của HECO là sẽ tiếp tục cải thiện những khuyết điểm cũng như hỗ trợ Ethereum Bockchain bằng các Layer 2.

Hiện tại, Basis Gold là dự án Stablecoin (Algorithm Stablecoin) đầu tiên trên Heco.

Sơ lược về Huobi Open Platform

Huobi Open Platform là cơ sở hạ tầng thống nhất dựa trên công nghệ, lưu lượng người dùng và cả hệ sinh thái của Huobi Group.

Vào 12/2020, sản phẩm đầu tiên của Huobi Open Platform là Huobi ECO Chain (Heco), đã chạy “Tinder” phase. Bên cạnh đó, Huobi Open Platform cũng sẽ có DEX cùng với các dự án Layer 2.

Mục tiêu của Huobi Open Platform là cung cấp một hệ sinh thái đa dạng cho các developers trên thế giới.

Tầm nhìn của Huobi Global đối với dự án HECO Chain

Đối với tầm nhìn của một sàn giao dịch lớn như Huobi Global, HECO Chain không chỉ đơn thuần là một blockchain, mà HECO còn hướng đến việc tập trung và hỗ trợ các dự án tiềm năng sẽ phát triển trên HECO. Dựa vào hệ sinh thái giao dịch lớn nhất thế giới sẵn có của Huobi Global, Heco định hướng sẽ trở thành nơi sản sinh ra các công nghệ cũng như những dự án đột phá, và hoàn thiện một hệ sinh thái của phát triển công nghệ, ứng dụng và giao dịch.

Thông tin cơ bản về Huobi ECO Chain

Vào ngày 21/12/2020, Huobi Group đã công bố về Huobi ECO Chain (Heco), một public blockchain tương thích với EVM, cung cấp cho các nhà phát triển blockchain một môi trường on-chain hiệu quả và chi phí thấp cho các ứng dụng phi tập trung (dApp), hợp đồng thông minh (smart contract) và tài sản kỹ thuật số.

Một số thông tin liên quan:

  • Hỗ trợ kỹ thuật: [email protected]
  • Website chính thức: www.hecochain.com
  • Địa chỉ beta: https://http-testnet.hecochain.com
  • Trình duyệt: https://scan-testnet.hecochain.com
  • Địa chỉ Faucet: https://scan-testnet.hecochain.com/faucet

Các tính năng của Huobi ECO Chain (HECO)

Hiệu suất của Heco

  • TPS: 500+.
  • Thời gian trung bình một block: 3s.

Cơ chế đồng thuận

  • Cơ chế đồng thuận HPoS: Có đặc điểm là phí giao dịch, delay thấp và tốc độ cao.
  • Số lượng validator cao nhất: 21.

Economic Model

  • HT là token của Heco, phí giao dịch trên mạng lưới sẽ dùng HT để trả.
  • Đồng thời, để trở thành validator, miner cũng cần một số lượng HT. Phần thưởng cho validator là gas fee, được chia tùy theo tỉ lệ thế chấp HT của miner.

Cross-Chain

Các tài sản như ETH, BTC và Stablecoin có thể sử dụng cầu nối chuyển vào HECO. Cách thức cụ thể là khóa số tài sản này ở chain của nó, sau đó tạo ra số lượng tài sản tương ứng bên HECO. Đồng thời, dự án cũng khuyến khích các nhà phát triển cung cấp một số giải pháp cross-chain phi tập trung khác.

Chức năng Meta-transaction

Cho phép người dùng giảm phí gas và HECO sẽ chi trả khoản giảm này. Chức năng meta-transaction cho phép giảm thiểu chi phí chuyển tiền của các dev, cũng như giảm phí cho người dùng DApp.

Đặc tính kỹ thuật Heco

  • Là mạng lưới mở và phi tập trung để duy trì tính bảo mật của tài sản cũng như của mạng lưới.
  • Hỗ trợ chuyển cross-chain tài sản để tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng.
  • Hỗ trợ khả năng lập trình của EVM, khả năng tương thích của các smart contracts để giảm chi phí phát triển hoặc di chuyển.
  • Meta-transaction: giảm phí gas, giảm chi phí của developers và người dùng một cách hiệu quả.

Điểm nổi bật Huobi ECO Chain

Đặc điểm nổi bật Huobi ECO Chain
Đặc điểm nổi bật Huobi ECO Chain

Lợi ích

  • Hệ sinh thái đa dạng, mang tính toàn cầu
  • Có phần thưởng cho các Tokens phụ
  • Hoạt động dưới sự kiểm soát của dịch vụ pháp lý OTC
  • Hệ sinh thái giao dịch

Khả năng thu hồi lợi ích

  • Nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng
  • Hoạt động như một mining machine của các thương hiệu hàng đầu
  • Thuộc top 10 nhóm khai thác
  • Phổ biến trên hơn 30 nền tảng truyền thông trong lĩnh vực tiền điện tử
  • Chiết khấu phí giao dịch

Người dùng có thể sử dụng HT để mua các cấp trạng thái VIP khác nhau trên sàn giao dịch Huobi. Các trạng thái này hoạt động khi người dùng đăng ký và trả tiền phí hàng tháng. Mức cao nhất trong phần trăm chiết khấu lên đến 50%.

4 giai đoạn của Heco

Tinder

Tính năng: Phiên bản ban đầu của Heco. Hệ thống ổn định và dễ sử dụng. Developers có thể phát triển và quảng bá Dapp với chi phí thấp. Người dùng có thể tham gia Dapp với low threshold

Thời gian: Q4 2020 – Q1 2021.

Bao gồm các giai đoạn với những đặc điểm kỹ thuật sau:

  1. Public Beta: Hiệu suất tốt hơn, phí transaction thấp, meta transaction subsidy.
  2. Node Election: Phi tập trung & an toàn hơn, hoàn thành mainstream assets, các công cụ cơ bản tại chỗ.
  3. Ecosystem Incubation: Hệ thống hóa kỹ thuật dịch vụ, các công cụ cơ bản tùy chỉnh, tài sản chuyển đổi thuận tiện hơn.

Spark

Tính năng: Tối ưu hóa Heco, nhiệm vụ của Heco lúc này là kết nối CeFi và DeFi, cho phép nhiều người dùng hơn sử dụng DeFi với low threshold.

Thời Gian: Q3 2021.

Giai đoạn TBA với các đặc điểm kỹ thuật:

  • Hoàn thiện công cụ cho developer.
  • Ra mắt diễn đàn, blog cho developer, FAQ.
  • Open ID.
  • Chuỗi sinh thái cơ sở hạ tầng bùng nổ.
  • Cá nhân hóa portal khớp với người dùng & Dapp.

Flame

Tính năng: Bắt đầu sử dụng Layer 2; tăng cường hiệu suất.

Thời Gian: Q2 2022.

Giai đoạn TBA với các đặc điểm kỹ thuật:

  • Appication of Layer 2.
  • Giao thức tương tác cross-chain.
  • Tích hợp khả năng tương tác cross-chain.
  • Nâng cấp giao thức đồng thuận.

Blaze

Tính năng: Hỗ trợ nhiều loại hình kinh doanh truyền thống vận hành trên blockchain.

Thời Gian: Q1 2023.

Giai đoạn TBA với các đặc điểm kỹ thuật:

  • Hỗ trợ nhiều máy ảo.
  • Bằng chứng “Multiple zeroknowledge” & khả năng bảo mật quyền riêng tư.
  • Đa chữ ký.
  • Giải pháp nén & mở rộng lưu trữ.
  • Sharding đa chiều.

Giai đoạn hiện tại của Heco

Hiện tại, Heco đang ở giai đoạn Tinder, tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng on-chain bao gồm: Oracle, Voting tool, Anchor Coin, DEX, Lending, Quản lý tài chính, Bảo hiểm, Synthetic Assets, giải pháp Cross-Chain, Data Analysis,…

Kế hoạch hỗ trợ phát triển HECO

Hỗ trợ tài chính

HECO sẽ tạo ra một quỹ dùng để hỗ trợ, cũng như khuyến khích các developers tiềm năng. Ngoài ra, dự án cũng tổ chức các cuộc thi, hoạt động cho nhà phát triển. Meta transaction sẽ giảm phí gas của người dùng nắm giữ HT.

Hỗ trợ cung cấp traffic

Cung cấp traffic cho các Dapp chất lượng cao trên HECO.

Sau khi chạy thành công hoàn toàn trên HECO, các dự án chất lượng cao có thể gửi đơn đăng ký niêm yết token lên Huobi Global và khả năng rất cao đượclist trên Huobi Global nếu chúng đáp ứng các tiêu chuẩn của Huobi.

Hỗ trợ tài nguyên

Các dự án hoặc developers của dự án nhận được sự đầu tư và hỗ trợ từ HECO không chỉ có cơ hội nhận được hỗ trợ, mà còn có thể đăng ký các gói marketing và quảng bá dự án trên toàn cầu.

Các dự án chất lượng cao có thể tham gia miễn phí các roadshows toàn cầu của HECO.

Huobi sẽ mở ra các nguồn tài nguyên sinh thái cho các developers tiềm năng, phù hợp với sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các developers và đối tác trong hệ sinh thái Huobi.

Đội ngũ phát triển

HECO Chain thuộc quyền sở hữu của Huobi Group, do Leon Li sáng lập. Đây được biết đến là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Trung Quốc. Hiện nay, tập đoàn đã có chi nhánh ở Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Nhà đầu tư và Đối tác

Hiện nay, hai nhà đầu tư của Huobi là Node Capital và Zhenfund. Ngoài ra, Huobi hiện đang tiến hành 7 khoản đầu tư vào Blockfolio, Bytex.io, OpenFinance Network, TokenPocket, Covalent, algoreg, haoshouyi.com.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này đã giúp anh em hiểu thêm về Huobi ECO Chain là gì. Hiểu đơn giản rằng, HECO cho phép người dùng trải nghiệm các đặc điểm mạng lưới blockchain, bên cạnh đó nó được tích hợp thêm nhiều tính năng để hỗ trợ tốt hơn các nhu cầu đa dạng của mọi người.

Binance Smart Chain đã rất thành công, Huobi với xuất phát cũng là một sàn giao dịch tầm cỡ thì liệu mạng lưới HECO này có đạt được sự thành công như BSC hay thậm chí vượt xa hơn. Chúng ta cùng chú ý theo dõi thông tin thị trường trong thời gian tới nhé!

Sàn Huobi là gì? Đánh giá, hướng dẫn và giao dịch sàn Huobi Global

0

Sàn Huobi Global – Một trong những sàn giao dịch tiền ảo thuộc top “khủng” trên thế giới. Mời các bạn cũng xem về bài viết giới thiệu, đánh giá sàn Huobi là gì? Qua đây cũng đánh giá sàn Huobi là gì và hướng dẫn, xác minh tài khoản và cách giao dịch mua bán trên sàn Huobi Global.

Sàn Huobi đang được rất nhiều trader giao dịch trên toàn thế giới. Đánh giá sự phổ biến thì hiện nay sàn chỉ xếp sau sàn Binance. Bạn hãy tham khảo bài viết này để có thông tin cơ bản về sàn giao dịch Huobi Global là gì?

Sàn Houbi là gì?

Huobi Global là nền tảng sàn giao dịch tiền kỹ thuật số của Huobi có nguồn gốc Trung Quốc. Huobi là sàn giao dịch có độ phổ biến đến toàn bộ Trader trên toàn thế giới. Sàn Huobi hiện nay là sàn hàng đầu của Đông Nam Á và top 2-3 trên thế giới.

Sàn Houbi là gì
Sàn Houbi là gì

Houbi hỗ trợ đa dạng cặp tiền điện tử. Đặc biệt hơn là sàn có khối lượng giao dịch rất lớn. Mặc dù có nhiều quy tắc, lệnh cấm tại Trung Quốc nhưng sàn vẫn hoạt động ổn định và uy tín. Chính vì vậy, sàn Houbi được sự dụng rộng rãi và đông đảo.

Tại Việt Nam, sàn Huobi được nhà giao dịch lựa chọn, tin tưởng sử dụng chỉ xếp sau sàn Binance.

Sơ lược về lịch sử Huobi Global

Ngày 1/9/2013: Ngày ra mắt đầu tiên nền tảng giao dịch đầu tiên – Huobi Bitcoin.

Tháng 12/2013: Khối lượng giao dịch của Huobi đạt qua mức 4 tỷ USD. Khẳng định Huobi trở thành sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Trung Quốc.

Tháng 9/2014: Huobi đã giới thiệu một số dịch vụ quan trọng khác; chẳng hạn như nền tảng giao dịch Litecoin và giao dịch ký quỹ (margin).

Tháng 9/2017: Chính phủ Trung Quốc đã chính thức tuyên bố cấm hoạt động ICO và các sàn giao dịch tiền điện tử.

Trước khó khăn trên, Leon Li – CEO sàn Huobi đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức kinh doanh để chuyển hướng mở rộng toàn cầu.

Tháng 10/2017: Huobi chính thức tiến vào thị trường Hàn Quốc với một trụ sở tại Seoul.

Tháng 11/2017: Một chi nhánh mới của Huobi tại Singapore được thành lập.

Tháng 12/2017: Huobi khai trương một văn phòng tại Tokyo – Nhật Bản.

Hệ sinh thái của Huobi

  • Huobi Labs – Trung tâm hỗ trợ các dự án Blockchain ở giai đoạn đầu.
  • Huobi Capital – Quỹ đầu tư tập trung vào ngành công nghiệp Blockchain.
  • Huobi Mining Pool – Bể khai thác.
  • Huobi Pro – Sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số.
  • HADAX – Sàn giao dịch kỹ thuật số tự động của Huobi. Một “thương hiệu con” của Huobi Pro.
  • Huobi OTC: Nền tảng dành cho các trader muốn ẩn danh để chuyển số lượng lớn tiền điện tử.

Đánh giá về sàn Huobi Global

Các ưu điểm của sàn Huobi Global

  • Hỗ trợ đa dạng đồng Altcoin và Token (khoảng hơn 500 Token/Coin khác nhau).
  • Phí giao dịch phù hợp với phần lớn nhà đầu tư trên toàn thế giới (0.2%).
  • Hỗ trợ đầy đủ các nền tảng và thiết bị như: IOS, Android, Windows và Mac.
  • Giao diện dễ sử dụng và thân thiện với người dùng; biểu đồ và tỷ giá lấy từ TradingView.
  • Hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch Margin Trading.
  • Tính bảo mật rất cao, xác nhận qua Email và hỗ trợ tính năng bảo mật 2 lớp (2FA) và cả SMS.
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc, Pháp,…
  • Cung cấp thông tin cơ bản về một số đồng coin trong giao diện giao dịch như: Khái niệm, Whitepaper, tổng số coin phát hành, website chính thức, Block Explorer,…
  • Đội ngũ hỗ trợ tốt thông qua trực tuyến, email và các kênh mạng xã hội.
  • Một trong những ưu điểm không thể bỏ qua là sàn Huobi có rất nhiều CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI, TẶNG THƯỞNG như đăng ký tài khoản, nạp tiền lần đầu, tham gia các event nhận thưởng….

Đăng ký Huobi ngay

Phí giao dịch của sàn

Sàn Huobi không thu phí nạp coin. Phí rút sẽ tùy thuộc vào từng loại coin.

Huobi tính phí 0.2% trên mỗi giao dịch. Người dùng có thể giảm phí giao dịch bằng cách dùng USDT mua thẻ điểm (Point Card). Point Card thấp nhất có thể chiết khấu thêm 10% phí giao dịch.

Các tính năng trên sàn Huobi

Sàn hỗ trợ nhiều hình thức giao dịch. Phù hợp với tất cả các thành phần trader trên toàn cầu. Các hình thức như sau:

  1. Margin trading
  2. OTC
  3. Huobi Prime, Huobi Prime Lite: Nền tảng mua bán IEO
  4. FastTrack: Nền tảng mua bán IEO
  5. Huobi DM: Nền tảng giao dịch hợp đồng tương lai

Giới thiệu về Huobi Token (HT) là gì?

Tương tự như sàn Binance phát hành coin sàn – BNB. Sàn Huobi Global cũng phát hành riêng một đồng coin của sàn mang tên Huobi Token (HT). HT được phát hành vào ngày 24/01/2018 thông qua hình thức gọi vốn ICO.

Huobi Token (HT) là token chính thức của sàn Huobi. Huobi Token (HT) được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20 trên blockchain Ethereum.

Name Huobi Token
Signal HT
Contract 0x6f259637dcd74c767781e37bc6133cd6a68aa161
Blockchain Ethereum
Protocol ERC-20
Total Supply 500,000,000
Circulating Supply 186,866,518

Sàn Huobi có lừa đảo (Scam) không?

Tính tới thời điểm hiện nay, sàn Huobi chưa từng có vụ lừa đảo (scam) nào và cũng chưa có phàn nàn nào của các nhà đầu tư, nhà giao dịch.

Đặc biệt hơn, từ khi bắt đầu thành lập đến nay. Sàn chưa bị bất kỳ vụ tất công (hacker) nào ảnh hưởng đến sàn. Mặc dù có tin đồn sàn bị hack nhưng sau quá trình kiểm chứng thì đây không phải là tin chính xác.

Khác biệt với phần lớn các sàn khác, Huobi Global có quỹ bảo hiểm vốn cho nhà đầu tư.

Bởi các lý do trên, sàn đã được đánh giá rất tốt và tin tưởng sử dụng của cộng đồng trader.

Hướng dẫn tài khoản Huobi

Đăng ký tài khoản Huobi

Bước 1: Vào link https://daututhudong.com/go/huobi để đăng ký tài khoản

Bước 2: Nhập thông tin tài khoản của bạn

  • Quốc tịch: Việt Nam hoặc quốc gia của bạn
  • Email: Địa chỉ email đăng ký
  • Cài đặt mật mã: Mật khẩu của tài khoản
  • Xác nhận mật khẩu: Nhập lại mật khẩu
  • Tích chọn vào “Tôi đã đọc và đồng ý…
  • Sau đó ấn ĐĂNG KÝ
Đăng ký tài khoản Huobi
Đăng ký tài khoản Huobi

Bước 3: Quét thanh duyệt bảo mật từ trái sang phải

Bước 4: Kiểm tra để lấy mã kích hoạt tài khoản, sau đó nhập mã và ấn Hoàn thành

Xác minh đăng ký tài khoản Huobi
Xác minh đăng ký tài khoản

Xác minh danh tính (KYC)

Bước 1: Click vào Profile của bạn rồi chọn “Xác minh danh tính“

Xác minh danh tính sàn Huobi
Xác minh danh tính sàn Huobi

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân của bạn

  • Hộ chiếu, giấy phép lái xe và các giấy tiờ hợp pháp khác: Nhập số giấy tờ bạn muốn xác minh
  • Tên: Tên và tên đệm của bạn
  • Họ: Họ của bạn
  • Hình ảnh giấy tờ tùy thân: Upload hình ảnh mặt trước của giấy tờ
  • Sau đó ấn XÁC NHẬN
Điền thông tin xác minh danh tính Huobi
Điền thông tin xác minh danh tính Huobi

Bước 3: Bạn sẽ được nhận thông tin để xác nhận và chờ sàn Huobi xem xét duyệt hồ sơ

Bảo mật 2 lớp (2FA)

Bước 1: Click vào Profile của bạn rồi chọn “Tài khoản & Bảo mật“

Tài khoản và bảo mật sàn Huobi
Tài khoản và bảo mật sàn Huobi

Bước 2: Chọn Liên kết phần Mã xác minh GA

Bảo mật 2 lớp sàn Huobi
Bảo mật 2 lớp sàn Huobi

Bước 3: Dùng ứng dụng Google Authenticator hoặc Authy quét mã QR để nhận được mã 2FA

Mã QR sàn Huobi Global
Mã QR

Bước 4: Nhập mã 2FA lại vào và ấn Gửi để bật bảo mật 2 lớp

Nạp coin vào sàn

Trên sàn Huobi cho phép bạn có thể nạp và trữ rất nhiều loại coin. Ví dụ như: Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Tether (USDT)… Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn nạp USDT vào ví, các loại coin khác bạn có thể làm tương tự

Bước 1: Vào phần Tài sản chọn Tài khoản giao dịch (Nạp tiền & Rút tiền)

Tài khoản giao dịch sàn Huobi
Tài khoản giao dịch sàn Huobi

Bước 2: Chọn loại coin bạn muốn nạp vào, sau đó ấn Nạp tiền (Ví dụ: USDT)

Nạp tiền sàn Huobi
Nạp tiền sàn Huobi

Bước 3: Chọn tiêu chuẩn bạn muốn nạp tiền

Bước 4: Nếu lần đầu nạp tiên, bạn ấn vào “Send Deposit Address” để sàn cung cấp địa chỉ ví

Xin cấp địa chỉ ví sàn Huobi
Xin cấp địa chỉ ví

Bước 5: Bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận mở địa chỉ ví, ấn vào Xác nhận

Thông báo nạp tiền sàn Huobi
Thông báo nạp tiền

Bước 6: Sau khi có địa chỉ ví, bạn copy và gửi số coin vào địa chỉ ví đó

Địa chỉ ví USDT sàn Huobi
Địa chỉ ví USDT sàn Huobi

Rút coin ra sàn khác

Bước 1: Vào phần Tài sản chọn Tài khoản giao dịch (Nạp tiền & Rút tiền)

Tài khoản giao dịch sàn Huobi
Tài khoản giao dịch sàn Huobi

Bước 2: Chọn loại coin bạn muốn rút ra, sau đó ấn Rút tiền (Ví dụ: USDT)

Rút tiền sàn Huobi
Rút tiền sàn Huobi

Bước 3: Chọn tiêu chuẩn bạn muốn rút tiền

Bước 4: Bạn xác nhận hết các thông báo nhắc nhở của sàn để tiến hành rút tiền

Bước 5: Nhập địa chỉ ví, số lượng coin muốn rút và ấn Rút tiền

Đặt lệnh rút tiền Huobi Global
Đặt lệnh rút tiền Huobi Global

Hướng dẫn giao dịch sàn Huobi

Sàn Huobi hỗ trợ trên 200 đồng coin và Token khác nhau, bạn có thể chọn bất kỳ cặp tiền tệ nào phù hợp và phân tích kỹ lưỡng để giao dịch.

Hướng dẫn giao dịch sàn Huobi
Hướng dẫn giao dịch sàn Huobi

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản, sàn sẽ tự chuyển đến trang giao dịch

Bước 2: Ở giao diện giao dịch, bạn cần chú ý một số phần chính sau

  1. Khung chọn cặp tiền tệ giao dịch, bạn cũng có thể tìm kiếm cặp tiền tệ mong muốn
  2. Thông tin, chỉ số của cặp tiền tệ bạn đã chọn
  3. Biểu đồ và các công cụ hỗ trợ
  4. Phần đặt lệnh mua và bán cặp tiền tệ đó
  5. Khung các lệnh đang được đặt tại thị trường
  6. Khung các lệnh đã khớp

Hướng dẫn mua coin bằng Việt Nam Đồng

Tương tự các mục khác, mình sẽ hướng dẫn dựa trên USDT, các loại coin khác các bạn có thể làm tương tự.

Bước 1: Vào phần Đơn hàng -> chọn Giao Dịch OTC

Mua coin bằng Việt Nam Đồng sàn Huobi
Mua coin bằng Việt Nam Đồng sàn Huobi

Bước 2: Chọn thẻ Giao dịch tự chọn và chọn thẻ MUA

Bước 3: Chọn tiền tệ bạn muốn mua (Ví dụ: USDT)

Bước 4: Chọn người bán phù hợp về giá với bạn, sau đó ấn BUY USDT

Mua coin bằng thẻ ngân hàng trên sàn Huobi
Mua coin bằng thẻ ngân hàng

Bước 5: Sau đó ấn vào Set ký ngay bây giờ

Bước 6: Cài đặt Biệt danh, Mã thanh toán sau đó ấn Tiếp tục

Bước 7: Nhấn vào BUY USDT một lần nữa để hiện thông tin giao dịch

Bước 8: Nhập số lượng tiền bạn mua hoặc số lượng USDT bạn muốn mua

Nhập số lượng USDT bạn mua sàn HB
Nhập số lượng USDT

Bước 9: Trong thời gian cho phép, bạn chuyển số tiền theo đúng yêu cầu đến số tài khoản được cung cấp. Sau khi chuyển, bạn ấn vào “Đã chuyển, bước tiếp theo

Chuyển VNĐ mua coin sàn Huobi
Chuyển VNĐ mua coin

Lời kết

Trên đây là bài viết chia sẻ sàn Huobi Global là gì? Hướng dẫn chi tiết đăng ký tài khoản, giao dịch và mua bán coin trên sàn Huobi. Đánh giá chung sàn Huobi là một trong những sàn lớn và uy tín trên thế giới. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn sàn HB để giao dịch tiền điện tử.

Sàn Pancakeswap là gì? Farming kiếm tiền với Pancakeswap

0

Pancakeswap là gì? Mạng lưới Binance Smart Chain (BSC) được biết đến với tốc độ xử lý giao dịch cực ấn tượng và khả năng chuyển đổi các đồng coin giữa các mạng lưới khác nhau một cách linh hoạt. Những hệ sinh thái, token được xây dựng trên BSC đều được sở hữu những ưu điểm trên và được cộng đồng đón nhận tích cực. Pancakeswap là nền tảng Yield Farming rất thành công, trong bài viết này chúng ta cùng đi vào tìm hiểu sàn Pancakeswap là gì? Đánh giá chi tiết về nền tảng này nhé.

DEFI ra đời mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội kiếm tiền hơn qua việc cung cấp thanh khoản cho các Hệ thống tạo lập thị trường tự động. Có nhiều cái tên nổi tiếng để mọi người có thể gửi coin vào và Farm kiếm lợi nhuận như Uniswap, Shushiswap. Pancakeswap với nền tảng công nghệ là BSC cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn, nền tảng này đem lại cho mọi người nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi giao dịch cũng như là farming.

Sàn Pancakeswap là gì?

PancakeSwap về bản chất là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) cho phép người dùng có thể trao đổi các token chuẩn BEP20 (chuẩn token mới nhất từ Binance Smart Chain), stake token để nhận về phần thưởng, đồng thời tham gia bầu chọn để quyết định một số vấn đề liên quan đến hoạt động và định hướng của hệ thống  dựa vào lượng token Syrup mình nắm giữ.

Pancakeswap là gì
Pancakeswap là gì

Pancakeswap hoạt động dưới dạng một Automated Market Maker (AMM – tạm dịch: “Hệ thống tạo thị trường tự động). Điều này có nghĩa giao dịch của bạn sẽ không được khớp lệnh với người khác bằng các sổ lệnh. Thay vào đó, người dùng sẽ giao dịch với nhau thông qua việc khoá token của mình vào một pool thanh khoản.

PancakeSwap là liquidity provider hàng đầu trên Binance Smart Chain được ra mắt vào ngày 24/9/2020 với mức TVL chạm móc 250.000.000 USD (chỉ trong 5 tuần tính từ thời điểm ra mắt).

Bên cạnh đó, theo thống kê của DappRadar PancakeSwap còn dẫn đầu số lượng người dùng, khối lượng, phí gas đóng góp cho hệ sinh thái của BSC.

Pancakeswap xếp hạng top 1 trên DAppRadar
Pancakeswap xếp hạng top 1 trên DAppRadar

Theo dữ liệu liên quan đến các nền tảng Yield Farming từ CoinMarketCap tính đến ngày 02/11, PancakeSwap hiện đang đứng thứ 7 xét về tổng giá trị được khoá (TVL) trên nền tảng:

Total Value Locked trên Pancakeswap
Total Value Locked trên Pancakeswap

Tạo ví để sử dụng Pancakeswap

Trên máy tính

Chúng ta sẽ sử dụng ví Metamask để kết nối đến nền tảng Pancakeswap của mạng lưới Binance Smart Chain. Trước tiên thì mọi người sẽ tải ví Metamask về và đăng ký.

Bước 1: Mọi người chọn vào phần mạng lưới phía trên bên phải màn hình, sau đó lựa chọn mục Custom RPC.

Chọn Custom RPC
Chọn Custom RPC

Bước 2: Lúc này màn hình sẽ trả về các ô thông tin cần điền như Network Name, New RPC URL, … Mọi người điền đầy đủ thông tin theo đúng như hình bên dưới đây. Để đề phòng trường hợp thông tin có sự thay đổi, các bạn hãy truy cập đường link này và copy paste thông tin cho thật chính xác nhé.

Nhập chính xác thông tin
Nhập chính xác thông tin

Bước 3: Bấm “Save” là mọi người đã hoàn tất việc Metamask kết nối với Binance Smart Chain rồi. Lúc này mọi người có thể nạp đồng BNB vào để bắt đầu giao dịch rồi nhé.

Lưu ý: Khi chuyển BNB vào ví, mọi người cần phải đảm bảo là mình đang giao dịch với chuẩn BEP20 – tức chuẩn token mới của Binance Smart Chain.

Trên điện thoại

Các bước để thực hiện trên điện thoại đơn giản hơn nhiều. Mọi người sẽ sử dụng ví TrustWallet để kết nối với Binance Smart Chain nhé.

Bước 1: Tải ví Trust Wallet về vài tạo tài khoản.

Bước 2: Thêm đồng coin BNB theo tiêu chuẩn BEP20 vào ví.

Thêm đồng BNB
Thêm đồng BNB

Anh em bấm vào nút cài đặt ở góc phải ở hình trên. Sau đó tìm kiếm đồng BNB để add thêm vào hiển thị ở trang chủ của ví.

Lưu ý: Anh em phải sử dụng đồng BNB có chuẩn BEP20. Với tên hiển thị trên Trust Wallet là “Smart Chain (BNB)” như ở hình dưới.

Nạp BNB vào đúng địa chỉ
Nạp BNB vào đúng địa chỉ

Tiếp đến mọi người nạp BNB vào ví để tham gia giao dịch trên PancakeSwap thôi.

Anh em bấm vào biểu tượng 4 ô vuông ở dưới thanh tab.

Kết nối với Pancakeswap
Kết nối với Pancakeswap

Ví Trust Wallet sẽ hiện ra các Dapp được hỗ trợ. Anh em chọn vào PancakeSwap là để kết nối với sàn phi tập trung này nhé.

Token PancakeSwap (CAKE) là gì?

CAKE là token nội bộ sàn DEX PancakeSwap. Đây là token được phát triển bởi một nhóm lập trình viên ẩn danh và lấy chuẩn BEP20 của Binance Smart Chain để vận hành.

Một vài thông số về token CAKE

Mã Token CAKE
Chuẩn Token  BEP-20
Blockchain Binance Smart Chain
Vốn hoá thị trường $1,331,098,510
Lượng lưu thông 121,522,697 token

CAKE Token được sinh ra mỗi 25 CAKE mỗi block. Một ngày sẽ 30000 block sinh ra tức là sẽ có 750000 CAKE được tạo ra.

Số lượng được tạo ra này sẽ được phân bổ 60% cho những người farm và 40% còn lại sẽ dành cho Stake CAKE.

Mặc dù số CAKE hằng ngày được sinh ra cũng khá nhiều nhưng PancakeSwap đã có cơ chế đốt coin nên mức độ lạm phát sẽ không cao vì thế mọi người không phải quá lo lắng về khả năng lạm phát của nó nhé.

Có thể nhận CAKE bằng cách nào?

Swap

Trên sàn giao dịch PancakeSwap, bạn có thể swap trực tiếp BNB, BAND, BCH, ALPHA,… sang CAKE để tiến hành staking hoặc mining trên nền tảng.

Giao dịch trên Binance

Đối với anh em chơi CAKE và chỉ muốn đầu tư vào biến động giá của token này thay vì muốn gia tăng số token nhanh thì có thể giao dịch trên sàn Binance.

Hiện thì Binance đang hỗ trợ các cặp giao dịch CAKE/BUSD và CAKE/BNB

Staking

Trên mục menu của PancakeSwap, anh em bấm vào mục Staking. Ở đây khi tiến hành stake (tức khoá lượng CAKE hiện có) bạn sẽ được trả thưởng dưới dạng CAKE.

Yield Farming

Cũng giống với stake, nhưng mining thì bạn cần phải stake 2 loại token để tạo ra một pool token.

Sau khi có pool token, bạn có thể khoá các pool token này vào các pool từ đó nhận về CAKE. Về hoạt động Yield Farming này thì mình sẽ nói kỹ hơn ở phần sau.

Hướng dẫn giao dịch trên Pancakeswap

Bước 1: Truy cập vào trang giao dịch của nền tảng Pancakeswap, mọi người bấm trực tiếp vào đường link này.

Truy cập vào mục Exchange
Truy cập vào mục Exchange

Bước 2: Nhấn vào nút “Connect a wallet” ở góc trên bên phải màn hình để kết nối ví Binance Smart Chain.

Connect Wallet
Connect Wallet

Bước 3: Chọn loại token bạn muốn trade

Chọn loại Token
Chọn loại Token

Bước 4: Chọn nút “Swap

Nhấn nút Swap
Nhấn nút Swap

Bước 5: Kiểm tra kỹ lại thông tin và chọn “Confirm Swap“.

Kiểm tra kỹ lại thông tin
Kiểm tra kỹ lại thông tin

Bước 6: Xác nhận giao dịch lần nữa ở ví của bạn. Lúc này sẽ có thông báo rằng giao dịch của bạn đã được thực hiện thành công.

Xác nhận giao dịch trên ví của bạn
Xác nhận giao dịch trên ví của bạn

Cung cấp thanh khoản trên Pancakeswap

  • Các Pool PancakeSwap cho phép anh em cung cấp thanh khoản bằng cách thêm token anh em đang có vào các pool thanh khoản (LP).
  • Khi anh em thêm token pool (LP), anh em sẽ nhận được token FLIP (token đại diện cho việc cung cấp thanh khoản của PancakeSwap). Ví dụ: nếu anh em gửi $ CAKE và $ BNB vào một nhóm thanh khoản, anh em sẽ nhận được token CAKE – BNB FLIP.
  • Số lượng token FLIP anh em nhận được đại diện cho phần của anh em trong pool thanh khoản CAKE – BNB. Anh em cũng có thể lấy lại tiền của mình bất cứ lúc nào bằng cách hủy bỏ thanh khoản anh em đã cung cấp.

Hướng dẫn tham gia cung cấp thanh khoản trên PancakeSwap

1. Chọn mục Liquidity tại đây

2. Chọn add liquidity.

Chọn Add Liquidity
Chọn Add Liquidity

3. Chọn token để stake vào pool, ở đây mình sẽ chọn stake BNB và CAKE nhé. Sau đó chọn Supply.

Chọn Token để stake vào Pool
Chọn Token để stake vào Pool
Lưu ý: Mọi người phải cung cấp các loại token với tổng giá trị USD bằng nhau.

Ví dụ khi anh em stake 10$ BNB, thì anh em cũng phải stake 10$ CAKE.

4. Kiểm tra kĩ lại thông tin và chọn Confirm Supply.

Kiểm tra lại sau đó chọn Confirm
Kiểm tra lại sau đó chọn Confirm

5. Chọn Confirm để xác nhận.

Chọn Confirm ở ví của bạn
Chọn Confirm ở ví của bạn

6.Bây giờ mọi người đã sở hữu token thanh khoản CAKE/BNB FLIP.

Add Liquidity thành công
Add Liquidity thành công

Hướng dẫn Farm kiếm lợi nhuận

Bước 1: Truy cập vào nên tảng Farm của Pancakeswap theo đường link liên kết này.

Bước 2: Chọn nút Connect để kết nối tới ví mà bạn đang sử dụng.

Connect Wallet
Connect Wallet

Bước 3: Chọn Farm mà anh em muốn tham gia. Ví dụ ở đây mình chọn CAKE – BNB farm

Chọn Pool Farm
Chọn Pool Farm

Bước 4: Chọn Select

Sau đó chọn Select
Sau đó chọn Select

Bước 5: Chọn nút “+” ​ để stake token thanh khoản.

Stake Token
Stake Token

Bước 6: Nhập số lượng token thanh khoản mà anh em muốn stake và chọn Confirm.

Nhập số lượng Token muốn Stake
Nhập số lượng Token muốn Stake

Bước 7: Hiển thị như hình bên dưới là xong. Giờ bạn chỉ cần ngồi và chờ thu hoạch CAKE thôi.

Stake Token thành công
Stake Token thành công

Lời kết

Trên đây là bài viết giới thiệu về nền tảng Pancakeswap là gì? Hướng dẫn cách giao dịch, cung cấp thanh khoản cũng như là Yeild Farming để kiếm lợi nhuận. Pancakeswap cung cấp cho bạn rất nhiều công cụ để kiếm lợi nhuận, mình sẽ update dần ở bài viết này để hướng dẫn mọi người, chú ý theo dõi nhé. Chúc mọi người thành công!