Trang chủ Blog Page 74

Token DeFiner là gì? Thông tin về tiền điện tử DeFiner (FIN)

0

Token DeFiner là gì? Tiếp tục trong chuỗi bài viết về tiền điện tử. Hôm nay, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về đồng tiền điện tử DeFiner (FIN). Những ngày gần đầy, FIN đã được sẵn đón và chuẩn bị mở bán. Điểm qua một số thông tin nổi bật của DeFiner để xem tại sao nó lại đang HOT như vậy!

DeFiner (FIN) là một trong những sản phẩm Coin SHO trên DAO Maker với cộng đồng tham gia rất khủng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số nội dung chính:

  • Definer là gì, điểm nổi bật của dự án FIN Token?
  • Một số thông tin liên quan về Token Definer?
  • Đánh giá có nên đầu tư FIN Token hay không?

DeFiner là gì

DeFiner (FIN) là một nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi Platform) cho phép người dùng có thể giao dịch, thanh toán, tiết kiệm và hoạt động vay trong một mạng lưới. Được thành lập vào năm 2018, DeFiner cung cấp một nền tảng cho phép người dùng tham gia sử dụng dịch vụ thông qua Blockchain và Smartcontract.

DeFiner là gì
DeFiner là gì

DeFiner cung cấp sự linh hoạt tối đa để mang tới người dùng dịch vụ hiệu quả nhất. Hạn chế những rắc rối của các dịch vụ tài chính thông thường.

Điểm nổi bật của DeFiner (FIN)

Có thể nói DeFiner là một dạng ngân hàng công nghệ và sẽ thay thế cho hình thức ngân hàng truyền thống tập trung hiện nay.

Đặc điểm nổi bật của DeFiner
Đặc điểm nổi bật của DeFiner

Một vài tính năng chính nổi bật của DeFiner như sau:

  • Lend & Borrow: Hỗ trợ hình thức cho vay và vay cá nhân giống các nền tảng khác Defi nổi bật khác như Compound. Bên cạnh đó, DeFiner còn có hình thức Lending OTC phù hợp cho những giao dịch lớn, dài hạn.
  • Deposit strategy: Người dùng DeFiner không nhất thiết phải Lending & Borrowing. Họ có thể chọn cách Yield Farming, dùng tài sản tiền điện tử để thế chấp rồi vay các tài sản tiền điện tử khác.
  • Auto Insured: Ngoài ra Definer còn kết hợp với Nexus Mutual để thực hiện các hợp đồng bảo hiểm tự động cho tài sản mà người dùng nạp vào platform.

Token FIN là gì

FIN là một Token theo chuẩn ERC20 hoạt động trong nền tảng DeFiner và được dùng với các mục đích sau:

  • DeFiner sử dụng FIN để phân phối lại tất cả lợi nhuận thu cho người dùng.
  • Người dùng dùng tải sàn tiền điện tử để thế chấp hoặc tham gia Lending, Borrowing sẽ được thưởng FIN. FIN sẽ là một đơn vị trung gian để tính toán tài sản cho người vay và người đi vay.
  • FIN Holders sở hữu càng nhiều FIN Token thì càng được nhiều phiếu để tham gia bỏ phiếu quyền quản trị DeFiner.
Token FIN là gì
Token FIN là gì

Thông tin về FIN Token

Token Name FIN Token
Ticker FIN
Total Supply 168.000.000 FIN
Blockchain Ethereum
Token Standard ERC-20
Contract 0x054f76beed60ab6dbeb23502178c52d6c5debe40
Token Type Utility + GovernanceC

Phân bổ FIN Token

  • Foundation Operations: 25%.
  • Team & Equity Investors: 20%.
  • Marketing and Community: 20%.
  • Staking Reserve: 15%.
  • Partner and Advisors: 11.62%.
  • Private Sale: 8%.
  • SHO By Dao Maker: 0.38%.
Phân bổ FIN Token
Phân bổ FIN Token

Mở bán FIN Token

  • Private Sale Allocation: 3.360.000 FIN
  • Private Sale Token Price: 0.25-0.6 USD/FIN
  • SHO Allocation: 160.000 FIN
  • SHO Price: 0.6 USD/FIN

Kế hoạch phát hành FIN

Chi tiết về thông tin liên quan đến kế hoạch phát hành FIN Token Sale như sau:

Private Sale (8%):

  • Private Sale A (0.25$/FIN – 1,260,000 FIN): TGE 10%, còn lại phát hành tiếp trong 3 quý sau đó, mỗi quý 30%.
  • Private Sale B (0.4$/FIN – 1,683,333 FIN): TGE 20%, còn lại phát hành tiếp trong 5 tháng sau đó, mỗi tháng 16%.
  • Private Sale C (0.6$/FIN – 1,683,333 FIN): TGE 20%, còn lại phát hành tiếp trong 5 tháng sau đó, mỗi tháng 16%.

SHO Token sale (0.38%) không khóa Token.

Mục đích sử dụng của FIN Token

FIN sẽ có ba mục đích sử dụng chính:

  • Phân phối lợi nhuận
  • Quyền biểu quyết
  • Bằng chứng về phí bảo hiểm.

Ví lưu trữ FIN token

FIN là token chuẩn ERC-20 nên các bạn có thể lưu trữ Token FIN trên các ví hỗ trợ tiêu chuẩn này của Ethereum như: Myetherwallet, Mycrypto, Metamask, Coin98 Wallet…

Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu trữ FIN Token trên các sàn giao dịch đã niêm yết Token FIN hoàn toàn an toàn và dễ dàng.

Các sàn giao dịch Token FIN

Vào ngày 12/10/2020, Token FIN bắt đầu được niêm yết và phân phối trên các sàn giao dịch. Các sàn giao dịch lớn nhỏ đang niêm yết Token FIN cũng thể hiện được niềm tin đối với nhà đầu tư vào FIN.

Danh sách các sàn giao dịch sẽ niêm yết và phân phối Token FIN như: Uniswap, MXC, BitMax, BKEK, DoDo, ZBG, LoopRing, Hoo, VirgoX

Sàn giao dịch hỗ trợ FIN Token
Sàn giao dịch hỗ trợ FIN Token

Có nên đầu tư vào FIN Token

Đội ngũ phát triển

Nhìn vào đội ngũ phát triển sẽ có một vài người có thể bạn sẽ nhận ra. Nhìn chung về họ đều là những người có thông tin rõ ràng và bạn có thể kiểm chứng ở trên mạng. Các nhà phát triển này có một ưu điểm đã từng hợp tác phát triển cùng với nhau qua nhiều dự án khác nhau.

Đội ngũ phát triển DeFiner
Đội ngũ phát triển DeFiner

Kế hoạch phát triển (Roadmap)

Lộ trình phát triển của DeFiner rất đầy đủ và chi tiết. Và một số kế hoạch chính và gần nhất của DeFiner là:

  • Phát triển tiến hành Maintest chính thức
  • Ra mắt phiên bản mobile trên 2 nền tảng Android và iOS
  • Chạy tính năng cơ bản như Lending, Borrowing…
Lộ trình phát triển DeFiner
Lộ trình phát triển DeFiner

Lời kết

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu được Token DeFiner là gì? Token FIN có thể sẽ là một khoản đầu tư an toàn. Bạn có thể cân nhắc những thông tin, tính năng về FIN để quyết định đầu tư. Hãy luôn quản lý vốn và cân nhắc đầu tư trên khoản tiền dư để gia tăng lợi nhuận.

Ý kiến bạn như thế nào có thể comment bên dưới. Nếu có bất kỳ thông tin về Token/Coin nào muốn chia sẻ hãy inbox trực tiếp cho mình qua khung chat để chúng ta cùng chia sẻ. definer là gì, definer là gì

Yield Farming là gì? Tìm hiểu xu hướng kiếm tiền với Farming

0

Trong vài tháng trở lại đây cùng với sự bùng nổ của Defi thì có lẽ nhiều người cũng đã quen thuộc với khái niệm Yield Farming. Vậy Yield Farming là gì? Cách kiếm tiền từ Yield Farming như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Có một số cái tên đình đám khiến Yield Farming trở nên nổi tiếng như YFI, COMP, CRV,… có thời điểm 1YFI có giá trị hơn 4BTC khiến cho những “Farmer” trở nên giàu có tức thì. Tuy nhiên, cũng có thời điểm một số đồng này bị bán tháo khiến nhiều người bị thua lỗ. Vậy nên, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng để chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức tốt nhất trước tham gia.

Yield Farming là gì?

Yield Farming là hoạt động cung cấp thanh khoản cho các nền tảng Tài chính phi tập trung Defi (Dencentralize Finance). Với vai trò là người cũng cấp thanh khoản, mọi người sẽ gửi các cặp Coin/Token vào các Pool (bể) thanh khoản. Các bể này chứa đựng các đồng coin để những người khác có thể tiếp cận và Swap (trao đổi) lấy đồng coin họ muốn.

Yield Farming là gì
Yield Farming là gì

Người dùng sẽ phải trả chi phí khi Swap, một phần chi phí sẽ được trích lại và chia cho những người cung cấp thanh khoản.

Một số bạn có thể nhầm lẫn với khái niệm Staking bởi vì nhìn sơ qua thì cách trả thưởng khá giống. Tuy nhiên Yield Farming hoạt động phức tạp hơn và hệ sinh thái của nó cũng rất đa dạng

Yield Farming hoạt động như thế nào?

Hoạt động của Yield Farming có liên quan chặt chẽ đến công cụ tạo lập thị trường tự động (Auto Market Maker – AMM). Có một số cái tên để mọi người dễ hình dung về AMM như Uniswap, Sushiswap, 1inch,…..

Trong các AMM này sẽ bao gồm nhiều Liquid Pool (bể thanh khoản) khác nhau:

Liquid Pool: đây là một hợp đồng thông minh có vai trò là một Pool chứa các đồng coin/token để hỗ trợ thanh khoản. Người dùng có thể trao đổi lấy các đồng coin mà họ muốn từ Pool thanh khoản này hoặc gửi coin vào Pool với vai trò hỗ trợ thanh khoản để nhận được phần thưởng.

Liquidity Provider (LP): Đây là người cung cấp thanh khoản cho bể thanh khoản ở trên bằng việc gửi các cặp Coin vào bể tương ứng.

Các giao thức này sẽ thu phí giao dịch của người dùng khi họ thực hiện việc Swap, một phần được trích lại làm phần thưởng cho LP, phần còn lại dùng để duy trì hoạt động và nâng cấp hệ thống, mở rộng hệ sinh thái.

Khi nhận được token thưởng, mọi người có thể dùng token này để đi Farm tiếp ở các giao thức khác hỗ trợ token này. Điều này giúp tối ưu hóa lợi nhuận của các bạn khi mà có thể farm nhiều pool một lúc và luân chuyển token từ pool này sang pool khác để kiếm được lợi nhuận liên tục.

Các nền tảng Yield Farming nổi bật

  • yEarn Finance: Cung cấp thanh khoản và thu được phí, farm lấy token YFI.
  • Curve Finance: Cung cấp thanh khoản và thu được phí giao dịch, nhận thưởng là CRV, gửi coin vào và nhận lãi suất.
  • MakerDAO: Dùng Maker mint đồng DAI, có thể dùng DAI để đi yield farming ở các giao thức khác như Compound.
  • Compound: Cung cấp thanh khoản vào Compound để nhận phần thưởng là COMP, bạn có thể gửi tiền vào Compound để cho vay và nhận lãi suất như ngân hàng.
  • Uniswap: Cung cấp thanh khoản vào pool và thu được phí giao dịch.
  • Balancer: Farm BAL và các token quản trị (governance token) khác hỗ trợ pool trên Balancer.
  • Synthetix: Dùng SNX mint sUSD, mang sUSD đi cung cấp thanh khoản ở các pool trên các nền tảng khác.
  • Aave: Vay và cho vay tiền, cho vay nhanh (flash loan). Từ đó cung cấp thanh khoản ở các nền tảng khác, farm nhiều hơn.

Điều gì khiến Yield Farming bùng nổ

Sự kiện bắt đầu bùng nổ Yield Farming có thể là do ra mắt token COMP – token quản trị của hệ sinh thái Compound Finance. Token quản trị cấp quyền quản trị cho cho những người sở hữu Token này. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để phân phối các token này nếu bạn muốn làm cho mạng phi tập trung nhất có thể?

Cách thức được sử dụng phổ biến nhất trong blockchain phi tập trung là phân phối các token quản trị theo thuật toán, với các ưu đãi thanh khoản. Điều này thu hút nhà cung cấp thanh khoản “khai thác” token mới bằng cách cung cấp tính thanh khoản cho giao thức.

Mặc dù không phát minh ra Yield farming, nhưng sự kiện ra mắt COMP đã giúp loại mô hình phân phối token này trở nên phổ biến hơn. Kể từ đó, các dự án DeFi khác đã đưa ra các kế hoạch sáng tạo nhằm thu hút thanh khoản cho hệ sinh thái của họ.

Tiếp theo phải kể đến đồng YFI của nền tảng yEarn Finance. Đây có thể nói là đồng Token có giá trị cao nhất mọi thời đại khi giá trị gấp hơn 4 lần so với BTC. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi đồng YFI này đến từ đâu? Nền tảng của nó như thế nào mà khiến giá trị của nó cao như vậy. Từ đó, nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu và biết thêm về Yield Finance này, khi cộng đồng đã bắt đầu quan tâm rồi thì hàng loạt các giao thức khác cũng được hưởng lợi và giá trị token đó cũng tăng trưởng một cách mạnh mẽ.

Xem thêm: IDO là gì

Cơ hội và rủi ro khi Yield Farming

Cơ hội kiếm tiền với Farming

Cơ hội khi Yield Farming
Cơ hội khi Yield Farming

Thời điểm cuối năm nay là lúc mà cơn sốt Defi đang bùng nổ, rất nhiều các dự án được liên tục ra mắt với các hình thức rất đa dạng. Dòng tiển đổ vào thị trường này cũng tăng trưởng mạnh mẽ và TVL đạt được con số lên tới hơn 11 tỉ USD.

Thống kê lượng tiền đổ vào Defi
Thống kê lượng tiền đổ vào Defi

TVL – Total Value Locker: Đây là chỉ số đo lường sức khỏe của thị trường Defi, thể hiện tổng giá trị crypto được khóa trong các giao thức Defi, các nền tảng Yield Farming, vay và cho vay. Mọi người có thể cập nhật thông tin liên tục tại trang Defipulse.com

Khi Yield Farming tại giao thức này, bạn hoàn toàn có thể lấy token thu được để đi Farming tại các giao thức khác và cứ tiếp tục vòng lặp như vậy. Nếu giá trị của token cứ tăng trưởng đều đặn thì có nghĩa là bạn sẽ sở hữu được một chuỗi lợi nhuận rất lớn và tăng lên với lãi suất kép. Điều này cũng giúp cho các Yield Farming có thể giữ chân được người dùng ở lại tiếp tục cung cấp thanh khoản, tranh các trường hợp farm được token là chuyển ngay lên các sàn giao dịch bán để chốt lợi nhuận.

Bên cạnh lợi nhuận hấp dẫn từ chi phí giao dịch, điều khiến Yield Farming trở nên hấp dẫn là chính token thưởng của mỗi giao thức. Khi mà giá token tăng cao thì đồng nghĩa với lợi nhuận của bạn tăng lên, giống như là lãi kép vậy. Thống kê giá trị của một số Token đáng chú ý:

Tên Token Giao thức Giá khởi điểm Giá cao nhất
YFI yEarn Finance 4.888 $ 44.000 $
UNI Uniswap 0.18 $ 15 $
SUSHI Sushiswap 6.1 $ 16$
CRV Curve Finance 5 $ 23 $

Rủi ro về Farming

Smart Contract: Trừ một số dự án lớn thì đại đa số Yield Farming được phát triển bởi các team nhỏ. Những team này nguồn lực chưa mạnh, ngân sách hạn hẹp không có chi phí cho Audit nên có khả năng vẫn còn tồn tại lỗi trong Smart Contract. Thậm chí, một số team lớn sau khi Audit rồi vẫn bị đánh cắp như Curve, Bzrx,…

Rủi ro từ Cơ chế vận hành: Tùy theo thiết kế hệ thống của một số giao thức mà có khả năng dẫn đến mất mát bất thường (impermanent loss) khi mà giá của một tài sản trong pool biến động quá nhanh.

Tâm lý thị trường: Tâm lý FOMO khiến giá trị Token tăng quá nhanh, hơn giá trị thực của nó. Nếu bạn không cân nhắc kỹ thời điểm ra vào thị trường thì sẽ dẫn đến khả năng thua lỗ.

Sự thao túng của cá mập: Yield Farming là cuộc chơi của những ông lớn, những kẻ lắm tiền nhiều của. Khi một nền tảng vừa mới ra mắt, các cá mập này sẽ đổ một số tiền rất lớn vào để Farming lấy càng nhiều Token càng tốt. Sau này, khi những Farmer nhỏ lẻ bước vào sau thì rất có khả năng sẽ phải chịu những cú xả thoát hàng từ phía cá mập.

Nhận định về Yield Farming

Yield Farming ra đời khi mà làn sóng Defi đang trong đà bùng nổ mạnh và nó cũng góp phần vào sự phát triển của Defi. Yield Farming giúp kéo dòng tiền rất lớn từ nhiều nơi như các sàn giao dịch, các ví lưu trữ cá nhân,…. để đổ vào Defi.

Rất nhiều giao thức Yield Farming ra đời, mọi người khi tham gia cần phải tìm hiểu và đánh giá dự án thật kỹ lưỡng. Phải nhận định được nền tảng nào tốt, chuyên nghiệp và có tiềm năng, loại bỏ đi các nền tảng kém hiệu quả trong danh mục đầu tư. Có một số giao thức ra đời với mục đích lừa đảo (scam) nên nếu bạn là người mới tham gia mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận không thôi thì rất dễ có khả năng rơi vào bẫy.

Trong thị trường Cryptocurrentcy, để một nền tảng có thể phát triển thì lợi nhuận sẽ là công cụ chủ lực. Yield Farming cũng vậy, giao thức này lấy lợi nhuận để làm chiến lược để thu hút người dùng, khi kết hợp với tâm lý FOMO thì sẽ giúp cho người “Farmer” có thể kiếm tiền với Farming cực cao.

Về vấn đề chu kỳ phát triển của Yield Farming sắp tới thì rất khó dự đoán, điều này ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như biến động của thị trường Crypto, tâm lý FOMO, sự thao túng của cá mập,…. Vậy nên mọi người cần cập nhật thông tin thường xuyên và suy nghĩ thật kỹ lưỡng khi tham gia.

Lời kết

Bài viết vừa rồi mình đã giải thích cho mọi người khái niệm về Yield Farming là gì và cách thức hoạt động cũng như kiếm tiền với farming. Mọi người có thể tham khảo các giao thức Yield Farming nổi tiếng như Uniswap, Sushiswap,… để có cái nhìn cụ thể hơn.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ tiếp thu thêm được kiến thức bổ ích, hiểu về một cách kiếm tiền khá mới từ thị trường Crypto này. Chúc mọi người thành công!

Luaswap là gì? Tổng quan và hướng dẫn về Luaswap của Tomochain

0

Luaswap là gì? Với sự phát triển mạnh mẽ của DEFI và Yield Farming, hàng loạt các AMM (Auto Maket Maker – Công cụ tạo lập thị trường) được ra đời nhắm đáp ứng nhu cầu hoán đổi các cặp coin phổ biến và cung cấp khả năng kiếm lợi nhuận cho người dùng. Bắt kịp xu thế đó, Tomochain đã cho ra mắt nền tảng hoán đổi đa chuỗi với nhiều tính năng đột phá đó là Luaswap.

Luaswap đã tham khảo những điểm mạnh từ những nền tảng lớn như Uniswap hay Sushi swap, kết hợp với sự sáng tạo trong chiến lược vận hành và cơ chế trả thưởng độc đáo để tạo ra một nền tảng có màu sắc riêng và hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Luaswap là gì?

Luaswap là một công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM) được xây dựng trên mạng lưới phi tập trung, cho phép mọi người tự do trao đổi (swap) các đồng coin một cách dễ dàng.

Luaswap là gì
Luaswap là gì

Cơ chế vận hành cốt lõi của Luaswap là tạo nên giao thông đa chuỗi do cộng đồng quản lý thông qua đồng token LUA. Luaswap sẽ tập trung hỗ trợ cho các pool nhỏ lẻ thay vì cạnh tranh thanh khoản với các pool lớn hiện tại.

Ngoài ra, với chính sách kinh tế khoa học và đánh đúng tâm lý người dùng, Luaswap sẽ phân phối trả thưởng token một cách hợp lý giúp giữ chân được những người đồng hành từ thời gian đầu và gắn kết lâu dài với nền tảng.

Bên cạnh đó, giao thức sẽ khởi chạy mà không cần vốn từ các đợt mở bán, ngân sách của nhà sáng lập hay khoản “đào” trước.

Tìm hiểu thông tin về Token LUA

Token LUA là gì

Token LUA
Token LUA

Đây là đồng Native token của Luaswap, được sử dụng cho việc vận hành các hoạt động của giao thức Luaswap này.

Khi sở hữu LUA token có nghĩa là bạn được chia sẻ quyền quản trị giao thức.

Token LUA sẽ được cấp cho những nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers — LP) để tạo động lực khiến họ gắn bó với giao thức.

Tất cả LP sở hữu LUA-USDC có thể quyết định chuỗi kế tiếp gia nhập vào LuaSwap, quyết định xem bao nhiêu LUA được phân phối đến LPs trong chuỗi mới và những dự án token mới nào sẽ được LuaSwap hỗ trợ,…

Thông tin phân phối LUA

Farming LUA sẽ nhận được phần thưởng cao nhất là giai đoạn 8 tuần đầu tiên: mức thưởng gấp 128 lần trong 2 tuần đầu, và gấp đôi trong mỗi 2 tuần sau đó.

25% token được farm trong giai đoạn này sẽ được tung ra ngay, 75% còn lại sẽ dành cho giai đoạn trao quyền kéo dài 1 năm bắt đầu từ khoảng tuần thứ 17. Cơ chế này của Luaswap để đảm bảo những farmer sẽ có động lực gắn bó lâu dài với giao thức.

Mức tối đa ICO LUA: 500 triệu LUA

Phần thưởng Farming: 10 LUA/block chia cho các pools hiện có.

Giai đoạn phân phối mở đầu:

  • Thời lượng: 8 tuần đầu
  • Block rewards tăng gấp 128 lần trong 2 tuần đầu và tăng gấp đôi mỗi hai tuần sau đó.
  • 25% token được đào trong giai đoạn này sẽ ngay lập tức được phát
  • 75% còn lại sẽ hoàn toàn được kiểm soát trong 16 tuần đầu, sau đó mở tuyến tính mỗi block (trung bình khoảng 393,544 LUA/ngày) trong giai đoạn 1 năm, bắt đầu từ tuần thứ 17.
    Phân phối token
    Phân phối token

Chính sách kinh tế

Nói về bản chất của việc đào token, đây chính là cơ chế để phân phối token đến cộng đồng một cách hợp lý trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, token có giá trị khi và chỉ khi giao thức có giá trị.

Chúng ta có thể chia nhỏ giá trị dài hạn của giao thức thông qua những yếu tố như: nâng cấp nền tảng, sản phẩm chất lượng, thúc đẩy tăng trưởng cộng đồng, tăng lợi ích đóng góp cho nhân tố đồng hành, tăng cường bảo mật, tuyến phòng thủ đối với vấn đề sao chép và nặc danh, …

Việc phân phối token có thể đem lại hiệu quả vô cùng to lớn bởi nó gắn kết mạng lưới cộng đồng người sử dụng và người đóng góp. Luaswap quyết tâm giữ vững giá trị này thông qua chính sách kinh tế hợp lý để phòng, chống các trường hợp trục lợi, thâu tóm số lượng lớn trong thời gian đầu để bán xả gây tác động tiêu cực đến cộng đồng còn lại.

Ngoài ra, phân phối token thông qua farming, về mặt chiến lược, có thể hỗ trợ thị trường khi đa phần thanh khoản sẽ lưu trữ lâu dài trên nền tảng LuaSwap.

Cơ chế vận hành Luaswap

Khai thác giai đoạn đầu

Trong thời gian đầu này, Luaswap cho phép tham gia farming thông qua các LP token của nền tảng Uniswap. Hạ tầng hoàn chỉnh của giao thức sẽ được ra mắt sau khoảng 4 tuần nữa, các pool đã stake tại Uniswap và Shushi swap sẽ được chuyển dịch tự động về Luaswap thông qua hợp đồng thông minh.

Mọi người có thể sử dụng nền tảng và farm LUA tại trang web: luaswap.org

Danh sách Pool

  • TOMOE-USDC
  • TOMOE-USDT
  • TOMOE-ETH
  • LUA-USDC (x2 phần thưởng) thông tin chi tiết sẽ được cập nhật sau
Luaswap Staking pool
Luaswap Staking pool

Người sở hữu token LUA có thể thực hiện quyền quản trị ngay lập tức bằng cách bầu chọn cho pool tiếp theo trên LuaSwap. Sau đó, những pool mới sẽ được liệt kê trong khoảng 3 ngày sau khi việc staking sử dụng LP token từ Uniswap hoặc SushiSwap được thực hiện.

Phí chuyển dịch

0.3% của toàn bộ phí giao dịch trên mỗi pool sẽ được chia cho LP của pool. 10% tổng phân phối LUA sẽ được lưu trữ trong kho của LUA.

Kho LUA được sử dụng cho các hoạt động như kiểm kê, phát triển, phát thưởng và hỗ trợ những dự án token mới bằng việc cung cấp thanh khoản cho LUA hoặc pool token mới. Tất cả những thoả thuận chi tiêu sẽ được chấp thuận thông qua nền tảng quản trị của LUA.

Hợp đồng thông minh Luaswap

Toàn bộ contract được lập trình và audit nội bộ, sắp tới đội ngũ sẽ mời thêm bên thứ 3 để hỗ trợ audit code. Mọi người khi gặp phải sự cố hoặc bất cứ vấn đề gì, hãy thông báo cho đội ngũ phát triển thông qua kênh Telegram, việc này góp phần giúp giao thức được hoàn thiện hơn.

Định hướng phát triển

Luaswap đã xây dựng kế hoạch phát triển như sau:

  • Chuyển dịch Luaswap lên các chuỗi chính để tăng nhận diện thương hiệu, thu hút số lượng lớn người dùng, nâng cao giá trị và tăng khả năng tài chính.
  • Phát triển công cụ AMM có hỗ trợ tính năng giao dịch đòn bẩy, hoạt động này giúp tăng dòng tiền thông qua việc thu phí giao dịch Margin. Lợi nhuận nhận về sẽ cao hơn so với nguồn thu từ các giao dịch giao ngay thông thường.
  • Cải thiện thuật toán, nâng cấp nền tảng giúp mở rộng thêm nhiều hơn một cặp coin trong một pool và giảm thất thoát tạm thời.
  • Các tính năng phi tập trung và defi khác sẽ được cập nhật thêm vào giao thức.
  • Việc định hướng phát triển và ngân sách hỗ trợ sẽ được kiến nghị bởi nền tảng quản trị LUA. Cộng đồng có thể tham gia vào để đóng góp, quản trị và vận hành LuaSwap.

Hướng dẫn Farm LUA

Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu phần hấp dẫn nhất nhé, đó là cách Farm để nhận được token LUA. Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Mọi người sẽ tiến hành cung cấp thanh khoản cho vào Pool thanh khoản của TOMOE tại sàn Uniswap và nhận về Uniswap LP token và TOMOE nhé. Xem hướng dẫn cụ thể tại link này.

Bước 2: Truy cập vào trang Luaswap.org để nạp Uniswap LP token vào Luaswap.

Bước 3: Stake LP tokens

Chọn mục Unlock Wallet

Kết nối Luaswap với ví MetaMask hoặc Coin98 của bạn

Lựa chọn Pool bạn muốn tham gia, hiện tại Luaswap có hỗ trợ 4 Pool tất cả:

  • LUA – USDC
  • TOMOE – ETH
  • TOMOE – USDT
  • TOMOE – USDC

Ở đây mình sẽ chọn Pool TOMOE – USDT, lúc này sẽ hiện thị cụ thể số lượng LP tokens đã Staked và lượng LUA nhận được cho mỗi Block. Để tiếp tục, mọi người chọn vào Approve.

Lúc này sẽ có yêu cầu xác nhận trên ví MetaMask để cho phép Luaswap có quyền rút LP token UNI-V2 và tự động hóa giao dịch cho mọi người.

Bấm vào Stake để tiếp tục quá trình

Cuối cùng là nhập số lượng LP Token muốn Stake, sau đó chọn vào Confirm

Lúc này sẽ hiển thị thông báo chúc mừng việc Stake thành công, mọi người có thể xem được số lượng LP tokens đã Stake.

Quá trình gặt lúa đã hoàn tất, mọi người chỉ việc chờ LUA về thôi. Nếu không còn muốn Farm LUA nữa thì mọi người hoàn toàn có thể Unstake và trở về Farm tại Uniswap như ban đầu.

Lời kết

Trên đây là các kiến thức về giao thức Luaswap được mình nghiên cứu và biên soạn lại từ bài viết được đăng tại trang Medium của đội ngũ phát triển. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về Luaswap là gì và tham gia sử dụng để ủng hộ sản phẩm của chính người Việt chúng ta nhé. 

Hakka Finance (HAKKA) là gì? Cơn sốt đầu tư HAKKA Token

0

Tiếp nối chuỗi bài viết về xu hướng Defi của năm nay, mình sẽ giới thiệu với mọi người về đồng coin Hakka Finance (HAKKA). Đây là đồng coin đã tạo cơn sốt ngay khi vừa ra mắt và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng tài chính. 

Với hệ sinh thái đa dạng và sản phẩm được thiết kế độc đáo, Hakka Finance hứa hẹn sẽ là điểm sáng nổi bật của Blockchain trong năm nay. Trong bài viết này mình sẽ giúp mọi người hiểu thêm về Hakka Finance là gì để không bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này nhé.

Hakka Finance (HAKKA) là gì

Hakka Finance (HAKKA) là một hệ sinh thái đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ tài chính được xây dựng trên mạng lưới phi tập trung Blockchain.

Hakka Finance là gì
Hakka Finance là gì

Hệ sinh thái mà Hakka Finance cung cấp cho phép mọi người có thể tự do truy cập mà không chịu bất kỳ sự ràng buộc, quản lý từ một các nhân hay tổ chức nào. Có thể truy cập ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, đảm bảo được tính cá nhân, minh bạch và phi tập trung.

Website Hakka Finance: https://hakka.finance/

Hệ sinh thái của Hakka Finance

Bao gồm các sản phẩm chủ đạo sau:

  • Black Hole Swap: Một sàn DEX cho phép trao đổi (Swap) các đồng Stablecoin.
  • DeFi Handbook: Một thư viện kiến thức giúp các Developers tìm hiểu về các DeFi protocols.
  • 3F Mutual: Một quỹ tương hỗ có vai trò phòng ngừa rủi ro từ sự sụp đổ MakerDAO.
  • tCDP: Tokenizing CDP.
  • Crypto Structured Fund: Là một quỹ đầu tư.
  • Fulcrum Emergency Ejection: Một Smart Contract tự động tính toán số tiền tối đa có thể yêu cầu trong nhóm Fulcorm iETH.

Hệ sinh thái của Hakka Finance được vận hành và quản lý thông qua Governant token (token quản trị): HAKKA

Người dùng có thể bỏ phiếu thể hiện ý kiến của mình đối với các vấn đề của hệ sinh thái thông qua HIP (Hakka Improvement protocols) trên hệ thống bỏ phiếu OFF-CHAIN của Hakka Finance.

Black Hole Swap là gì

Sản phẩm nổi bật nhất đó là Black Hole Swap, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu:

Đây là công cụ tạo lập thị trường tự động (Auto Market Maker) cho phép mọi người hoán đổi các đồng ổn định Stablecoin, hiện tại cho phép mọi người Swap cặp DAI/USDC.

Cung cấp khả năng thanh khoản gần như vô hạn nhờ thiết kế đột phá và được tích hợp với các nền tảng Borrowing integrations và lending DeFi.

Nhờ việc tận dụng hiệu quả nguồn cung dư thừa khi vay từ các lending protocol, Black Hole Swap có thể xử lý giao dịch vượt xa khả năng thanh khoản của nó.

Do đã tích hợp với Lending protocol của Compound nên khi Liquidity Mining sẽ có khả năng nhận được đồng COMP. Sau đó, Black Hole Swap sẽ trực tiếp chuyển đổi COMP sang DAI hoặc USDC và gửi vào pool để tăng thêm lợi nhuận cho những người cung cấp thanh khoản (Liquidity providers).

Tính thanh khoản của Black Hole Swap
Tính thanh khoản của Black Hole Swap

Nhìn biểu đồ có thể thấy được các giao dịch bởi Black Hole Swap có sự trượt giá rất nhỏ bất kể kích thước của đơn order như thế nào.

HAKKA Token là gì?

Đây là đồng Token quản trị (Governance token) của hệ sinh thái Hakka Finance. HAKKA được sử dụng vào các chức năng:

HAKKA Token là gì
HAKKA Token
  • Quản trị (Governance): Người dùng có thể bày tỏ ý kiến cá nhân thông qua việc bỏ phiếu quyết định các vấn đề của hệ sinh thái Hakka Finance.
  • Phần thưởng (Liquidity mining Reward): HAKKA được dùng làm phần thưởng cho những người đóng góp thanh khoản trên Black Hole Swap.
  • Sharing income: Chia sẻ thu nhập của tất cả các sản phẩm của hệ sinh thái Hakka.

Thông tin cơ bản về Token HAKKA

Token Name HAKKA Token
Ticker HAKKA Finance là gì
Blockchain Ethereum
Contract 0x0E29e5AbbB5FD88e28b2d355774e73BD47dE3bcd
Token type Governance
Token Standard ERC-20
Total Supply 2,147,483,647 HAKKA
Circulating Supply 93,470,104 HAKKA

Tỉ lệ phân phối HAKKA

Số lượng Hakka được phân phối cụ thể như sau:

  • Seed sale: 10%
  • Ecosystem Fund: 20%
  • Team & Advisors: 10%
  • Future sale: 20%
  • Liquidity Mining & Incentives: 40%
    Tỉ lệ phân phối Hakka Finance
    Tỉ lệ phân phối Hakka Finance

HAKKA token sale

Early stage supporter: 72.014.500 token HAKKA đã được phát hành với giá 0.0005$ vào cuối năm 2019 để trang trải các chi phí cho team

Pre-Sale: 150.000.000 token HAKKA khác đã được phát hành với giá 0,001$ vào cuối tháng 7/2020..

Liquidity Mining

40% HAKKA sẽ được phân phối cho người dùng thông qua các chương trình khuyến khích và khai thác thanh khoản trong vòng 4 năm. Thể hiện cụ thể ở biểu đồ bên dưới.

Liquidity Mining Hakka Finance
Liquidity Mining Hakka Finance
  • Ecosystem Fund: Sẽ được sử dụng làm quỹ phát triển hệ sinh thái của Hakka Finance (Contributor Incentive Programs, Bounty, Community Events). Ecosystem Fund không có lịch cố định, khi cần mở khóa sẽ thông báo cho cộng đồng.
  • Future Sales: Token Sale trong tương lai, chưa có thời gian cụ thể.
  • Team and Advisors: Trả Token khi sản phẩm ra mắt. trả 1/12 mỗi tháng, trong vòng 12 tháng.

Bootstrap Fund (Early Supporter + Pre-Sale)

  • Early Supporter: 72,014,500 HAKKA – không bị lock.
  • Pre – Sale: 150,000,000 HAKKA – Trả 40% (60,000,000 HAKKA) Token ngay khi sản phẩm vừa ra mắt. Số lượng còn lại trả 10% mỗi tháng, trong 6 tháng.
  • 7,266,135 HAKKA bị chi tiêu quá mức trong Bootstrap Fund sẽ bị khấu trừ phần Token của Team và Advisors.

Sở hữu HAKKA Token bằng cách nào?

Cách đơn giản và phổ biến nhất là mua trực tiếp trên các sàn giao dịch tập trung như Hoo hoặc Hotbit.

Mua trên sàn DEX Uniswap, cách này phức tạp hơn một chút, mọi người tìm đọc bài viết về Uniswap trên website của mình

Tham gia Liquidity Farming để nhận được phần thưởng chính là đồng HAKKA.

Ví lưu trữ HAKKA

Vì đây là token tiêu chuẩn ERC-20 nên mọi người có thể thoải mái sử dụng các ví hỗ trợ tiêu chuẩn này của Ethereum như: Ledger NanoX, Metamask, TrustWallet, Coin98…

Đối với các bạn thường xuyên giao dịch HAKKA thì có thể lưu trữ trên ví của sàn.

Tiềm năng của Hakka Finance

Black Hole Swap với ưu điểm là cung cấp tính thanh khoản gần như vô hạn, tỉ lệ trượt giá rất ít trong khi giao dịch. Đây là điểm sáng giúp thu hút người dùng từ những sàn DEX lớn khác như Uniswap, Curve, Balancer,…

Bên cạnh đó, Black Hole Swap ra đời bắt kịp với xu thế Yield Farming trong năm nay, vì vậy việc Liquidity Mining để kiếm lợi nhuận ở đây rất hấp dẫn trong mắt cộng đồng Crypto.

Sản phẩm đáng chú ý sắp tới của Hakka Finance là 3FMutual, là một bản hợp đồng bảo hiểm chạy trên blockchain và nhằm mục đích cung cấp cơ chế bảo hiểm rủi ro liên quan đến các sản phẩm DeFi, chẳng hạn như MakerDAO.

Hiện nay, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Hakka Finance đến từ 2 nền tảng Defi đó là Yearn.finance và Compound, người sở hữu Governance token của hai nền tảng này có quyền đóng góp ý kiến cho hoạt động của giao thức thông quan hình thức bỏ phiếu on-chain. Tuy nhiên, có một nhược điểm là khi phí gas tăng lên làm một số người không muốn bỏ phiếu vì chi phí quá lớn. Do đó, hệ thống voting on-chain phải chịu rủi ro tiềm ẩn về chi phí cao và ý chí bỏ phiếu thấp của cộng đồng

Hệ thống voting off-chain của Hakka ra đời giúp khắc phục điểm yếu này, không tốn kém và giúp mọi người thoải mái nhất khi bỏ phiếu.

Lời kết

Bài viết vừa rồi mình đã cung cấp cho mọi người các thông tin cơ bản nhất khi muốn tìm hiểu về Hakka Finance là gì. Với những kế hoạch phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới, mọi người hãy thường xuyên theo dõi trang Web để cập nhật thông tin về Hakka Finance một cách nhanh nhất nhé. Chúc mọi người thành công!

Uniswap là gì? Thông tin và hướng dẫn về sàn DEX Uniswap cho người mới bắt đầu

0

Thông tin về Uniswap là gì? Xu hướng về Tài chính phi tập trung (DeFi) vẫn mới chỉ bắt đầu. Và ngày càng trở nên HOT và được quan tâm rất nhiều? Ví vậy, bài viết này sẽ chia sẻ và hướng dẫn sàn Uniswap – Một sàn giao dịch DEX đang làm mưa làm gió.

Ngay sau khi xuất hiện, Uniswap đã dần trở thành sàn giao dịch phi tập trung phổ biến nhất hiện nay. Uniswap khắc phục và giải quyết được những vẫn đề mà các sàn tài chính tập trung (CeFi). Những ưu điểm thấy rõ ràng nhất là hạn chế hacker tấn công, quản lý và lệ phí tùy ý. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Cập nhật: Uniswap đã cập nhật và ra mắt phiên bản Uniswap v3

Thông tin về Uniswap là gì

Uniswap là gì
Uniswap là gì

Những khái niệm đơn giản, nhiều người định nghĩa Uniswap là “sàn giao dịch” như các sàn khác. Hiểu như vậy không sai, tuy nhiên Uniswap thực chất còn rộng hơn khái niệm đấy.

Uniswap là một giao thức thanh khoản tự động (Automated Liquidity Protocol) hoạt động trên nền tảng của Ethereum. Uniswap cho phép bạn có thể swap bất kỳ Token ERC-20.

Swap (hoán đổi) – là hành động cho bạn trao đổi giữa các cặp coin/token mà không cần đơn vị trung gian nào. Uniswap tạo ra hoạt động giao dịch giữa các thành viên trong cộng đồng. Chính vì vậy, Uniswap không thu bất kỳ loại phí nền tảng hay đơn vị trung gian. Đây là một trong những điểm khác biệt giữa Uniswap và các sàn giao dịch khác.

Những tính năng của Uniswap

Sàn Uniswap có 4 tính năng chính như sau:

  • Swap: Một cách đơn giản để trao đổi một coin/token ERC-20 nhận lấy một coin/token khác. Bạn chọn một loại Token bạn sở hữu để đổi lấy một Token khác trong danh sách Token.
  • Liquidity Pool: Tính năng này của Uniswap cho phép người dùng kiếm tiền trực tiếp. Bằng việc bạn gửi một số lượng Token vào một Smart contract và sau đó bạn nhận lại Token ở Pool đó.
  • Flash Swap: Cho phép người dùng rút bất kỳ token ERC20 hoàn toàn miễn phí. Với điều kiện người dùng phải thanh toán hoặc trả lại số lượng Token đó.
  • Oracle: Người dùng có thể sử dụng dữ liệu giá trên chuỗi để hoạt động trong hệ sinh thái bao gồm những ứng dụng tài chính phái sinh, cho vay, giao dịch ký quỹ…

Cách thức hoạt động của Uniswap

Cách thức hoạt động của Uniswap
Cách thức hoạt động của Uniswap

Khái niệm về cách thức hoạt động của Uniswap bạn có thể tìm kiếm trên “Google”. Nhưng mình chắc chắn bạn không thể hiểu được chi tiết. Chính vì vậy mình cũng không dài dòng để giải thích thêm ở đây.

Việc hoạt động chúng ta không bàn sâu. Điều quan trọng chúng ta cần là cách thức giao dịch như thế nào.

Bạn chỉ cần lên sàn Uniswap xong đó chọn và nhập số lượng Token bạn mong muốn sở hữu. Việc tính toán hoàn toàn tự động và đơn giản.

Đánh giá ưu điểm sàn Uniswap

  • Phí giao dịch thấp: Uniswap tính phí cố định là 0,30% cho mỗi giao dịch. Đây là mức phí thấp nhất hiện nay so với các sàn giao dịch khác.
  • Không KYC (Xác minh danh tính): Vì là sàn giao dịch phi tập trung nên Uniswap không yêu cầu xác minh danh tính (KYC). Việc này sẽ giúp bạn tránh được rò rỉ thông tin cá nhân.
  • Tự quản lý tài sản: Bạn toàn quyền quản lý tiền của mình thông qua việc kết nối với ví cá nhân. Sẽ giúp bạn hạn chế được việc mất tiền do bất kỳ lý do nào.
  • Cơ hội tiếp cận với đồng coin/token mới: Đối với các sàn giao dịch tập trung, việc một Token được liệt kê lên sàn phải qua quá trình kiểm duyệt. Nhưng đối với Uniswap, bạn có thể nhận được thông báo sớm khi có một token mới xuất hiện. Đồng nghĩa bạn sẽ có cơ hội sở hữu token đó khi ra mắt sớm nhất với mức giá tốt nhất.

Rủi ro khi giao dịch trên Uniswap

Từ những ưu điểm nổi bật của Uniswap như trên thì đi kèm cũng có một số rủi ro nhất định. Điều mà chắc hẳn ai cũng lo ngại là mua hoặc đầu tư phải những dự án coin/token “rác”

Tất cả các coin/token hoạt động trên nền tảng ERC-20 đều được Uniswap niêm yết trên danh sách token. Chính từ việc khi bạn nhận được thông báo sớm nhất của một Token nào đó cũng là con dao 2 lưỡi. Có thể dự án Token đấy không thực sự an toàn và tiềm năng. Vậy nên dù bạn biết trước thông tin về một Token nào thì việc cần làm là phải xác thực thông tin dự án trước khi giao dịch hoặc đầu tư.

Token sàn Uniswap (UNI)

UNI là token của hệ sinh thái Uniswap. Uniswap đang phổ biến và trên đà phát triển rất tốt. Mục đích phát triển Token UNI để phục vụ cho cộng đồng giao dịch trên sàn Uniswap.

Token sàn Uniswap (UNI)
Token sàn Uniswap (UNI)

Nếu bạn đầu tư và sở hữu UNI cũng là một trong những giải pháp rất hữu ích. Sản phẩm của hệ sinh thái Uniswap và tốc độ tăng trưởng của hệ thống, Token UNI hứa hẹn sẽ có mức tăng trưởng tốt cho những ai sở hữu nó. Dưới đây là một thông tin về Token UNI:

Ký hiệu UNI
Nền tảng Blockchain Etherum
Tiêu chuẩn ERC-20
Contract 0x1f9840a85d5aF5bf1D1762F925BDADdC4201F984
Tổng cung 1.000.000.000 UNI
Lưu hành 100.000.000 UNI

Hướng dẫn sàn Uniswap

Uniswap cho phép các bạn kết nối trực tiếp với các ví như: MetaMask, Coinbase wallet, WalletConnect,… Trong bài hướng dẫn này, mình sẽ sử dụng ví Metamask để hướng dẫn các bạn.

Kết nối Metamask với Uniswap

Nếu bạn chưa tạo tài khoản ví Metamask, hãy xem bài viết hướng dẫn tạo và tải ví Metamask bên dưới nhé.

Sau khi đã có tài khoản Metamask, bạn đăng nhập vào tài khoản ví của mình và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập https://app.uniswap.org/. Sau đó, nhấn chọn ”Connect to a wallet”.

Kết nối ví với Uniswap
Kết nối ví với Uniswap

Bước 2: Chọn loại ví mà bạn muốn kết nối. Mình ví dụ chọn Metamask

Chọn ví kết nối
Chọn ví kết nối

Bước 3: Addon Metamask sẽ tự động mở lên, bạn chỉ cần ấn Connect -> Sign

Kết nối với ví Metamask
Kết nối với ví Metamask

Bước 4: Sau khi kết nối thành công, bạn sẽ thấy địa chỉ ví Metamask của mình ở góc trên màn hình.

Cách giao dịch (Swap) trên Uniswap

Bước 1: Chọn Coin/Token bạn đang sở hữu và điền số lượng bạn muốn swap (VD: ETH)

Chọn token và số lượng bạn có
Chọn token và số lượng bạn có

Bước 2: Chọn Coin/Token bạn muốn nhận (VD: USDT)

Chọn token nhận
Chọn token nhận

Bước 3: Hệ thống Uniswap sẽ tự tính số lượng tương ứng giữa tỷ giá của 2 cặp Coin/Token. Bạn kiểm tra lại một số thông tin sau:

  • Minimum received: Số tiền tối thiểu được đảm bảo bạn được nhận nếu giá giảm trong khi giao dịch được xử lý
  • Price Impact: Chênh lệch giữa giá thị trường và giá ước tính do Uniswap cung cấp
  • Liquidity Provider Fee: Phí bạn sẽ trả cho Uniswap.

Bước 4: Sau đó bạn ấn “Insufficient ETH balance“. Ngay lập tức của sổ Metamask mở lên và cuối cùng là bạn ấn Confirm để xác nhận.

Lời kết

Hiện tại Uniswap đang rất phát triển và hội tụ rất nhiều dự án phi tập trung DeFi. Chuẩn bị cho một xu hướng đầu tư DeFi thì bạn cần biết về sàn Uniswap là gì? Bài viết này hi vọng sẽ giúp bạn hiểu tổng quan và hướng dẫn cơ bản về sàn giao dịch Uniswap.  Với tốc độ này, Uniswap sẽ còn tiến xa và mạnh mẽ hơn nửa vào những năm tiếp theo.

Solana là gì? Kiến thức toàn tập về tiền điện tử Solana (SOL)

0

Trong thời gian gần đây, xu hướng DeFi đang phát triển mạnh mẽ. Dẫn tới một số đồng coin/token cũng tăng trưởng đáng kể. Trong đó đáng kể nhất là Solana. Bài viết này sẽ chia sẻ tới mọi người tất tần tật các kiến thức cần thiết về Blockchain Solana là gì và đồng SOL là gì.

Solana là cái tên khá là hot và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Với công nghệ đột phá, hệ sinh thái đa dạng và có khả năng mở rộng cao, tương lai của Solana có khả năng phát triển mạnh mẽ. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé

Solana là gì

Solana là một blockchain đơn chuỗi (single-chain), mã nguồn mở ra đời với mục đích nâng cao khả năng mở rộng của blockchain nhưng vẫn đảm bảo được tính phi tập trung và bảo mật.

Solana là gì
Solana là gì

Solana có khả năng mở rộng lên đến 65,000 TPS (transactions per second) và thời gian khối 400ms mà không cần áp dụng các giải pháp phức tạp như “Sharding” mà các Blockchain khác đang làm.

Giải pháp mà Solana sử dụng cho sự mở rộng mạng lưới Blockchain đó là phương thức Proof Of History (POH), Nó được xây dựng để giải quyết vấn đề thời gian trong các mạng phi tập trung ở nơi không có cùng mốc thời gian.

Để làm được điều đó, POH sử dụng Verifiable Delay Functions (hàm độ trễ có thể xác minh) cho phép mỗi node tạo mốc thời gian cục bộ cùng với hàm SHA256.

Phương thức Proof of History
Phương thức Proof of History

 

Điều này giúp loại bỏ các chương trình theo dõi thời gian trên mạng, cải thiện hiệu năng của mạng.

 Các chức năng được tích hợp trong mạng lưới của Solana:

  • Giải pháp Proof of History (PoH)
  • Cơ chế đồng thuận Tower BFT: một phiên bản PoH của cơ chế đồng thuận PBFT.
  • Giao thức truyền chuỗi khối Turbine.
  • Giao thức chuyển tiếp giao dịch ít mempool Gulfstream.
  • Bộ nhớ mở rộng theo chiều ngang Cloudbreak.
  • Đơn vị xử lý giao dịch Pipelining.
  • Công cụ xử lý giao dịch song song Sealevel.
  • Lưu trữ dữ liệu Archivers.

SOL là gì?

SOL là đồng Native token của mạng lưới Blockchain Solana, được sử dụng trong hệ sinh thái của Solana.

SOL là gì
SOL là gì

SOL được sử dụng vào các mục đích sau:

  • Trả phí giao dịch (Fees): SOL sẽ được sử dụng để thanh toán các phí trong mạng lưới blockchain của Solana như transactions fee, smart contract fee…
  • Tham gia Staking: SOL được dùng làm phần thưởng cho các Stakers/Nodes nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của mạng lưới.
  • Dùng cho hoạt động quản trị: Trong tương lai, nếu có những quyết định ảnh hưởng tới hoạt động của mạng sẽ cần có một đợt bỏ phiếu. Để tham gia bỏ phiếu bạn cần dùng SOL coin.

Thông tin cơ bản về đồng Solana (SOL)

  • Ký hiệu: SOL
  • Blockchain: Solana.
  • Giao thức đồng thuận: PoH & PoS
  • Tổng cung Token tối đa: 1,000,000,000 SOL
  • Tổng cung đang lưu thông: 37,911,209 SOL

Tỉ lệ phân phối Solana Token (SOL)

Tổng cung ban đầu của Solana là 500 triệu SOL và được phân bổ theo từng phần bên dưới:

Tỉ lệ phân phối Token SOL
Tỉ lệ phân phối Token SOL
  • 16.23% được bán qua vòng Seed Sale.
  • 12.92% được bán ở vòng Founding Sale.
  • 5.18% bán ra ở vòng Validator Sale.
  • 1.88% được bán qua Strategic Sale.
  • 1.64% bán thông qua hình thức đấu giá trên CoinList.
  • 12.79% do đội ngũ phát triển nắm giữ.
  • 10.46% thuộc về Solana Foundation.
  • 38.89% làm ngân sách cho các hoạt động Community.

Token Sales

Tổng số vốn kêu gọi được qua các vòng là 25.55 triệu USD. Chi tiết cụ thể như sau:

  • Seed Sale: Solana đã bán 16.23% token để gọi thành công 3.17 triệu đô với giá mỗi token là $0.04 từ ngày 05/04/2018.
  • Founding Sale: Bán 12.92% tổng cung token tại giá $0.2/SOL, Solana thu về được $12.63 triệu đô.
  • Validator Sale: Tháng 07/2019 Solana gọi thành công 5.7 triệu đô tương đương 5.18% tổng cung token tại giá $0.225/SOL.
  • Strategic Sale: Bán 1.88% tokens tại giá $0.25/SOL và thu về 2.29 triệu đô.
  • CoinList Sale: 1.76 triệu đô được gọi thành công qua hình thức đấu giá 1.64% token với giá trung bình $0.22/SOL.

Mua Solana (SOL) ở đâu

SOL được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch lớn
SOL được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch lớn

Hiện tại SOL được niêm yết trên rất nhiều sàn quốc tế như Binance, FTX, Bithumb, MXC,…. Volume giao dịch trên các sàn này khá lớn, có nhiều cặp tiền đa dạng cho để phù hợp cho mọi người. Ngoài ra, các sàn lớn còn hỗ trợ cả chế độ Margin giành cho những bạn trader muốn kiếm lợi nhuận thông qua việc giao dịch ngắn hạn đồng Solana này.

Với hệ sinh thái ngày càng được mở rộng mạnh mẽ, trong tương lai sắp tới đồng SOL sẽ được list trên nhiều sàn lớn khác.Giá đồng SOL kể từ khi lên sàn thấp nhất là 0.5$ và giá lên đỉnh điểm là 4.95$ vào đầu tháng 9/2020 vừa rồi.

Hướng dẫn Staking Solana

Đây là một hình thức để mọi người kiếm lợi nhuận khá tốt khi mà tham gia Staking và nhận được phần thưởng là đồng Solana (SOL). Mọi người thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Mua SOL (nếu các bạn đã có sẵn rồi thì bỏ qua bước này)

Bước 2: Chọn ví hỗ trợ Staking Solana. Hiện tại thì mọi người chỉ có thể Staking bằng ví Ledger Live.

Bước 3: Tiếp đó, mọi người sẽ tạo Staking Account. Lưu ý rằng Staking Account khác với Wallet Account.

Bước 4: Chọn Validator. Mọi người tham khảo Validator ở link này và đưa ra lựa chọn phù hợp nhé: https://forums.solana.com/t/validator-information-thread/577

Bước 5: Ủy quyền Stake cho Validator.

Tham khảo video hướng dẫn Staking Solana cụ thể dưới đây:

Ví lưu trữ Solana

Có nhiều loại ví khác nhau để lưu trữ đồng Solana, tùy thuộc vào điều kiện và mục đích sử dụng của mọi người.

Ví lạnh

Ví này phù hợp cho những bạn nào muốn lưu trữ đồng SOL lâu dài và ít sử dụng SOL vào việc giao dịch. Ưu điểm của ví là có độ bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho tài sản của bạn.

Một số ví phổ biến mình khuyên dùng là: Ledger Nano S, Ledger Nano X

Ví nóng Software Wallet

Ưu điểm khi lưu trữ SOL trên ví này là vừa đảm bảo được tính an toàn và riêng tư, vừa thuận tiện khi bạn thường xuyên có nhu cầu luân chuyển đồng SOL.

Mọi người có thể lưu trữ Solana (SOL) trên ví chính thức do Solana phát hành đó là SolFlare hoặc là lưu trữ trên Trust Wallet. Ngoài ra, ví Coin98 cũng là một lựa chọn rất tốt, đây là sản phẩm của người Việt Nam chúng ta và đang được phát triển rất mạnh mẽ với việc tích hợp nhiều nền tảng và nhiều hệ sinh thái có ích cho người dùng.

Ví sàn giao dịch

Với những bạn thường xuyên giao dịch đồng coin, đánh Exchange hoặc Margin thì đây là lựa chọn tối ưu nhất. Để sẵn Solana (SOL) trên sàn và khi thị trường xuất hiện điểm vào lệnh đẹp là có thể đặt lệnh ngay lập tức.

Ngoài ra, ví của các sàn lớn này cũng được bảo mật rất tốt và không ngừng được cải thiện để đảm bảo an toàn cho tài sản của người dùng.

Ưu điểm của Solana

Solana được định hướng phát triển với trọng tâm là cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, đây là một dự án mã nguồn mở được xây dựng trên toàn cầu mang tới khả năng mở rộng mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật.

Bên cạnh đó còn nhiều ưu điểm nổi bật khác:

  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình: bạn có thể phát triển Solana bằng các ngôn ngữ C, C++, Rust, Move, tích hợp máy chủ ảo linh hoạt.
  • Khả năng mở rộng cao: Solana hiện hỗ trợ hơn 50,000 giao dịch mỗi giây. Đồng thời duy trì thời gian khối là 400 mili giây mà không cần các giải pháp phức tạp như sharding hoặc layer 2.
  • Độ trễ thấp: ~ 1 giây.
  • Phí thấp: Ước tính 10 đô la cho 1 triệu giao dịch.
  • Tốc độ giao dịch và tạo khối cực nhanh.
  • Không lo ngại về vấn đề mở rộng của blockchain.
  • Bảo mật cấp độ doanh nghiệp.

So sánh nền tảng Solana và Ethereum

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trong tương lai Solana có thể soán ngôi của Ethereum để trở thành nền tảng được sử dụng phổ biến nhất cho việc phát triển ứng dụng phi tập trung và giao dịch tiền mã hóa.

Nhìn vào bảng so sánh bên dưới, mọi người có thể dễ dàng thấy được ưu điểm vượt trội của Solana về tốc độ giao dịch cao, phí giao dịch rất thấp, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến và đặc biệt là khả năng mở rộng dễ dàng.

Solana vs Ethereum
Solana vs Ethereum

Đội ngũ phát triển của Solana

Solana được xây dựng và phát triển bởi dàn đội ngũ giàu kinh nghiệm từ những công ty lớn tầm cỡ như Google, Apple, Intel, Twitter, Dropbox, Microsoft…etc. Với đội ngũ thành viên có kiến thức chuyên môn cao và giàu nhiệt huyết như thế này, có thể tin tương rằng trong tương lai không xa Solana sẽ là một thế lực mới trong lĩnh vực Blockchain.        

Đội ngũ phát triển của Solana
Đội ngũ phát triển của Solana
  • Anatoly Yakovenko: nắm giữ chức vụ CEO. Anatoly là người tạo ra Solana. Ông từng giữ chức vụ đứng đầu sự phát triển của các hệ điều hành tại Qualcomm, các hệ thống phi tập trung tại Mesosphere và nén tại Dropbox. Ông nắm giữ 2 bằng sáng chế cho các giao thức Hệ điều hành hiệu suất cao. Bên cạnh đó là nhà phát triển dẫn đầu phát triển công nghệ giúp Project Tango (VR / AR) có thể triển khai trên điện thoại Qualcomm.
  • Greg Fitzgerald: nắm giữ chức vụ CTO. Greg đã khám phá toàn cảnh của các hệ thống nhúng. Ông đã tạo ra một liên kết RPC hai chiều giữa C và Lua cho hệ điều hành BREW. Khám phá này giúp khởi chạy phần phụ trợ ARM cho chuỗi công cụ biên dịch LLVM.
  • Raj Gokal: nắm giữ chức vụ giám đốc khoa học. Eric đứng đầu khoa học dữ liệu và token economics. Ông học vật lý hạt tại Berkeley và nhận bằng tiến sĩ tại Columbia.

Ngoài ra, còn có một số thành viên nổi bật khác cùng đồng hành như: Stephen Akridge, Michael Vines, Tyera Eulberg, Carl Lin,..Mọi người có thể tham khảo thêm thông tin và tìm hiểu kỹ hơn về nhóm phát triển Solana tại trang: https://solana.com/

Hệ sinh thái Solana

Với tiềm năng của mình, Solana đã và đang liên kết với rất nhiều hệ sinh thái lớn trong lĩnh vực Blockchain, trong tương lai sẽ tiếp tục mở rộng để mang đến lợi ích tốt nhất cho người dùng.

Hệ sinh thái Solana
Hệ sinh thái Solana

Civic: Đây là một hệ sinh thái nhận diện phi tập trung, cùng cấp giải pháp xác minh danh tính một cách an toàn và tiết kiệm chi phí. Civic hợp tác với Solana để tích hợp giải pháp nhận dạng phi tập trung của họ.

Hummingbot: Hummingbot đang hợp tác với Solana để tích hợp giải pháp khai thác thanh khoản của họ để những người khai thác / thương nhân có thể kiếm được phí bằng cách cung cấp thanh khoản cho Solana trên nhiều sàn giao dịch khác nhau .

Chainlink: Solana dự định kết hợp cùng với Chainlink để phát triển một Oracle tần số cao có thể được sử dụng để giao dịch tùy chọn nhị phân.

Akash: Akash đang tích hợp cơ sở hạ tầng siêu máy chủ không cần máy chủ của mình vào Solana để cho phép người dùng dễ dàng triển khai các máy chủ mạnh mẽ và chi phí thấp để chạy các nút hoặc mở rộng ứng dụng của họ.

LoanSnap: LoanSnap đang tích hợp token HomeCoin của mình vào Solana để cung cấp cho người dùng cách kiếm phần thưởng cho chủ sở hữu HomeCoin để đổi lấy việc cung cấp thanh khoản cho các khoản vay.

Fortmatic: Fortmatic tích hợp SDK của mình vào Solana để cung cấp các lựa chọn thay thế dễ sử dụng cho ví web3 (MetaMask) cho người dùng cuối và nhà phát triển.

dFuse: dFuse đang triển khai giải pháp API của mình vào Solana để cho phép các nhà phát triển xây dựng và duy trì các ứng dụng hiệu suất dễ dàng trên giao thức.

Pocket Network: Dự án sẽ được tích hợp với Solana để giúp kích hoạt cho một ngăn xếp web3 mới, chống kiểm duyệt.

Lời kết

Vừa rồi mình đã cung cấp cho mọi người các kiến thức cơ bản về Blockchain Solana là gì và đồng SOL là gì. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn và có nhận định tốt nhất trước khi quyết định đầu tư vào Solana (SOL) nhé. Chúc mọi người thành công.

Platincoin là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về Platincoin (PLC)

0

Platincoin là gì? Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nền tảng công nghệ Blockchain cải tiến của Platincoin (PLC). Bitcoin được xem là nền tảng Blockchain đầu tiên, tiếp theo đó là Ethereum và Platincoin hứa hẹn khẳng định mang lại một nền tảng Blockchain thế hệ 3.

Platincoin là nền tảng công nghệ Blockchain cải tiến (Hybrid Blockchain). Đây là sự kết hợp của Proof-of-Work (PoW) và Proof-of-Stake (PoS). Hybrid Blockchain được đáh giá có tốc độ nhanh gấp 10 lần so với Bitcoin Blockchain. Ưu điểm của một đồng Altcoin chắc chắn là ở mặt công nghệ. Tuy nhiên, Platincoin không chỉ dừng lại ở đó, PLC có những tính năng khác ưu việt khiến cho nhiều người muốn sở hữu. Chúng ta cũng tìm hiểu ở bài viết bên dưới.

Platincoin là gì?

Platincoin là gì
Platincoin là gì

Platincoin (ký hiệu: PLC) là môt đồng tiền điện tử được Tập đoàn PLC AG (Thụy Sỹ) phát hành. Với những ưu điểm, PLC được giới chuyên gia đánh giá là uy tín nhất hiện nay.

Platincoin (PLC) là một sản phẩm blockchain và PLC được thiết kế để hỗ trợ các thanh toán trực tuyến. PLC đảm bảo 100% minh bạch và an toàn, tốc độ và ẩn danh.

Hệ sinh thái Platincoin hiện gồm có hơn 10 sản phẩm như Crypto ATM, PoS-terminal, Secure Box, v.v. PLC nằm ở trung tâm của hệ sinh thái.

Sau 2 năm phân phối và phát triển, PLC đã khẳng định được sự tin tưởng và đánh giá đúng về chất lượng. Giá của Platincoin liên tục tăng và đạt ngưỡng khoảng 15$/PLC vào tháng 09/2019.

Xem thêm: QuanTex là gì

Thông tin về Platincoin (PLC)

  • Ký hiệu: PLC
  • Tổng cung: 500.000.000 PLC
  • Nền tảng: Kết hợp giữa Proof-of-Work và Proof-of-Stake
  • Ứng dụng: Ví điện tử trên Android, IOS, Windows, Mac, Linux
  • Phương thức đầu tư: Power Minter (Đúc tiền)
  • Các gói đầu tư: 107€, 268€, 535€, 2675€
  • Lợi nhuận cam kết: 30%/năm

Ưu điểm của Platincoin (PLC)

Chúng ta cùng xem qua các ưu điểm Platincoin (PLC). Và đây cũng là những kế hoạch hoạch phát triển của PLC trong tương lai. Từ những ưu điểm dưới đây của PLC, chúng ta sẽ nhận định được tiềm năng của Platincoin.

Power Minter

Là một sản phẩm cho phép bạn nhận được lợi nhuận 30% hàng năm. 

PLC Secure Box

Là một máy tính mini cho phép chủ sở hữu nhận được tiền lãi hàng năm lên tới 10%. Công ty đã xin cấp 2 bằng sáng chế ứng dụng cho sản phẩm này và đã thông qua xác thực TUV.

Crypto ATM

Crypto ATMs là các thiết bị để giao dịch các Platincoin và các loại tiền. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc điện thoại thông minh có cài đặt ví điện tử.

Exchanger

Exchanger là nền tảng sẽ dùng để trao đổi nhanh từ tiền sang Platincoin và ngược lại với chi phí tối thiểu.

Marketplace

Marketplace Platincoin
Marketplace Platincoin

Là một trang web nơi người dùng có thể tạo một cửa hàng trực tuyến và bán các sản phẩm của họ.

Tiềm năng phát triển

Platincoin (PLC) cung cấp khả năng thanh toán bằng loại tiền này một cách hợp pháp ở bất kỳ nước nào trên thế giới chỉ trong 10 giây.

Công nghệ

Nền tảng này sử dụng công nghệ thanh toán ngoại tuyến. Ngay cả khi người dùng không có Internet.

Đội ngũ phát triển mạnh của Platincoin với mong muốn sẽ đưa PLC thành một trong altcoin có giá trị. Lộ trình rõ ràng và hướng đi cụ thể. Vì vậy, ngay từ đầu dự án Platincoin đã xây dựng ví điện tử và nền tảng cho riêng mình trên các hệ điều hành lớn.

Tỷ giá Platincoin (PLC)

Tỷ giá PLC tăng trưởng liên tục trong thời gian gần đây. Trên đây là tỷ giá Platincoin được cập nhật theo Coingecko hiện tại.

Sàn giao dịch Platincoin (PLC)

Platincoin (PLC) đang được giao dịch chủ yếu trên các sàn giao dịch Bibox, P2PB2B, Yobit, BitForex, Coinsbit và Bithumb Global. Với các cặp tiền như: PLC/USD, PLC/USDT, PLC/EUR, PLC/BTC, PLC/ETH…

Sàn giao dịch Platincoin (PLC)
Sàn giao dịch Platincoin (PLC)

Cộng đồng kiếm tiền Platincoin

Lời kết

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm hiểu được Platincoin là gì?. Những kiến thức tổng hợp về PLC sẽ giúp bạn lựa chọn đầu tư hợp lý. Nếu bạn còn thắc mắc hãy tìm hiểu thật kỹ để nắm đc PLC là gì. Hoặc comment bên dưới để chúng ta cùng tìm hiểu. Chúc các bạn đầu tư đạt lợi nhuận tốt nhất.

Decentralized Application (DApp) là gì? Hiểu rõ về tiềm năng và tương lai của DApp

0

Decentralized Application là gì? DApp là gì? Cùng với sự phát triển của tài chính phi tập trung (DeFi), các ứng dụng phi tập trung cũng liên tục được phát triển và ra mắt. Bài viết này, Đầu Tư Thụ Động sẽ cùng với bạn tìm hiểu về khái niệm DApp và đánh giá khách quan về tương lai của DApp.

Xuất hiện mạnh mẽ từ đầu năm 2020, các ứng dụng phi tập trung (DApp) đã dần dần thu hút được giới đầu tư tài chính. Đặc biệt đối với các DApp sử dụng các Token giá trị tốt. Nhìn nhận chung, DApp có lẽ sẽ là xu hướng của những năm sắp tới. Hãy bắt đầu tìm hiểu nhé.

DApp là gì

Decentralized Application (DApp) hay còn được gọi là Ứng dụng phi tập trung. DApp là những ứng dụng được lập trình trên nền tảng Blockchain.

Decentralized Application là gì
Decentralized Application là gì

Các ứng dụng phi tập trung này được hoạt động tự động nhờ có BlockchainSmartContract. DApp sử dụng Token phương thức thanh toán, giao dịch và trả lãi cho nhà đầu tư.

Đặc điểm của ứng dụng phi tập trung (DApp)

Đối với các DApp khác nhau có những đặc điểm riêng biệt khác nhau. Tuy nhiên, một DApp có thể được hình thành và sử dụng. Bắt buộc phải tồn tại 4 đặc điểm sau. Các đặc điểm này được coi là những đặc điểm quy chuẩn dành cho DApp.

  • Mã nguồn mở: Các DApp đều được lập trình và công khai mã nguồn của nó. Có thể hiểu một DApp khi đã được công khai thì mọi hoạt động thay đổi nó đều pháp được sự đồng thuận của cộng đồng. Đồng thời, bất kỳ ai cũng có thể góp phần thay đổi và đóng góp phát triển DApp đó.
  • Phi tập trung: Tất cả hoạt động của DApp đều được hoạt động trên Blockchain. Mọi hoạt động này đều công khai và phi tập trung. Không có bất kỳ bên thứ 3 nào được quyền quản lý và kiểm soát các hoạt động này.
  • Trả thưởng: Những người xác nhận trong việc tạo chuỗi Blockchain sẽ được khuyến khích bằng việc nhận phần thưởng. Phần thưởng được trả bằng chính Token đại diện trong nền tảng DApp đó.
  • Giao thức: Một DApp cần phải hoạt động theo một giao thức nhất định. Hiện tại trong lĩnh vực Blockchain có hai giao thức phổ biến nhất là Proof-of-Work (PoW) và Proof-of-Stake (PoS)

So sánh App và DApp

So sánh App và DApp
So sánh App và DApp

Các ứng dụng truyền thống trước đây đang dần bị công nghệ 4.0 khai phá và phát hiện ra nhiều thiếu sót. Điều tuyệt vời DApp ra đời cũng mang một mục đích nhỏ là khắc phục những hạn chế này. Chúng ta sẽ so sánh qua những khác biệt cơ bản giữa App và DApp

  Application (App) Decentralized Application (DApp)
Dữ liệu Dữ liệu ở tập trung máy chủ, dễ bị rò rỉ dữ liệu khối lượng lớn Dữ liệu lưu trữ phi tập trung. Tính an toàn dữ liệu cực kỳ cao
Thông tin Thông tin người dùng bị kiếm soát, dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân Thông tin người dùng là ẩn danh. Thông tin người dùng được mã hóa
Đặc điểm Không công khai và minh bạch Công khai và minh bạch trên Blockchain
Bảo mật Thấp và trung bình. Hacker có thể tấn công tập trung Cao. Mạng lưới phi tập trung nên Hacker rất khó để tấn công
Chi phí App tốt sẽ tốn nhiều về chi phí, nhân lực quản lý, vận hành Mức độ trung bình, vận hành và quản lý bằng quy tắc đồng thuận

Tiềm năng của DApp

Với những yếu tố kể trên, Dapp có những cải tiến công nghệ và bảo vệ thông tin người dùng tốt hơn App rất nhiều. Có thể nói rằng, Dapp chính là xu hướng công nghệ của thế giới và chiếm thị phần của Ứng dụng thông thường (App) trong một ngày không xa.

Tốc độ phát triển của công nghệ và sự xuất hiện của Blockchain đã khiến nhiều ứng dụng đang có trở nên lỗi thời. Hiện nay, việc tự động hóa, tính bảo mật và công khai đang được lên ngôi. Nhìn vào các tập đoàn lớn họ đang xúc tiến chuẩn bị Blockchain cho riêng mình. Qua đó cũng thấy được tương lai của DApp là như thế nào?

Chắc chắn rồi! Bắt đầu sớm sẽ luôn giúp bạn đón đầu được những cơ hội tốt. Việc sở hữu một ít Token của những DApp tốt hoàn toàn có thể giúp bạn gia tăng tài sản của mình. Tương tự việc bạn sở hữu những cổ phiếu của các tập đoàn như Amazon, Facebook, Youtube, Ebay… khoảng 10 năm trước? Đúng vậy, điều quan trọng là bạn có chọn và dám thử đầu tư hay không?

Một số DApp tốt nhất

Mình sẽ liệt kê một vài Token và DApp đã được mình đánh giá và nhận định tốt trong thời gian sắp tới. Dưới đây là những top 3 dự án DApp và Token mình đang đầu tư. Bạn có thể tham khảo và cân nhắc đầu tư

Tên Token Tổng cung
Draken Dex Crosschain DRD 200 triệu
DrakenX DRX 100 tỷ
TronCash TronCash 1 tỷ

Lời kết

Tổng kết lại bài viết này hi vọng giúp bạn hiểu được Decentralized Application là gì hay DApp là gì? Đánh giá khách quan thì DApp sẽ là một xu hướng và tiềm năng của DApp trong tương lai. Điều quan trọng lúc này đối với chúng ta là cùng nhau tìm được những dự án DApp tiềm năng để đầu tư đúng đắn. Chúc các bạn đầu tư thành công!

Proof Of Work là gì? Giải thích về thuật toán đầu tiên của mạng lưới Blockchain

0

Proof Of Work là gì? Có thể khái niệm về Proof-Of-Work (Bằng chứng công việc) không còn lạ với nhiều người. Những để hiểu chi tiết thì không phải ai cũng nắm được.

Hãy cùng Đầu Tư Thụ Động điểm lại một số ý chính về Proof Of Work, cơ chế hoạt động của Proof-Of-Work như thế nào? Hiểu rõ được các khái niệm này cũng làm bạn không bỡ ngỡ khi tham gia thế giới Blockchain

Proof Of Work là gì

Proof Of Work gọi tắt là PoW, là thuật toán đồng thuận đầu tiên xuất hiện trong mạng lưới Blockchain. Thuật ngữ này đã xuất hiện chung với sự xuất hiện của Bitcoin. Phần dưới sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về toàn bộ khái niệm của PoW. Chúng ta cùng bắt đầu nhé.

Proof Of Work là gì
Proof Of Work là gì

Proof Of Work (tiếng việt là Bằng chứng công việc, thường được gọi tắt là PoW) là một thuật toán đồng thuận của hầu hết các loại tiền điện tử.

Trong Blockchain, thuật toán này được sử dụng để xác nhận các giao dịch và tạo ra các khối mới cho chuỗi. Với PoW, các thợ mỏ hoàn thành việc xác nhận các giao dịch trên mạng và được thưởng.

Proof of Work là thuật toán đồng thuận đầu tiên xuất hiện. PoW vẫn là thuật toán được sử dụng hầu hết trên các đồng tiền điện tử. 

Proof Of Work được Satoshi Nakamoto giới thiệu trên WhitePaper của Bitcoin vào năm 2008. Tuy nhiên, khái niệm và công nghệ về PoW đã có từ trường đó rất lâu.

Cơ chế hoạt động Proof Of Work (PoW)

Cơ chế hoạt động của PoW tương đối đơn giản. Được hiểu ở đây là ghi lại các giao dịch vào sổ cái và xác nhận những giao dịch đấy.

Cơ chế hoạt động của PoW
Cơ chế hoạt động của PoW

Giả sử, tôi gửi cho bạn 1 Bitcoin, ngay lập tức giao dịch này được ghi vào số cái Blockchain. Các máy chủ hay các thợ đào trong mạng lưới sẽ bắt đầu sử dụng thiết bị của mình giải một thuật toán. Đáp án của thuật toán đó sẽ giúp xác thực giao dịch trên có hợp lệ hay không.

Và cứ như thế, từng giao dịch sẽ được ghi vào sổ cái, khi đủ số lượng giao dịch trong sổ sẽ kết thúc một chuối khối. Mỗi giao dịch thành công sẽ được trả một số lượng Bitcoin tương ứng cho các thợ đào.

Quá trình Proof Of Work này, người ta còn gọi là quá trình đào Bitcoin. Càng ngày thì việc giải thuật toán và đào Bitcoin càng lúc càng khó khăn.

Cuộc tấn công 51% là gì

Điều nguy hiểm nhất đối với một thuật toán PoWcuộc tấn công 51%. Trong PoW, khi một nhóm người khai thác đạt sản lượng trên 51% sẽ có thể quyết định hoạt động của mạng lưới.

Cuộc tấn công 51% là gì
Cuộc tấn công 51% là gì

Việc khai thác Bitcoin nói riêng và altcoin nói chung ngày càng khó. Vì vậy những thợ đào, tổ chức đào nhỏ lẻ thường tập trung lại với nhau theo nhóm, tổ chức lớn hơn.

Trong thực tế, điều này cũng có thể xảy ra do những nhóm có mục đích xấu hoặc những mỏ đào lớn.

Với cái tên “cuộc tấn công 51%” cũng thay cho lời kêu gọi cộng đồng tiền điện tử phòng chống lại việc đó. Chung tay xây dựng một thị trường tiền điện tử minh bạch.

Nhận định về thuật toán PoW

Thuật toán PoW là thuật toán đầu tiên của các loại tiền điện tử thế hệ đầu. Có thể nói nguy hiểm lớn nhất về thuật toán là “cuộc tấn công 51%” nói trên.

Bên cạnh đó, PoW còn được đánh giá khuyết điểm về việc hao tốn điện năng và tài nguyên khi khai thác. Theo thống kê, khai thác Bitcoin tiêu tốn khoảng 83 terawatt giờ (TWh) mỗi năm.

Những bất lợi của PoW và sự phát triển của công nghệ, đã mang lại một số cơ chế đồng thuận khác thay thế. Có lẽ phổ biến nhất là Proof-Of-Stake – bằng chứng cổ phần (PoS).

Lời kết

Trên đây là bài viết cơ bản về Proof Of Work là gì? Nắm được cơ bản về khái niệm sẽ giúp bạn quyết định lựa chọn đầu tư các loại tiền điện tử tốt hơn. Bên cạnh đó làm cơ sở để bạn đánh giá, so sánh được giữa 2 cơ chế đồng thuật là PoW và PoS. Hãy cho mình biết nhận định của bạn ở mục comment nhé.

Proof Of Stake (POS) là gì? Tìm hiểu về thuật toán đào coin POS mới nhất

0

Proof Of Stake là gì? POS là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết của Đầu Tư Thụ Động giai thích về điều này. Phân tích chi tiết về cách thực hoạt động, lợi ích và làm thế nào để Staking – đào coin với thuật toán POS. Chúng ta cùng bắt đầu nhé

Proof Of Stake là gì
Proof Of Stake là gì

Proof Of Stake là gì

Proof Of Stake hay còn gọi tắt là POS. Đây là một trong những dạng đồng thuận trong mạng lưới Blockchain. Có thể hiểu đây là một thuật toán đào coin bằng chính số lượng coin.

Proof Of Stake
Proof Of Stake

Nếu dịch ra tiếng việt sẽ là “Bằng chứng cổ phần“. Tới đây chắc bạn dễ dàng hình dung hơn rồi. Giả sử tương tự việc bạn mua cổ phần của một công ty nào đó. Thì lúc này bạn là cổ đông và bạn được trả lợi nhuận theo tháng/năm. Tùy vào mỗi công ty sẽ có chính sách khác nhau. Và tương tự vậy, tùy vào từng loại coin sẽ có cơ chế POS khác nhau.

Chuyên sâu hơn về Proof Of Stake (POS) thì tương đối là nhiều khái niệm nữa. Qua định nghĩa và ví dụ trên có thể sẽ giúp bạn hiểu phần nào và cũng có thể hiểu như vậy là đã đủ với một người mới.

Đánh giá về Proof Of Stake (POS)

Chắc chắn rồi! Dù là công nghệ mới hay cũ thì luôn luôn tồn tại cả ưu và nhược điểm. Ưu điểm là điểm vượt trội so với công nghệ cũ và nhược điểm là điều mà cần phải khắc phục. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vậy ưu điểm và nhược điểm của Proof Of Stake (POS) là gì?

Ưu điểm của POS

  • Mang coin đi sản sinh ra coin sẽ giúp các bạn gia tăng tài sản thay vì để coin ở ví chết và khó để sinh lợi nhuận.
  • Không cần máy móc hay cấu hình khủng. Vì hình thức này đào coin trực tiếp trên blockchain nên chỉ cần các bạn có thể truy cập và kết nối internet.
  • Lãi suất hấp dẫn đối với một số loại coin. Mức trung bình thường gặp là từ 10-20%/tháng.
  • Xu hướng các đồng coin đang đi theo thuật toán POS. Ngay cả Ethereum cũng đang muốn chuyển sang thuật toán POS này. Vì vậy, việc nắm giữ và sản sinh ra coin POS có thể sẽ mang lại lợi nhuận tốt cho bạn

Nhược điểm của POS

  • Khi tỷ lệ đào thấp, coin ít được quan tâm và phát triển, khả năng coin giá giám và tỷ suất đào không bù đắp được mức trượt giá. Vì vậy các bạn nên chọn những coin POS hợp lý khi đầu tư.
  • POS dễ bị Scam coin, các bạn nên cận thận.

Cách hoạt động của POS

Proof Of Stake yêu cầu những người tham gia trong mạng lưới đóng góp một lượng coin để xác nhận đồng thuận cho từng block. Sau khi mở được block, phần thưởng của khối block sẽ được chia đều cho sự đóng góp token/coin đó của bạn và mọi người tham gia mạng lưới.

Bất kỳ ai muốn tham gia vào quá trình Staking đều phải sở hữu một số lượng token/coin trong hệ thống blockchain. Sau khi Staking, mạng lưới sẽ khóa một phần để làm tài sản thế chấp đảm bảo việc xác nhận của mạng lưới.

Việc đào coin theo thuật toán POS không đơn thuần là bạn bỏ coin vào để nhận lãi hàng ngày. Việc quyết định để bạn đạt lợi nhuận cao là bạn cần có Weight thật cao để cạnh tranh với các Staker khác.

Làm thế nào để đào coin POS

Như đã nói thì đầu tiên các bạn cần sở hữu một số lượng coin theo thuật toán POS để chuẩn bị đóng góp Staking.

Tiếp theo, tải ví của bạn và đồng bộ trên máy tính để tiến hành quá trình Staking

Để máy chạy 24/24 cho Staking. Sau một thời gian số lượng coin sẽ tham gia vào quá trình tranh đấu với các Staker khác.

Lưu ý: Tùy vào từng loại coin sẽ có cơ chế Staking khác nhau. Bạn nên tham khảo trực tiếp trên tài liệu chính thống của coin đó.

Lời kết

Mình đã giải thích về Proof Of Stake là gì? Bài viết chỉ dừng ở mức độ cơ bản cho người mới. Nếu bạn cần tìm hiểu chuyên sâu hơn có thể tìm kiếm từ khóa “what is Proof of Stake” và tham khảo các trang nước ngoài. Nếu bạn đang sở hữu một số coin POS có lẽ bài viết này sẽ giúp bạn nắm được tổng quát cơ chế hoạt động và cách đào coin bằng thuật toán POS.

OK! Nếu thấy hữu ích hay có ý kiến khác hãy cho mình biết tại phần comment nhé.