Trang chủ Blog Page 58

500+ thuật ngữ tiền điện tử (Crypto Phrases) các trader phải biết

0

Tham gia vào thị trường tiền điện tử bạn sẽ bắt gặp những thuật ngữ bằng tiếng anh. Có những từ quen thuộc những cũng có những từ xa lạ, đặc biệt là các trader mới. Bài viết này, DauTuThuDong.com sẽ tổng hợp hơn 500+ thuật ngữ tiền điện tử dành cho tất cả trader.

Các thuật ngữ tiền điện tử (Crypto Phrases) từ A-Z

Lưu ý: Bài viết này, mình phân ra theo chữ cái, bạn có thể sử dụng phần Mục lục để tìm đến nhóm thuật ngữ bạn muốn xem. Hoặc ấn Ctrl + F để tìm kiếm thuật ngữ đó.

Các thuật ngữ tiền điện tử (Crypto Phrases)
Các thuật ngữ tiền điện tử (Crypto Phrases)

A

  • Address: Địa chỉ để nhận tiền. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa, địa chỉ không phải là public key nhưng nó là public key được mã hoá dưới dạng Base64 và có mã kiểm tra để tránh trường hợp gõ nhầm một vài ký tự dẫn đến sai địa chỉ.
  • Algorithm: Thuật toán, trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì thuật toán thường nói đến thuật toán băm mà loại tiền kỹ thuật số đó sử dụng.
  • Altcoin: Thuật ngữ này có nghĩa nói đến các loại coin khác. Ban đầu chỉ có Bitcoin cho đến khi có nhiều coin khác thì người ta nghĩ ra thuật ngữ này để chỉ các loại coin không phải Bitcoin. Altcoin hay cách viết đầy đủ là Alternate Coins.
  • AML: Đây là từ viết tắt của Anti Money Laundering có nghĩa là một quy định về chống rửa tiền.
  • API: Đây là từ viết tắt của Application Programing Interface có nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng. Thường một phần mềm muốn mở các kênh để giao tiếp với các phần mềm khác thì người ta tạo ra các giao diện lập trình ứng dụng này để các phần mềm khác dễ dàng tương tác được với phần mềm đó. Đối với các hệ điều hành thì API được dùng để giúp cho các phần mềm chạy trên hệ điều hành đó sử dụng các chức năng được xây dựng sẵn trong hệ điều hành chỉ bằng việc sử dụng các quy tắc giao tiếp quy định trong API. Sau này các website cũng tạo ra các giao diện lập trình ứng dụng để các lập trình viên của các bên thứ ba dễ dàng viết các phần mềm kết nối và tương tác với trang web của họ. Facebook nhờ phát triển bộ API mạnh mẽ đã giúp các lập trình game và các nhà phát triển ứng dụng tạo ra rất nhiều ứng dụng trên nền Facebook, nhờ đó Facebook chiến thắng Myspace để trở thành mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
  • Arbitrage: lợi dụng sự khác biệt về giá của cùng một mặt hàng trên hai sàn giao dịch khác nhau. thường được đề cập khi so sánh giá eth trên các sàn giao dịch của hàn quốc với các sàn giao dịch của mỹ.
  • ASIC: Là viết tắt của Application Specific Integrated Circuit có nghĩa là mạch tích hợp cho một ứng dụng cụ thể. Thường trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa có sử dụng các thuật toán băm nhất định cho việc tạo Blockchain và các máy đào coin thường được thiết kế cho những thuật toán nhất định giúp cho tăng tốc độ đào coin. Ví dụ máy đào Bitcoin có ASIC với thuật toán SHA256 còn máy đào ASIC đào Dash thì được tạo ra cho thuật toán X11 của Dash.
  • ASIC MINER: đây là ứng dụng dùng để khai thác bitcoin. các thiết bị này có thể kết nối trực tiếp máy tính với nhau, cáp internet hoặc liên kết không dây
  • ASHDRAKED: bạn mất sạch tiền.
  • ATH: All-Time Aigh – giá cao nhất được ghi nhận của tài sản nào đó

B

  • Bear/Bearish: xu hướng thị trường đi xuống, giá tiêu cực, được dự kiến đi xuống.
  • Blind signature: chữ ký mù
  • Black swan: một thiên nga đen (black swan) là một sự kiện hoặc biến cố mà lệch xa hơn những gì thường được kỳ vọng của một tình huống mà sẽ vô cùng khó dự đoán.
  • Bull/Bullish: xu hướng thị trường lên, giá tích cực, dự kiến đi lên.
  • Block:Trong thế giới tiền kỹ thuật số thì mỗi block là một nhóm các giao dịch và cơ sở dữ liệu của tiền kỹ thuật số chính là một chuỗi các khối của các giao dịch này. Các loại tiền kỹ thuật số khác nhau sử dụng các khối có độ lớn khác nhau. Ví dụ hiện tại Bitcoin sử dụng một khối có độ lớn là 1 MB, tuy nhiên điều này có thể thay đổi trong tương lai. Người ta nói tất cả các giao dịch được lưu vào một cuốn sổ cái thì mỗi block ví như một một trang trong cuốn sổ đó.
  • Blockchain: Có nghĩa là chuỗi các khối chứa các giao dịch được kết nối với nhau theo dạng móc xích có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là từ khoá chỉ cho việc ứng dụng kỹ thuật móc xích các khối thành chuỗi kết nối với nhau và sử dụng công nghệ mạng ngang hàng để lưu đồng bộ dữ liệu trên tất cả các nút mạng. Vì công nghệ này sử dụng các nút mạng được kết nối ngang hàng với nhau nên có thể thời gian ở các nút mạng không giống nhau nên việc sử dụng các khối kết nối móc xích như vậy để đảm bảo thứ tự thời gian của chúng.
  • Blockchain Address: địa chỉ khối , thông thường khi một khối mới được tạo ra thì luôn có 1 địa chỉ kèm theo khối đó .
  • Block explorer: Đây là một công cụ giúp các lập trình viên, các nhà nghiên cứu về blockchain theo dõi và lần tìm các giao dịch. Đây là công cụ giúp cho lĩnh vực tiền tệ mã hóa có được sự minh bạch. Ví dụ: Etherscan
  • Block reward: Đây là từ nói về phần thưởng cho thợ đào coin nào đào được một khối. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa sử dụng cơ chế Proof of Work thì các máy đào phải thi nhau giải được một đoạn băm có độ khó nào đó để giành được quyền tạo một khối. Máy đào nào giải được trước sẽ có quyền tạo khối và nhận được phần thưởng cho việc tạo khối đó.
  • Block height: chiều cao khối
  • Block size: Nghĩa là kích thước của một khối.
  • Blocktime: Nghĩa là thời gian để thực hiện một khối. Ví dụ với Bitcoin thì có thời gian trung bình là 10 phút cho mỗi khối còn Dash lại quy định thời gian trung bình cho mỗi khối là khoảng 2 phút rưỡi. Nếu các máy đào giải được đoạn băm với độ khó nhất định sớm hơn thời gian trung bình thì độ khó được tăng lên, còn nếu các máy đào làm chậm hơn so với thời gian trung bình thì độ khó lại giảm đi
  • Bitcoin: với chữ B viết hoa, là loại tiền kỹ thuật số hoàn chỉnh đầu tiên sử dụng kỹ thuật blockchain.
  • bitcoin: với chữ b viết thường , kèm theo khi nói 1 bitcoin, 2 bitcoin … tương tự ­= 1 BTC, 2 BTC
  • BTC: Đây là ký hiệu từ viết tắt của Bitcoin dùng để phân biệt với các loại tiền mã hóa khác khi chuyển đổi trên sàn giao dịch tiền mã hóa .
  • Budget: Ngân sách. Đối với tiền kỹ thuật số như Dash có sử dụng một cơ chế để cấp vốn cho các dự án của cộng đồng nhằm cải tiến công nghệ hoặc giúp cho loại tiền đó được trở nên phổ biến thì ngân sách ở đây có nghĩa là khoản vốn được sinh ra bởi hệ thống dành cho các dự án của cộng đồng.
  • BTFD :buy the fucking dip. thị trường đang xuống? mua khi đỏ máu. dấu hiệu để mua một coin khi nó giảm thật nhiều.

C

  • Circulating Supply: Đây là chỉ số về các loại tiền kỹ thuật số, nó cho biết số tổng lượng coin đang được lưu hành trên thị trường của loại tiền đó.
  • Confirm: Hay còn gọi là xác nhận chỉ việc các máy đào coin đã thực hiện việc xác thực một giao dịch. Thông thường trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì cứ một khoảng thời gian nhất định thì máy đào coin sẽ thực hiện xác nhận các giao dịch trong một khối. Một giao dịch càng được nhiều việc xác nhận thì giao dịch đó càng an toàn. Trong giao dịch thông thường thì các ví thường yêu cầu có khoảng 6 xác nhận để nó được coi là đảm bảo an toàn.
  • CLOUD Act:  đạo luật Sử dụng Dữ liệu ở nước ngoài . Đạo luật này cho phép các cơ quan thực thi pháp luật có thể yêu cầu truy cập thông tin trực tuyến từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới từ nước mỹ và dữ liệu cũng có thể cung cấp ngược lại nếu có quốc gia nào yêu cầu thông tin trực tuyến từ các công ty ở mỹ.
  • Cloud storage: lưu trữ đám mây
  • Combination lock: khóa mật mã
  • Cryptojacking: là một cuộc tấn công mà những kẻ tấn công sẽ chạy một phần mềm đào tiền điện tử trên phần cứng của bạn mà không có sự cho phép của bạn. Những kẻ tấn công này lấy tiền điện tử và bán nó để thu lợi nhuận, nhưng bạn sẽ gặp vấn đề khi sử dụng CPU ở mức cao và hóa đơn tiền điện tăng nhanh.
  • Cryptocurrency: Có nghĩa là tiền mã hoá, hay tiền kỹ thuật số có mã nguồn mở .
  • Cryptography: Có nghĩa là ngành mật mã học, hoặc phương pháp mã hoá hay lĩnh vực nghiên cứu về việc biến đổi nội dung một thông điệp thành một định dạng mà chỉ những người có chìa khoá mới có thể đọc được nội dung của nó.
  • Cryptographic hash function: hàm băm mật mã học
  • Cold storage: quá trình di chuyển cryptocurrency “offline”, như một cách để bảo vệ crypto của bạn khỏi bị hack. có nhiều cách để thực hiện việc này, nhưng một số phương pháp được sử dụng phổ biến nhất: (1) in mã qr của ví phần mềm và cất giữ ở nơi an toàn, chẳng hạn như két sắt (2) chuyển các tệp của soft wallet sang ổ usb và lưu trữ nó ở nơi an toàn (3) sử dụng ví cứng

D

  • DAPI: Là viết tắt của Decentralized Application Programing Interface, đây là một khái niệm được đưa ra bởi Evan Duffield người sáng lập ra Dash. DAPI có nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng phi tập trung, tức là đây là một giao diện lập trình cho các ứng dụng để tương tác với hệ thống phi tập trung của Dash mà không cần phải tương tác với một máy chủ nào mà hệ thống Dash sẽ tự động truy xuất dữ liệu trên hệ thống nhằm cung cấp dữ liệu hoặc phương thức giao tiếp cho các chương trình bên ngoài hoặc xây dựng nhằm tận dụng công nghệ nền tảng của Dash.
  • DAO: Là viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, có nghĩa là một hệ thống hoạt động tự động và phi tập trung. Sự tự động ở đây có nghĩa là không cần sự điều khiển hay ra lệnh mà tự suy luận và hành động. Một hệ thống tự động có thể xem như một tổ ong hay một tổ kiến khi mà mỗi thành viên của hệ thống tự biết nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần sự ra lệnh hay cho phép của các thành viên khác.
  • DarkSend: Đây là tên gọi cũ của công nghệ PrivateSend của Dash cho phép người dùng Dash có thể gửi tiền cho nhau một cách ẩn danh và đảm bảo sự riêng tư cao.
  • Dash: Là một loại tiền kỹ thuật số, là một công nghệ tiền mã hóa phi tập trung. Dash cũng có nghĩa là tiền mặt điện tử, tiếng Anh gọi là Digital Cash. Dash cũng là tên của đơn vị tiền kỹ thuật số có tên là Dash, 1 Dash cũng như một Đồng, một Đô la, một Bitcoin…
  • Dash Drive: Hay còn gọi là DashDrive là công nghệ đặc biệt của Dash (phát hành với bản Evolution của Dash) cho phép lưu trữ thông tin về các ví của người dùng trên ổ cứng của các Masternode. Điều này cho phép người dùng có thể truy cập ví của mình ở bất cứ đâu từ ví trên máy tính, trên điện thoại, thậm chí trên web thông qua giao diện lập trình ứng dụng phi tập trung của Dash.
  • Decentralize: Có nghĩa là phi tập trung.
  • Decentralized Oracle: Đây là một khái niệm mới được đưa ra bởi Evan Duffield, người sáng lập ra Dash. Công nghệ này cho phép các masternode truy vấn đến các nguồn dữ liệu khác nhau và hệ thống Dash sẽ tự động biểu quyết để chọn và đánh giá tính chính xác của thông tin dựa trên kết quả biểu quyết tự động giữa một nhóm tối thiểu n nút ngẫu nhiên của các masternode. Đây là yếu tố then chốt đảm bảo cho một hợp đồng thông minh (smart contract) thực sự đảm bảo được tính chất phi tập trung.
  • Decrypt: Có nghĩa là giải mã, là biến đổi những thông điệp đã được mã hoá thành định dạng mà có thể đọc được. Decrypt là ngược lại của Encrypt (mã hoá).
  • Decryption: Có nghĩa là sự giải mã.
  • Ddos : viết tắt của “distributed denial of service“ . Một cuộc tấn công ddos sử dụng nhiều máy tính dưới sự kiểm soát của admin để làm suy yếu nguồn lực của một mục tiêu chính. khiến cho webiste trở nên quá tải, có khi phải dừng hoạt động
  • Difficult target: chỉ tiêu độ khó
  • Digital signature: chữ ký điện tử
  • Distributed consensus: đồng thuận phân tán
  • Digital identily: nhận diện kỹ thuật số
  • Distributed public ledger: sổ cái công khai phân tán
  • Distributed ledger: sổ cái phân tán
  • Dildo: nến xanh lớn bất thường.
  • Double spending: giao dịch lặp chi, có thể hiểu như là một cuộc tấn công mà một bộ coin nhất định được chi tiêu trong nhiều giao dịch.
  • Deflation: Có nghĩa là giảm phát và ngược lại với ý nghĩa của lạm phát. Giảm phát có nghĩa là khi lượng cung tiền ít hơn nhu cầu lưu thông của loại tiền đó khiến giá của nó tăng lên.
  • Duff: Đơn vị nhỏ nhất của Dash. Một Duff bằng 0.00000001 Dash. Duff cũng là mấy chữ cái đầu của Duffield (Họ của Evan Duffield người sáng lập ra Dash).
  • Dump: Có nghĩa là xả, hay bán tống bán tháo ra ngoài thị trường để rút tiền về. Đây là một khái niệm với những trader tiền mã hóa trên các sàn giao dịch. Một số trader trên sàn giao dịch tiền mã hóa khi thấy loại coin mình nắm giữ có tin xấu thì người đó tìm cách bán tống bán tháo số tiền của mình để rút ra càng sớm càng tốt.
  • Dyor: là viết tắt của (do your own research) tự mình nghiên cứu.

E

  • Eea: doanh nghiệp ethereum alliance. một liên minh khởi nghiệp và tập đoàn cố gắng tìm ra cách tốt nhất để sử dụng điều này
  • Ethereum: Đây là tên một mạng lưới công nghệ blockchain đầu tiên có khả năng cho phép nhúng các đoạn chương trình có khả năng của một ngôn ngữ lập trình hoàn chỉnh vào blockchain.
  • Ether: là một loại tiền mã hóa được cung cấp trong mạng lưới Ethereum
  • ETH: Là ký hiệu viết tắt của Ether, tính như là một đơn vị tiền tệ của mạng lưới Ethereum. Thường được sử dụng trên các sàn giao dịch tiền mã hóa .
  • Ethereum Virtual Machine (EVM): là một mạng máy ảo hoàn toàn Turing . có thể thực thi các kịch bản bằng cách sử dụng một mạng lưới máy tính Ethereum.
  • Electrum: Là tên một loại ví của tiền điện tử, loại ví này không tải toàn bộ blockchain về máy trạm của người dùng mà thay vào đó nó truy cập đến blockchain nằm trên máy chủ. Electrum không đảm bảo tính phi tập trung, tuy nhiên nó cho phép người dùng có được sự tiện lợi và nhanh chóng do không phải tải toàn bộ blockchain về máy trạm.
  • Elliptic curve digital signature algorihm: giải thuật ký số hệ mật đường cong elliptic
  • Encrypt: Có nghĩa là mã hoá, tức là biến một thông điệp thông thường thành một dạng bí mật mà bình thường không thể nào đọc được. Ngược lại với Encrypt là Decrypt (giải mã).
  • Encryption: Có nghĩa là sự mã hoá.
  • Exchange: Là sàn giao dịch (tiền mã hóa, hoặc chứng khoán)

F

  • FA: fundamental analysis phân tích cơ bản.
  • Fiat: tiền tệ do chính phủ cấp, chẳng hạn như đô la mỹ.
  • Fiat currency: một đồng tiền không có giá trị nội tại nhưng được coi là có giá trị vì một chính phủ đã tuyên bố nó là như vậy. Từ ‘fiat’ xuất phát từ tiếng latin, có nghĩa là “hãy để nó được thực hiện”
  • Fincen: viết tắt của “FINANCIAL CRIMES ENFORCEMENT NETWORK” là một cơ quan thuộc bộ ngoại giao hoa kỳ kho bạc để thu thập và phân tích thông tin về các giao dịch tài chính để chống và rửa tiền, tài trợ khủng bố , và các tội phạm tài chính.
  • Fee: Nghĩa là phí, hay còn gọi là phí giao dịch là chi phí mà chúng ta phải trả cho mạng lưới cho mỗi giao dịch chuyển tiền.
  • Fomo: “fear of missing out”, cảm giác đáng tiếc khi một điều gì đó tăng vọt mà không có sự có mặt của bạn.
  • Frontier, homestead, metropolis, serenity: bốn giai đoạn kế hoạch của lộ trình phát triển ethereum.
  • Flippening: một sự kiện tiềm năng trong tương lai, khi đó vốn hóa thị trường của ethereum vượt qua giới hạn thị trường của bitcoin, khiến ethereum trở thành loại tiền tệ “có giá trị” nhất. Trang web này cho thấy tiến độ của flippening trong thời gian thực: https://www.flippening.watch/
  • Fork: Trong lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở thì ai cũng có thể sử dụng mã nguồn mở của người khác cho các phần mềm của mình miễn sao cũng phải tiếp tục để cho phần mềm của mình ở dạng mã nguồn và người khác cũng có thể sử dụng tiếp được. Fork là cách sử dụng mã nguồn của một phần mềm trước đó sau đó thay đổi đi để tạo ra một chức năng khác. Ví dụ ban đầu phần mềm Bitcoin được lập ra nhưng sau đó Dash được tạo ra trên nền tảng ban đầu của phần mềm Bitcoin, tất nhiên Dash cũng thay đổi rất nhiều để tạo ra một biến thể khác. Đến lượt nó lại có nhiều phần mềm khác Fork ra từ Dash như PIVX, Bitsend,… Không có giới hạn về việc thay đổi nhiều hay ít, miễn sao dùng phần mềm mã nguồn mở của người khác sau đó thay đổi để thành riêng của mình thì quá trình đó gọi là fork.
  • FUD: Là viết tắt của Fear – Uncertainty – Doubt có nghĩa là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ. Điều này ám chỉ việc lo lắng, sợ hãi, và cảm thấy không chắc chắn khi quyết định đầu tư, mua bán, hoặc giao dịch trên các sàn giao dịch tiền tệ mã hóa. FUDer có nghĩa là người có những đặc điểm như sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ. Để không bị coi là FUDer thì chúng ta nên dành thời gian tìm hiểu thật kỹ lưỡng kể cả những yếu tố về công nghệ cũng như về kinh tế học để khi quyết định thì chúng ta có một sự chắc chắn và tự tin.
  • Fudster: một ai đó đang tung những tin tiêu cực.
  • Full node: Tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ mạng ngang hàng Peer To Peer (P2P) và mạng ngang hàng coi mỗi một máy kết nối vào mạng lưới như là một nút mạng, mỗi nút mạng có thể bật hoặc tắt và các máy khi kết nối mạng sẽ phải đồng bộ hoặc truy cập dữ liệu từ các nút mạng có đầy đủ thông tin. Full node là một nút mạng mà có chứa đầy đủ toàn bộ dữ liệu của các giao dịch. Một mạng lưới có nhiều full node đảm bảo dữ liệu được nhân bản rộng rãi và điều đó tránh được nguy cơ bị đánh tráo dữ liệu.
  • Funding: Đây là một thuật ngữ của giới đầu tư có nghĩa là sự cấp vốn. Có thể đó là sự cấp vốn cho các dự án hoặc sự cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp. Lĩnh vực tiền tệ mã hóa mới sử dụng khái niệm này bởi Dash vì bản thân hệ sinh thái của Dash có khả năng cấp vốn cho các dự án của cộng đồng giúp phát triển thêm các tính năng mới cho hệ thống hoặc các dự án làm gia tăng giá trị cho hệ sinh thái này.

G

  • Github: Vì lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì cần đảm bảo tính minh bạch và mã nguồn mở nên các phần mềm của lĩnh vực này thường sử dụng một công cụ quản lý mã nguồn là Github. Đây là một công cụ quản lý và chia sẻ mã nguồn phần mềm có thể được sử dụng miễn phí nên được rất nhiều những người lập trình ứng dụng blockchain sử dụng vì tính minh bạch, công khai và khả năng hợp tác giữa các lập trình viên rất cao của nó.
  • Governance: Đây cũng là một thuật ngữ mới được sử dụng trong thời gian gần đây do lĩnh vực tiền tệ mã hóa có rất nhiều người tham gia hệ sinh thái nên rất khó khăn cho việc đồng thuận để chọn lựa những hướng đi nhất định cho cộng đồng. Governance là cách thức cho phép cộng đồng có thể đưa ra quyết định chung mà không tạo ra mâu thuẫn. Đây cũng có nghĩa là quản trị, hay cai trị. Một hệ thống tiền tệ mã hóa thì không chỉ cần có một hệ thống quản trị mà còn cần hệ thống quản trị phi tập trung (Decentralized Governance), tức là không cần thiết phải tin tưởng vào một người hay một tổ chức nào mà cộng đồng có thể đưa ra quyết định bằng cách bỏ phiếu. Công nghệ mã hoá cho phép cộng đồng có thể bỏ phiếu và kiểm soát được việc bỏ phiếu đó sao cho công bằng và minh bạch.
  • Gas: một phép đo mức độ xử lý được yêu cầu bởi mạng ethereum để xử lý một giao dịch. Các giao dịch đơn giản như gửi ether đến một địa chỉ khác, thường không đòi hỏi nhiều gas. Các giao dịch phức tạp hơn, như triển khai hợp đồng smart contract, yêu cầu nhiều gas hơn.
  • Gas price: lượng ether được dùng cho mỗi đơn vị gas trên một giao dịch. Người khởi xướng một giao dịch chọn và thanh toán gas price của giao dịch. Các giao dịch với gas price cao hơn được ưu tiên bởi mạng
  • Genesis block: khối ban đầu trong blockchain.

H

  • Hard wallet: Đây có nghĩa là ví cho tiền kỹ thuật số dưới dạng một phần cứng (hay ví cứng) riêng biệt chứ không chỉ là một phần mềm nằm trên máy tính hoặc điện thoại. Việc sử dụng ví cứng có được đặc tính bảo mật tốt hơn ví mềm vì nếu hacker có xâm nhập được vào máy tính của nạn nhân muốn chuyển tiền đi thì ví mềm chỉ bị giới hạn bởi mật khẩu và hacker có thể cài vào máy của nạn nhân phần mềm theo dõi bàn phím để đọc được mật khẩu, còn ví cứng thì lại đòi hỏi mật khẩu nhập trực tiếp trên phần cứng của ví mà phần cứng đó không thể cài hoặc rất khó có thể cài mã theo dõi.
  • Hash: Còn gọi là phép băm. Trong lĩnh vực tin học thì băm có nghĩa là một loại phương thức trích chọn đặc trưng sao cho với một đoạn văn bản nào đó thì chỉ có thể chọn ra một đoạn mã đặc trưng mà không thể nào tìm được đoạn mã giống như vậy cho một đoạn văn bản khác và ngược lại là không thể cùng một đoạn văn bản mà có thể sinh ra hai đoạn mã băm khác nhau. Ngoài ra phép băm có tính chất một chiều, tức là khi cho một thông điệp qua hàm băm ta có thể tính ra mã băm nhưng không thể làm ngược lại được. Phép băm được sử dụng nhiều cho lĩnh vực chữ ký điện tử và quản lý mật khẩu. Phép băm này được sử dụng chính trong lĩnh vực blockchain để đảm tính xác thực của thông tin tránh giả mạo vì các thuật toán băm thường được chứng minh tính tương ứng 1-1 giữa thông điệp và mã băm. Có rất nhiều thuật toán băm khác nhau trong đó thông dụng như SHA256, SHA3, MD5,…
  • Hash rate: Là tốc độ tính toán để thực hiện phép băm. Hash rate càng cao thì tốc độ xử lý phép băm càng nhanh. Hash rate thường để so sánh khả năng xử lý của các máy đào cho các loại tiền kỹ thuật số. Với các thuật toán khác nhau thì tốc độ xử lý băm cũng khác nhau cho nên đôi khi một máy có khả năng tính toán mạnh nhưng xử lý thuật toán băm này lại chậm hơn một máy có khả năng kém hơn nhưng thực hiện thuật toán băm khác.
  • Hard Fork: Hard Fork thì khác một chút về thay đổi giao thức hoạt động của Blockchain. Quá trình này được xem là phân tách vĩnh viễn. Tình trạng này xảy ra khi các Node (máy đào) chưa cập nhật phần mềm thì không thể thực hiện việc xác thực các khối (Block).Chính việc phân tách ảnh hưởng đến quá trình đào coin, nên cần có một “sự đồng thuận” của người đào coin hoặc những người phát triển cộng đồng, nghĩa là đa phần những người đào phải chấp nhận thay đổi thuật toán, chấp nhận cấu hình lại hệ thống để tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống Blockchain.Bạn có thể hiểu đơn giản mã nguồn được cập nhật mới cũng có nhiều thay đổi và khác biệt với mã nguồn cũ, và bạn phải cập nhật mới hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng và phát triển nếu không thì không dùng được.
  • Hold: giữ vị trí, từ lóng crypto, mang ý nghĩa là sự cầm giữ ko buông tay. có thể là lời khuyên trong thị trường biến động.
  • Hype: Có nghĩa là sự thổi phồng hoặc cường điệu. Trong lĩnh vực giao dịch mua bán tiền kỹ thuật số thì một loại tiền bị thổi giá lên cao khác thường được gọi là bị Hype.

I

  • ICO: Là từ viết tắt của Initial Coin Offering, đây là dạng huy động vốn ban đầu, tức là nhóm phát triển có thể bán ra một lượng coin ban đầu cho công chúng giống như việc phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra thị trường đại chúng (IPO – Initial Public Offering).
  • Inflation: Có nghĩa là sự lạm phát. Sự lạm phát tăng khi lượng tiền cung lớn hơn lượng hàng hoá trên thị trường khiến cho giá của hàng hoá trở nên đắt đỏ hơn. Inflation ngược nghĩa với Deflation.
  • InstantSend: Là công nghệ của Dash cho phép một giao dịch chuyển tiền diễn ra rất nhanh chóng khoảng trên dưới 1 giây trong khi thời gian xử lý một khối (block) của Dash là trung bình 2 phút rưỡi.
  • InstantX: Là tên cũ của InstantSend.
  • Investor: Có nghĩa là nhà đầu tư.
  • Investment: Có nghĩa là sự đầu tư.
  • IoT: Là viết tắt của từ Internet of Things có nghĩa là các thiết bị thông minh như máy giặt thông minh, camera thông minh, tủ lạnh thông minh… những thiết bị thông minh này có thể kết nối vào mạng Internet như các máy tính. Nó giúp cho việc quản lý và theo dõi từ xa, và giúp các thiết bị này có thể hoạt động tự động và độc lập.
  • Jomo – joy of missing out: vui sướng vì bị bỏ rơi, cảm giác vui sướng khi bạn không tham gia đợt bơm khi giá giảm đột ngột.

K

  • Knife: nến đỏ lớn bất thường.
  • Keepkey: Đây là thương hiệu của một loại ví cứng.
  • Key: Có nghĩa là chìa khoá. Trong lĩnh vực tiền tiền tệ mã hóa thì người ta sử dụng công nghệ mã hoá công khai và chữ ký điện tử. Mã hoá công khai có nghĩa sử dụng 2 khoá riêng biệt một dùng để mã hoá dữ liệu còn một dùng để mở khoá. Tiền điện tử sử dụng một khoá công khai có biến đổi đi để dùng làm địa chỉ nhận tiền, còn khoá bí mật dùng để gửi chuyển tiền đi. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì Key thường ám chỉ khoá bí mật.
  • KYC: Đây là viết tắt của từ Know Your Customer có nghĩa là một quy định buộc các tổ chức tài chính phải biết về khách hàng của họ. Quy định này là cách để các chính phủ chống việc rửa tiền hoặc các loại tội phạm trong các giao dịch chuyển tiền.

L

  • Ledger: Sổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì mọi giao dịch của tiền mã hóa được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán.
  • Ledger (permissioned): sổ cái (cấp quyền)
  • Ledger (un – permissioned): sổ cái (không cấp quyền)
  • Ledger nano/Trezor: hai trong số các ví cứng phổ biến.
  • Limit order/limit buy/limit sell: các đơn đặt hàng do nhà giao dịch đặt để mua hoặc bán một loại tiền điện tử khi giá khớp với một số tiền nhất định. Chúng có thể được coi là dấu hiệu “để bán”. Các lệnh này là những gì được mua và bán khi các nhà giao dịch đặt lệnh thị trường.
  • Live blockchain: blockchain động
  • Liquidity: khả năng mua hoặc bán tài sản của thị trường kết hợp với mức độ giá cả tương đối ổn định và nhất quán giữa các giao dịch gọi là thanh khoản
  • Long – margin bull position: đầu cơ giá lên

M

  • Merkle tree root: cây merkle gốc
  • Market maker: (hầu hết) thể chế thương nhân tài lực mạnh (xem: whale) và hiểu biết tốt về động lực thị trường. Những gã đặt tường mua bán quan trọng nhất để giữ thị trường trong “phạm vi”.
  • Mainnet: Là mạng chính thức. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa người ta dùng 2 mạng lưới khác nhau: một là mạng chính thức và một là mạng thử nghiệm. Hai mạng lưới này hoạt động giống nhau và cùng sử dụng chung một phần mềm chỉ khác ở chỗ là có tuỳ chọn khi chạy phần mềm khác nhau. Mạng chính thức kết nối các phần mềm ví với nhau và dùng cho các giao dịch thông thường, còn mạng thử nghiệm dùng để các lập trình viên thử nghiệm để viết phần mềm, kiểm tra lỗi và thử nghiệm các tính năng của các phần mềm.
  • Marketcap: Tổng giá trị thị trường của một loại coin. Giá trị này được tính bằng giá khớp lệnh gần nhất nhân với tổng số coin lưu hành trên thị trường của một loại coin nào đó. Giá trị này có thể biến động tuỳ theo nhu cầu của thị trường giữa người mua và người bán ở từng thời điểm.
  • Margin trading: sàn giao dịch cho phép nhà đầu tư tham gia bằng lệnh x10, 20, 100 lần (rất rủi ro, dành cho các nhà giao dịch có kinh nghiệm ).
  • Market order/market buy/market sell: lệnh mua bán trên sàn với mức giá hiện tại. mua thấp và bán cao.
  • Masternode: Là một nút (node) mạng trong mạng lưới ngang hàng trong mạng lưới của Dash, một masternode cần có thêm một chút điều kiện hơn so với các nút mạng thông thường, để chạy được một masternode thì chủ của nó phải đặt cọc một lượng 1000 Dash và có địa chỉ IP tĩnh chạy trong trung tâm dữ liệu và máy tính đó cần có một cấu hình đủ mạnh. Masternode của Dash được sử dụng cho các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng lưới của Dash như PrivateSend, InstantSend, Decentralized Governance…
  • Main chain: chuỗi chính
  • Miner: Máy đào coin hoặc người vận hành các máy đào coin để kiếm lợi nhuận bằng việc cung cấp năng lực tính toán để thực hiện việc xác thực các giao dịch cho mạng lưới tiền kỹ thuật số.
  • Mining: Đào coin
  • Mining rig: một máy tính được thiết kế đặc biệt để xử lý proof-of-work blockchain, như ethereum. Chúng thường bao gồm nhiều bộ xử lý cao cấp (gpu) để tối đa hóa sức mạnh xử lý của chúng
  • Microfinance: tín dụng vi mô
  • Moon: chuyển động tăng giá lên cao của một tài sản – vượt giá cao nhất từng ghi nhận.
  • MNO: Là viết tắt của Masternode Owner có nghĩa là chủ của Masternode.
  • Multisig: Có nghĩa là một ví sử dụng kỹ thuật với nhiều chữ ký, tức là một ví mà cần phải có nhiều chìa khoá cùng sử dụng thì mới có thể chuyển được tiền. Ví multisig dùng cho một tổ chức hay một công ty. Giả sử ví đó có 3 người có chìa khoá dùng để chuyển tiền và quy định ít nhất có 2 người cùng ký thì mới chuyển được. Tương tự vậy có thể có quy định ví cần 5 khoá và tối thiểu 3 khoá mới chuyển tiền đi được… Dash do kế thừa của Bitcoin nên có khả năng này, nhiều loại tiền kỹ thuật số không kế thừa từ Bitcoin không có khả năng này.
  • MEW: “Myetherwallet” website miễn phí cho phép tạo ethereum wallet.

N

  • Node: Là một nút mạng tức là một phần mềm chạy trên một máy tính tham gia vào mạng lưới với các máy tính khác cũng chạy cùng phần mềm đó trên mạng ngang hàng. Trên mạng ngang hàng thì mỗi một node (nút) được coi ngang hàng với nhau.
  • Network diffculty: độ khó của mạng lưới

O

  • Open source: Mã nguồn mở. Mã nguồn mở thường được nói nhiều trong lĩnh vực phần mềm nơi mà những lập trình viên cung cấp mã nguồn phần mềm của họ viết công khai lên mạng để mọi người đều có thể xem và sử dụng.
  • Offline transaction: giao dịch ngoại tuyến
  • Otc – over the counter business: giao dịch vòng ngoài . bán tài sản của bạn ngoài sàn.
  • Ouroboros: là thuật toán POS được CARDANO sử dụng làm thuật toán chính trong hệ thống mạng lưới của nó.

P

  • Paper wallet: Là ví tiền điện tử được in ra giấy cho mục đích lưu trữ ngoài máy tính, điều này giúp cho nó tránh bị hacker đánh cắp.
  • Pump – upward price movement: đẩy giá lên.
  • Peers: Là nói đến các nút mạng ngang hàng trong mạng mang hàng (Peer to Peer).
  • Pool: Thuật ngữ này được sử dụng với những người đào coin, tức là cung cấp các thiết bị của mình cho việc xác thực các giao dịch của một loại tiền kỹ thuật số và đổi lại người ta được trả công. Khi việc đào coin được nhiều người tham gia thì việc cạnh tranh trở nên khó khăn và rất khó để dành chiến thắng. Nếu không hợp sức và chia đều rủi ro thì có người cả năm đào mà chẳng trúng block nào. Bởi vậy nhiều thợ mỏ có thể tập hợp năng lực tính toán của mình để cùng nhau dò tìm để được nhận giải thưởng. Nếu một trong các thợ mỏ tìm được block thì sẽ chia đều cho các thành viên của nhóm tuỳ theo năng lực tính toán của từng người. Như vậy khả năng trúng block cho toàn nhóm là cao nhưng lại chia đều nên thợ mỏ có được phần thưởng tuy nhỏ để trang trải chi phí. Pool là cách để tập hợp nhiều thợ mỏ để cùng nhau đào và chia nhau giải thưởng. Thông thường với các loại coin nhiều người biết như Bitcoin thì mỗi Pool có thể có hàng ngàn thợ mỏ/máy đào khác nhau, thậm chí nhiều hơn.
  • Private key: Có nghĩa là khoá riêng hay khoá bí mật. Trong lĩnh vực mã hoá thì có một lĩnh vực gọi là mã hoá bất đối xứng hay mã hoá công khai. Lĩnh vực này để mã hoá và giải mã thông tin chúng ta cần 2 chìa khoá, một dùng để khoá (mã hoá thông tin) và một để mở (giải mã thông tin). Chìa khoá dùng để mã hoá gọi là chìa khoá công khai, có thể cung cấp cho tất cả những ai mà ta muốn nhận thông tin dưới dạng mã hoá từ họ, còn chìa khoá bí mật (hay còn gọi chìa khoá riêng) dùng để giải mã thì ta giữ riêng, khi thông tin được mã hoá với khoá công khai rồi thì chỉ ai có chìa khoá bí mật mới giải mã để đọc được thông điệp. Chìa khoá bí mật đó gọi là Private key (hay còn gọi là secret key) còn chìa khoá công khai gọi là public key.
  • Private Send: Đây là một dịch vụ chuyển tiền ẩn danh của Dash. Dash được phát triển lên từ Bitcoin nên kế thừa dịch vụ chuyển tiền với sự minh bạch và bán ẩn danh của Bitcoin. Điều đó có nghĩa là các giao dịch chuyển tiền của Bitcoin không có chứa thông tin về tên người gửi và người nhận, thay vào đó là các địa chỉ là chuỗi ký tự khoá loằng ngoằng. Tuy nhiên, nếu biết địa chỉ của một người thì chúng ta có thể biết là địa chỉ đó có số dư thế nào và giao dịch với những địa chỉ khác ra sao. Dịch vụ PrivateSend giúp đảm bảo sự riêng tư bằng cách xáo trộn các nguồn đầu vào và đầu ra nhằm giúp đảm bảo thông tin được riêng tư và người ta không có cách nào truy tìm được nguồn gốc tiền của một người cũng như không biết anh ta có giao dịch với người nào khác nữa.
  • Proposal: Có nghĩa là một đề xuất. Trong hệ sinh thái của Dash, các lập trình viên, các nhóm lập trình, marketing,… có thể đề xuất một dự án giúp bổ sung giá trị cho hệ sinh thái của Dash và các chủ masternode có thể bỏ phiếu thông qua. Nếu được bỏ phiếu thông qua một đề xuất thì người chủ của đề xuất đó sẽ được cấp một lượng vốn để anh ta hay nhóm của anh ta có kinh phí thực hiện công việc. Đây là một đặc điểm ưu việt khá thú vị của Dash giúp cho hệ sinh thái này làm việc giống như một tổ chức tự động phi tập trung.
  • Protocol: Có nghĩa là giao thức hay cách thức chuẩn để các bên có thể giao tiếp được với nhau, thường là các máy tính có thể làm việc với nhau thông qua mạng. Thường đối với các mạng máy tính thì có giao thức mạng như TCP/IP, IPX/SPX,… còn các hệ thống tiền điện tử cũng có các giao thức như giao thức bitcoin, giao thức dash,… để các thành phần tham gia các hệ thống có cùng giao thức này có thể làm việc và giao tiếp với nhau.
  • Proof of Work: Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chứng tỏ năng lực làm việc đây là một kỹ thuật để chọn ra thợ mỏ nào xứng đáng để được trao quyền tạo block và nhận giải thưởng cho việc xác thực giao dịch. Nó cũng là cách khuyến khích người dùng đầu tư máy móc cho việc xác thực giao dịch và đảm bảo tính an ninh cho mạng lưới thanh toán. Kỹ thuật này cho phép những người có năng lực tính toán (hàm băm) nhanh hơn thì có nhiều hơn cơ hội để đào trúng và nhận giải thưởng. Nhờ việc cạnh tranh nhau để đào trúng bằng việc nâng cấp thiết bị có tốc độ nhanh hơn thì khả năng đảm bảo an ninh cho mạng lưới thanh toán càng cao hơn.
  • Proof of Stake: Đây là một kỹ thuật khác cũng dùng để xác thực các giao dịch nhưng thay vì phải cạnh tranh nhau về năng lực tính toán để xác thực và được quyền nhận phần thưởng thì kỹ thuật này lại ưu tiên cho những người giữ một lượng coin trong ví lớn hơn và lâu hơn. Kỹ thuật này không dùng các máy đào và không cạnh tranh về năng lực tính toán cho việc đào mỏ nên tiết kiệm chi phí cho thiết bị và năng lượng cho máy hoạt động, nhưng nó chỉ ưu tiên cho người ban đầu có nhiều coin và bật phần mềm ví cho hoạt động nhiều. Điều này không tạo được động lực cho những người biết đến muộn và việc trả thưởng dựa vào số coin trước có nên không tạo được động lực cạnh tranh cho người tham gia. Có nhiều tranh luận về sự ưu/nhược giữa Proof of Work và Proof of Stake nhưng cho đến nay thì chưa có coin nào dùng Proof of Stake giữ được thành công.
  • Proof of Burn: Bằng chứng cháy . Cá nhân mình cũng không hiểu thuật ngữ này .
  • Proof of Capacity: Bằng chứng dung lượng
  • Proof of Activity: Bằng chứng hoạt động
  • Proof of Authority: Bằng chứng đồng thuận liên tục
  • Proof of Service: Đây là một kỹ thuật được sử dụng trong Dash. Nó không phải dùng cho việc xác thực các giao dịch, tạo block mà là một kỹ thuật giúp người dùng đầu tư máy móc và đặt cọc một số coin nhất định nhằm cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho các dịch vụ gia tăng cho hệ sinh thái của Dash. Kỹ thuật này tạo động lực cho người tham gia máy móc làm hạ tầng cho mạng bậc hai, tức là các nút mạng dạng Masternode.
  • Private blockchain: blockchain cá nhân
  • Public blockchain: blockchain công khai
  • Public key: Như đã giải thích trong phần Private Key, Public key là chìa khoá dùng để mã hoá thông tin. Các hệ thống tiền điện tử không sử dụng trực tiếp việc mã hoá thông tin mà sử dụng một ứng dụng của mã hoá thông tin đó là công nghệ chữ ký điện tử. Kỹ thuật này giúp đảm bảo thông tin vẫn giữ được sự minh bạch nhưng không bị giả mạo. Public key được sử dụng làm địa chỉ (không dùng trực tiếp khoá này mà dùng mã hoá nó ở dạng dễ đọc), còn khoá riêng thì dùng làm chìa khoá để chuyển tiền.
  • Pump: Bơm tiền ra mua một loại coin nào đó, điều này có thể làm giá của loại coin đó tăng cao nếu như có nhiều người bơm tiền ra mua nó.
  • Pump and Dump: Có nghĩa bơm tiền vào để mua sau đó bán ra để kiếm lời chứ không muốn giữ lâu hay chu kỳ lặp đi lặp lại của một altcoin nhận được rất nhiều sự chú ý, dẫn đến sự tăng giá siêu nhanh và sau đó, giá giảm liên tục.  Một loại coin được gọi là Pump and Dump là loại coin không đáng để giữ lâu mà chỉ có thể kiếm lời trong ngắn hạn.
  • Psp: nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Psp hoạt động như các đại lý bitcoin cho các thương gia chấp nhận thanh toán trực tuyến

Q

  • Quorum: Số người bỏ phiếu tối thiểu để việc bầu cử có hiệu lực. Trong công nghệ phi tập trung (DAO) cần sự bỏ phiếu của các nhân tố tham gia (có thể là các agent là các phần mềm hoạt động trên các máy tính đơn lẻ) có thể tự động tham gia bỏ phiếu cho những điều kiện nhất định.
  • QR code: là hình ảnh khối hai chiều chứa mẫu màu đen trắng đại diện cho một dãy dữ liệu. Các hình ảnh có thể quét được và thường được sử dụng để mã hóa địa chỉ bitcoin

R

  • Rig: Trong lĩnh vực đào coin thì một rig là một dàn máy đào, hoặc một dàn gồm một máy tính có một số nhất định các card đồ hoạ dùng cho việc đào coin.
  • ROI: “return on investment”, tỷ lệ phần trăm số tiền đã được thực hiện so với đầu tư ban đầu (nghĩa là 100% roi có nghĩa là ai đó đã tăng gấp đôi số tiền của họ).
  • Raiden network: một thay đổi giao thức sắp tới đối với ethereum sẽ cho phép truyền tốc độ cao trên toàn mạng. Nó cũng tương tự như một số khía cạnh đối với lightning network được lên kế hoạch của bitcoin.
  • Real – time settlement: thanh toán theo thời gian thực
  • Rekt: thua lỗ nặng. Suy ra từ “wrecked”.
  • Reverse indicator: ai đó mà luôn dự đoán sai chuyển động sai giá.

S

  • Sats: viết gọn của satoshi một cách gọi giá của một coin vd. 3000 sats là 0.00003 btc.
  • Satoshi: Satoshi Nakamoto là bí danh của người phát minh ra Bitcoin, người ta thường gọi tắt là Satoshi. Ngoài ra Satoshi cũng là tên của một đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin. Một Satoshi bằng 0.00000001 Bitcoin.
  • Scam: Là một mưu đồ, một hành vi không trung thực nhằm lừa dối để tư lợi.
  • Scaling: Là việc mở rộng hệ thống (thường là máy tính và phần mềm) để có thể đáp ứng được lượng nhu cầu truy cập tăng lên rất nhiều.
  • Secret key: Hay còn gọi là Private key là khoá bí mật, trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì khoá bí mật dùng để gửi tiền và chứng tỏ mình là chủ sở hữu của ví tiền.
  • Sepa: một khu vực thanh toán châu âu. Sepa được thiết kế như là một thỏa thuận hội nhập về thanh toán của liên minh châu âu, giúp dễ dàng chuyển tiền giữa các quốc gia bằng đồng euro
  • Segregated witness (segwit): nhân chứng tách rời
  • Secure hash algorihm: thuật toán mã hóa an toàn sử dụng hàm băm
  • Shitcoin: một coin không có giá trị tiềm năng hoặc giá trị sử dụng.
  • SHA: Là tên của một thuật toán băm, nó là viết tắt của Secure Hash Algorithm. Thuật toán SHA có nhiều phiên bản như SHA-1, SHA-2, SHA-3,…
  • Sharding: một giải pháp mở rộng quy mô cho blockchain. Thông thường, mỗi node trong một mạng blockchain chứa một bản sao hoàn chỉnh của blockchain. Sharding là một phương thức cho phép các node có một phần bản sao của blockchain hoàn chỉnh để tăng hiệu suất mạng và tốc độ đồng thuận.
  • Solidity: một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất mà các smart contract có thể được viết. Có một số điểm tương đồng với javascript.
  • Shapeshift: Đây là tên một dịch vụ cho phép chuyển đổi từ loại tiền kỹ thuật số này sang tiền kỹ thuật số khác. Ví dụ như có thể chuyển từ Bitcoin sang Dash. Công ty này hoạt động như một sàn giao dịch.
  • Signature: Chữ ký. Ở đây nói đến chữ ký điện tử. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì công nghệ chữ ký điện tử được áp dụng nhiều. Việc tiêu tiền thực chất là việc ký một thông điệp chuyển tiền.
  • Short – margin short position: đầu cơ giá xuống.
  • Shill: để quảng cáo hoặc thổi phồng 1 coin lên, thường qua truyền thông xã hội.
  • Shilling/pumping: một người nào đó, về cơ bản quảng cáo một cryptocurrency khác. Các tin tức được tung ra thị trường, tin xấu coin giảm, tin tốt coin tăng.
  • Soft Fork: Đây là quá trình thay đổi trong giao thức hoạt động của Blockchain. Nghĩa là khối giao dịch hợp lệ phía trước đó bị xem là không hợp lệ.Soft Fork sẽ tương thích ngược, các Node không cập nhật sẽ được xem là khối mới hợp lệ.Bạn có thể hiểu đơn giản mã nguồn được cập nhật phiên bản mới, trong đó có nhiều thay đổi liên quan đến hệ thống tuy nhiên nếu bạn không cập nhật mới thì vẫn sử dụng được bình thường.
  • Solo mining: Đây là việc đào coin một mình, thường trong giai đoạn ban đầu khi một loại tiền kỹ thuật số mới được đưa ra mắt, khi đó có ít người đào và khả năng đào trúng cao hơn nên solo mining không phải chia sẻ vận may với người khác. Ngược lại khi ngày càng có nhiều người đào coin thì người ta tập hợp với nhau thành các pool vì tỷ lệ đào trúng rất thấp thậm chí hàng năm trời không đào trúng, nên việc tập hợp thành coin giảm bớt rủi ro và có được kinh phí để tiếp tục công việc đào. Thường dân đào coin chuyên nghiệp đi săn những loại coin mới khi nó mới ra mắt đào theo cách solo này.
  • Softwave wallet: lưu trữ cryptocurrency tồn tại hoàn toàn dưới dạng tệp phần mềm trên máy tính. Các softwave wallet có thể được tạo miễn phí từ nhiều nguồn khác nhau. Myetherwallet (MEW) là một trong những phổ biến.
  • Smart contract: Hợp đồng thông minh. Đây là một khái niệm mới về việc nhúng những đoạn mã có thể thực thi như các chương trình phần mềm, nó được nhúng vào trong các giao dịch để tuỳ tình huống mà giao dịch đó có thể thực thi theo các điều kiện khác nhau. Ví dụ hợp đồng thông minh có thể sử dụng cho trò số đề của một nhóm người theo kết quả thông báo của sổ số, mọi người cùng chuyển tiền và cùng sử dụng hợp đồng thông minh đến 7 giờ tối khi có kết quả sổ số thì người nào chọn đúng 2 số cuối trùng với giải đặc biệt sẽ nhận được toàn bộ số tiền. Đây là cách chơi số đề mà không cần nhà cái. Người trúng thay vì chỉ nhận 70% tổng tiền thì có thể nhận toàn bộ tiền của tất cả mọi người chơi.
  • Smart contract protocol: giao thức hợp đồng thông minh
  • Stable coin: một loại cryptocurrency với biến động cực thấp có thể được sử dụng để giao dịch chống lại thị trường chung.
  • STOs: Security Token Offering (STO) là một hình thức khá mới hiện nay để gây quỹ của các startup. Nó có một số điểm tương đồng với một doanh nghiệp truyền thống được công khai thông qua một đợt chào bán công khai ban đầu ra công chúng (IPO). Trong STO, một công ty sẽ phát hành security token cho các nhà đầu tư của mình. Các security token có thể được mô tả dưới dạng IOU (I owe You, tôi nợ bạn) được đảm bảo bằng tài sản của công ty. Các token này có thể được coi là hợp đồng đầu tư ràng buộc pháp lý cho phép nhà đầu tư tiếp cận cổ phần của công ty, cổ tức hàng tháng hoặc có tiếng nói trong quá trình ra quyết định kinh doanh.
  • Speculation: Sự đầu cơ
  • Speculator: Nhà đầu cơ, người thực hiện việc đầu cơ.
  • SPV: Là viết tắt của Simple Payment Verification có nghĩa là một kỹ thuật giúp các ví nhẹ (có thể chạy trên điện thoại di động) có thể kiểm tra các giao dịch mà không cần tải đầy đủ toàn bộ Blockchain. Ví SPV chỉ cần tải phần đầu khối, nó nhỏ hơn rất nhiều so với toàn bộ các khối.
  • Swing: chuyển động giá zig zag (lên hoặc xuống).

T

  • Timestamp: nhãn thời gian
  • Token: thẻ , bạn có thể coi đây là một bằng chứng của 1 hợp đồng thông minh và khi khởi chạy mạng lưới thì bất cứ ai giữ một thẻ này đều có thể được nhận được giá trị tương ứng có ghi trong hợp đồng thông minh sẵn có . VD : ERC20 trên mạng lưới Ethereum .
  • Testnet: Có nghĩa là mạng thử nghiệm. Testnet là mạng các nút mạng chạy cùng một phần mềm mới mạng chính (mainnet) nhưng có thông số phân biệt giúp những người phát triển phần mềm, người kiểm tra,… thử nghiệm và kiểm tra lỗi trong quá trình phát triển ứng dụng mà không làm ảnh hưởng đến những giao dịch chính thức.
  • Transaction: Có nghĩa là giao dịch, nó tương đương với việc chuyển tiền từ một địa chỉ này đến một địa chỉ khác.
  • Tresor: Đây là tên một loại ví cứng (ví phần cứng).
  • Troll/Trolling: Là một bài đăng trên mạng có tính chất gây khó chịu, hoặc gây khiêu khích nhằm gây tức giận, thất vọng cho người khác.
  • Troller: Là người đăng những nội dung có tính chất khó chịu, hoặc gây khiêu khích nhằm làm người khác khó chịu, tức giận…
  • Transaction fee: phí dịch vụ nhỏ được thêm vào một số giao dịch. Khoản phí này được trả cho người khai thác làm tích luỹ khối chứa giao dịch
  • Transaction block: biên dịch các giao dịch bitcoin được thu thập thành một khối, sau đó băm và thêm vào blockchain
  • Trustless: Không cần sự tin cậy hay đặt niềm tin. Từ trustless ở đây không có nghĩa là không tin tưởng mà có nghĩa là không cần đặt niềm tin vào ai. Thường với nền kinh tế truyền thống việc chuyển tiền giữa người này sang người kia qua mạng thì phải thực hiện thông qua một đơn vị trung gian (có thể chỉ là máy móc) của một hoặc vài ngân hàng nào đó. Nhưng công nghệ tiền kỹ thuật số cho phép chúng ta giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần phải đặt niềm tin vào bất cứ bên trung gian nào.
  • Turing completeness: Là một hệ thống hay ngôn ngữ lập trình có thể được sử dụng để thực hiện bất kỳ một phép tính hay một chương trình tính toán nào. Mặc dù Bitcoin cũng có khả năng có các đoạn mã trong giao dịch để thực thi những điều kiện nhưng script trong Bitcoin khá đơn giản, ngược lại Ethereum lại cho phép các đoạn mã trong giao dịch có được khả năng của một ngôn ngữ lập trình hoàn chỉnh tức là có thể lập trình cho nó để xử lý bất cứ vấn đề gì. Turing là tên của nhà toán học người Anh tên là Alan Turing người đặt nền móng cho ngành tin học.
  • Tx: Là viết tắt của từ Transaction. TxID là mã giao dịch.

U

  • Unbank: Khi nói về một người thì có nghĩa là người đó không sử dụng ngân hàng, mà thường sẽ dùng giao dịch bằng tiền mặt. Từ này cũng có nghĩa ám chỉ đến những người nghèo hoặc ở vùng sâu vùng xa nơi chưa có các dịch vụ ngân hàng.

V

  • Verify: Từ ngày có nghĩa là kiểm tra. Đối với các giao dịch thì verify có nghĩa là việc kiểm tra một giao dịch có hợp lệ hay không, verified có nghĩa là đã được kiểm tra. Đối với lĩnh vực mã hoá và chữ ký số thì verify là kiểm tra xem chữ ký số đó có phải là chữ ký hợp lệ trên một thông điệp hay không.
  • VirtualBox: Đây là tên một phần mềm giả lập máy ảo của công ty Oracle. Phần mềm này có thể được sử dụng miễn phí và rất hữu ích nếu bạn muốn thử nghiệm một coin mới mà không lo hacker có thể cài mã độc vào ví của coin mới nhằm đánh cắp các coin mà bạn đang có.
  • Volume: Có nghĩa là khối lượng giao dịch, thông thường người ta thường tính khối lượng giao dịch của một loại coin trong vòng 24 giờ. Ví dụ khi nói volume của Dash thì ý người ta nói đến giá trị của Dash được giao dịch trong vòng 24 giờ. Nó có thể được quy đổi ra đô la mỹ khi nói đến giao dịch trên các sàn mua bán coin hoặc chỉ là khối lượng lưu chuyển của coin giao dịch trong mạng lưới trong vòng 24 giờ khi nói đến lưu lượng giao dịch của một loại coin.
  • Volatility: độ biến động của thị trường phản ánh sự đo lường, sự biến động giá trong một khoảng thời gian cho một tài sản tài chính được giao dịch, bao gồm bitcoin
  • VPN: Là viết tắt của từ Virtual Private Network, có nghĩa là mạng riêng ảo. Mạng riêng là mạng chỉ dành riêng cho các máy tính nhất định ở một khu vực nhất định, nhưng nhờ có công nghệ mã hoá và việc kết nối Internet phổ biến thì chúng ta có thể thiết lập một mạng riêng ảo dựa trên việc mã hoá đường truyền để chỉ những máy tính có cài đặt khoá mới có thể truy cập mạng riêng này và chia sẻ dữ liệu được cho nhau dù chúng có thể cùng kết nối vào mạng toàn cầu nhưng những máy không có khoá thì không thể truy cập được mạng lưới đó do dữ liệu được mã hoá chỉ cho riêng các máy trong mạng lưới mới có thể đọc được.
  • VPS: Đây là từ viết tắt của Virtual Private Server, có nghĩa là máy chủ riêng ảo. Thay vì bạn phải thuê một máy chủ cho việc chạy một trang web hoặc chạy một masternode thì bạn có thể dùng dịch vụ máy chủ ảo này. Với dịch vụ máy chủ ảo, bạn chỉ cần trả chi phí cho nhu cầu của mình mà không bị lãng phí. Ví dụ ở thời điểm hiện tại bạn chỉ cần thuê một máy chủ ảo với chi phí khoảng 10 USD/tháng cho một masternode thay vì thuê máy chủ vật lý thì chi phí khoảng vài trăm USD/tháng.

W

  • Wallet: Ví tiền kỹ thuật số.
  • Whale: một người sở hữu lượng cryptocurrency lớn.
  • Wire transfer: chuyển tiền từ người này sang người khác. Chuyển khoản ngân hàng thường được sử dụng để gửi và lấy tiền tệ truyền thống fiat từ các giao dịch bitcoin.

X

  • X11: Tên thuật toán băm dùng trong tiền kỹ thuật số Dash. Thuật toán X11 là việc sử dụng 11 thuật toán băm kết nối với nhau, đầu ra của hàm băm với thuật toán này lại được làm đầu vào cho hàm băm của thuật toán kia. Đây là cách để tăng độ khó cho việc đào coin cũng như đảm bảo tính an toàn cho các giao dịch.

Danh sách các thuật toán băm (Hash Algorithm)

  • SHA256: Bitcoin, Mastercoin, MazaCoin, Namecoin, NuBits, Peercoin, BitcoinDark, Scotcoin, Nubits, CarpeDiem, Paccoin, Tigercoin, Mazacoin, eMark, Titcoin, Neoscoin, Saffroncoin, Curecoin, Zetacoin, Acoin, TEKcoin, Unobtanium, Blakecoin, Reikicoin, Ixcoin, Bytecoin
Các thuật toán băm (Hash Algorithm)
Các thuật toán băm (Hash Algorithm)
  • Scrypt: Auroracoin, Coinye, Synereo, Syscoin, GameCredits, Dogecoin, Litecoin, Potcoin, Starcoin, Teslacoin, Nucoin, Topcoin, Pesetacoin, Smartcoin, Xivra, Zedcoin, Stockcoin, Foxcoin, Worldcoin, Reddcoin
  • Scrypt Adaptive-N: Vertcoin, Execoin, Parallaxcoin, SiliconValleycoin, GPUcoin
  • Scrypt-Jane (Scrypt-Chacha): Yacoin, Ultracoin, Velocitycoin
  • X11: Dash, Crevacoin, Cryptcoin, Fuelcoin, Startcoin, Crevacoin, Adzcoin, Influxcoin, Cannabiscoin, Darkcoin, Hirocoin, X11coin, Smartcoin, Goldblocks,
  • X13: Cloakcoin, Sherlockcoin, Boostcoin, Ambercoin, Navcoin, QiBuck, Networkcoin, Marucoin, X13coin
  • X15: X15Coin, BitBlock
  • Groestl: Groestlcoin, Securecoin, Myriad-Groestl
  • Quark: BitQuark, Diamondcoin, Animecoin
  • Qubit: Geocoin, DGB-Qubit, Myriad-Qubit
  • NeoScrypt: Feathercoin, Phoenixcoin, Orbitcoin, UFOcoin
  • SHA-3 (Keccak): Maxcoin, Slothcoin, Cryptometh, NexusNiro
  • Blake-256: Dirac, Electron, BlakeBitcoin, Blakecoin, Photon
  • Ethash: Krypton, Shift, Expanse, EthereumClassic, Ethereum
  • Lyra2REv2: Monacoin, Vertcoin
  • Chacha: Ultracoin
  • Cryptonight: Monero, Bytecoin, Boolberry, Dashcoin, DigitalNote, DarkNetCoin, FantomCoin, Pebblecoin, Quazarcoin

Lời kết

Bài viết tương đối dài, hơn 10.000 chữ hi vọng sẽ tìm được thuật ngữ tiền điện tử bạn cần. Bạn có thể lưu lại bài viết này để sử dụng như một từ điện cho thị trường Crypto. Chúc các bạn thành công!

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

Cryptocurrency là gì? Có nên đầu tư tiền điện tử hay không?

0

Cryptocurrency là gì? Ví tiền điện tử hoạt động ra sao? Ưu và nhược điểm Crypto? Có nên đầu tư tiền điện tử không? Ngày nay, Cryptocurrency đã trở thành một hiện tượng toàn thế giới được nhiều người biết đến và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Dù vẫn còn nhiều người, ngân hàng, chính phủ không hiểu và không chấp nhận, song, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chúng. 

Khái niệm Crypto xuất hiện sau khi Bitcoin (BTC) ra đời. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ giải đáp tất cả các khúc mắc của bạn có liên quan đến tiền ảo như: Vì sao lại dần được chấp nhận rộng rãi như thế và cách đầu tư crypto như thế nào? Thế giới tiền điện tử chuyển động rất nhanh nên không có thời gian để lãng phí. Chúng ta cùng bắt đầu vào bài viết và tìm hiểu chi tiết.

Cryptocurrency là gì?

Cryptocurrency là tiền kỹ thuật số không được kiểm soát và chỉ có sẵn ở dạng điện tử. Nó chỉ được lưu trữ và giao dịch thông qua phần mềm, ứng dụng di động hoặc máy tính được chỉ định hoặc thông qua ví kỹ thuật số chuyên dụng.

Cryptocurrency là gì
Cryptocurrency là gì

Bên cạnh đó Cryptocurrency (tiền điện tử) thường không tồn tại ở dạng vật chất (như tiền giấy) và thường không được phát hành bởi cơ quan trung ương. Nó được kiểm soát phi tập trung thay vì tập trung tiền kỹ thuật số và hệ thống ngân hàng trung ương .

Cryptocurrencies (tiền điện tử) tồn tại trong mạng blockchain. Các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Tether được coi là một phần là tạo ra từ đây.

Đánh giá Cryptocurrency

Ưu điểm Crypto

  • Tính công bằng: Tiền mã hóa giúp bạn trao đổi trực tiếp giữa hai người mà không thông qua bất kỳ bên thứ ba nào khác và không sợ bất kỳ một rủi ro nào.
  • Thuận tiện: Có thể giao dịch bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào, tốc độ giao dịch nhanh chóng, an toàn. Bạn chỉ cần một chiếc smartphone hoặc laptop có kết nối Internet là có thể sử dụng.
  • Nhanh, rẻ: Bạn có thể chuyển tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác chỉ là câu chuyện của 15 – 20 phút, có lúc nhanh thì chỉ vài phút,với mức phí siêu tiết kiệm chi phí này gần như bằng 0, thậm chí giao dịch không mất phí.
  • Độ an toàn và tính bảo mật cao,không bị lạm phát, làm giả.
Đánh giá Cryptocurrency
Đánh giá Cryptocurrency

Nhược điểm Crypto

  • Tiền điện tử chưa được chấp nhận rộng rãi tại các quốc gia
  • Dễ tiếp cận với những người hiểu và biết đến công nghệ. Đối với người mù công nghệ thì hơi khó khăn trong việc tìm hiểu.
  • Sự biến động giá còn rất lớn

Tiền điện tử có phải tiền ảo không?

Nói tiền điện tử là tiền ảo thì chưa chính xác lắm. Nhưng để phủ nhận hoàn toàn thì không thể. Vì loại tiền này mang tính phi vật lý. Nó không thể cầm nắm như tiền thông thường. Từ đấy nó mang thuộc tính ảo.

Tiền điện tử hoạt động một cách phi tập trung trên mạng lưới các máy tính được phân bổ khắp địa cầu còn được gọi là các NODE. Từ đó thấy được tiền là có thật chứ không phải ảo.

Ví tiền điện tử là gì?

Bởi vì loại tiền này mang tính phi vật lý không phải là tiền mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Thường thì ai cũng sẽ để tiền của mình vào ví. Tiền điện tử cũng vậy cũng phải có một ví để lưu trữ nó gọi là ví tiền điện tử (Cryptocurrency Wallet). Khi bạn có một ví điện tử nó sẽ cung cấp cho bạn một địa chỉ cụ thể để bạn có thể gửi tiền vào và chuyển tiền của mình cho người khác.

Ví tiền điện tử là gì
Ví tiền điện tử là gì

Vì là một ví để lưu trữ tiền nên nó cần sự bảo mật cao. Nên hầu hết các loại ví điện tử nào đều cung cấp cho bạn phương thức bảo mật 2 lớp 2FA như Google Authenticator… Hay các ký tự khôi phục..

Hiện tại có 2 loại ví điện tử chính: đó chính là ví  lạnh và ví nóng

  • Ví lạnh: Hiện tại, Ví lạnh là nơi an toàn nhất để bạn có thể lưu trữ tiền. Nó ít rủi ro hơn ví nóng. Hiện tại có các loại ví lạnh phổ biến nhất hiện nay như: Ledger, Trezor, KeepKey.
  • Ví nóng: Khả năng bảo mật cũng tốt. Nhưng bạn vẫn có thể bị mất tiền nếu mấy nhiễm virus hay tin tặc tấn công lấy thông tin của bạn. Hiện tại có một số ví nóng như: Atomic, Exodus, Jaxx, Blockchain.

Ví tiền điện tử hoạt động thế nào?

Bạn biết đấy, trong công nghệ điện tử thì có những cách thức, nguyên tắc hoạt động riêng, người tham gia cần phải nắm chắc. Tiền điện tử không nằm sẵn ở trong ví như thực tế ví thực chất nó không phải là một món đồ có thể cầm nắm.

Blockchain bao gồm các bản giao dịch được thống kê chi tiết để người chơi có thể theo dõi. Địa chỉ của ví tiền này giống như số tài khoản của ngân hàng. Nếu ai đó chuyển tiền cho bạn thì cần biết địa chỉ cụ thể đó. Khi thiết kế thông tin tài khoản ví thì không có địa chỉ giống nhau nên không sợ bị chuyển tiền nhầm.

Bạn có thể thoải mái thiết lập ví điện tử cá nhân vì trên hệ thống không có nguyên tắc giới hạn điều này. Mật mã ví điện tử thì có thể dùng cả số, chữ cái như các mật khẩu thông thường.

Những loại tiền điện tử có gì khác nhau?

Bitcoin là một trong những loại tiền điện tử lâu đời nhất. Nhưng có hàng ngàn loại tiền điện tử đang có trên thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại đã có khoản 3000 loại tiền theo Coinmarketcap. Mỗi loại đều có những điểm hay riêng.

Ví dụ như Ethereum có được sử dụng để chạy các ứng dụng và hợp đồng thông minh. Hay Ripple (XRP) với tốc độ giao dịch nhanh và phí rẻ…

Tiền điện tử khác gì so với tiền thông thường?

Tiền điện tử và tiền thông thường có một số điểm chung – như chúng có thể dùng để mua đồ hoặc có thể chuyển qua lại giữa các bên nhưng có những điều làm tiền điện tử trở nên khác biệt đó là giá trị của quy luật cung – cầu.

Kiếm tiền với giao dịch tiền điện tử như thế nào?

Giao dịch tiền điện tử hiện đang thực sự phổ biến, với những giao dịch trị giá hàng tỷ USD diễn ra mỗi ngày. Những người may mắn trên mạng đã kiếm được một số tiền lớn khi giao dịch và có rất nhiều người hiện đang giao dịch tiền điện tử như một công việc toàn thời gian.Tuy nhiên, các nhà giao dịch giàu kinh nghiệm sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau để giúp họ chọn đúng loại tiền vào đúng thời điểm.

Các cách giao dịch tiền điện tử phổ biến nhất hiện này

Mua và bán tiền điện tử qua một sàn giao dịch

Khi bạn mua tiền điện tử thông qua sàn giao dịch, sẽ có giá tiền ảo trên sàn và bạn sẽ mua tiền ảo theo giá đó. Bạn cần phải tạo một tài khoản giao dịch, dùng toàn bộ giá trị của tài sản của mình để mở một vị lệnh và lưu trữ các token tiền điện tử trong ví của bạn cho đến khi bạn sẵn sàng bán.

Giao dịch tiền điện tử với Hợp đồng chênh lệch (CFD)

Giao dịch Hợp đồng chênh lệch ( CFD ) là các công cụ phái sinh, cho phép bạn suy đoán về biến động giá tiền điện tử mà không cần sở hữu các đồng tiền cơ bản. Bạn có thể mở vị thế Long (mua vào) nếu bạn nghĩ rằng một loại tiền điện tử sẽ tăng giá trị, hoặc vị thế Short (bán khống) nếu bạn nghĩ rằng nó sẽ giảm.

Cả hai đều là sản phẩm có đòn bẩy, có nghĩa là bạn chỉ cần đưa ra một khoản tiền gửi nhỏ – được gọi là ký quỹ – để có được sự tiếp xúc hoàn toàn với thị trường cơ bản.

Tiền điện tử lừa đảo không?

Tiền điện tử nhận được rất nhiều lời chỉ trích. Một số người nói rằng nó là bong bóng, là trò lừa bịp. Tuy nhiên, tôi có tin xấu cho những người đó. Tiền điện tử vẫn tồn tại ở đây và nó sẽ làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.Nó còn cung cấp cho người dân trên thế giới một sự lựa chọn khác.

Tiền điện tử lừa đảo không
Tiền điện tử lừa đảo không

Nếu bản chất của tiền tệ là vật trao đổi ngang giá thì đồng điện tử cũng vậy. Tiền điện tử là vật trao đổi ngang giá trung gian hoạt động trên môi trường internet dưới những thuật toán.

Và nếu bạn gọi tiền điện tử là tiền ảo thì những tờ tiền giấy, những khoảng tiền giao dịch ngân hàng của bạn cũng là tiền ảo. Tại sao tôi lại nói vậy? Đơn giản thôi. Giá trị để tạo ra 1 đồng tiền 500.000 VNĐ không phải 500.000 VNĐ. Chúng ta chỉ đang gán giá trị đó lên đồng tiền đó. Hay trong những giao dịch chuyển khoản ngân hàng đến cho khách hàng, đối tác… bạn cũng không được nhìn thấy bất cứ đồng tiền nào

Nền tảng này rất dễ sử dụng, đến nỗi hầu hết người dùng đã thành công với nó cũng khẳng định rằng họ chưa bao giờ giao dịch trong đời.

Vì vậy Crypto Profit (tiền điện tử) dường như là phần mềm an toàn và đáng tin cậy. Hầu hết người dùng trực tuyến báo cáo rằng robot này dựa trên các công nghệ đã được kiểm chứng và chứng minh về sự thành công thực sự

Có nên đầu tư tiền điện tử không?

Đây là vấn đề khiến rất nhiều anh em đắn đo. Bởi có rất nhiều lý do khiến các anh em khi mới tìm hiểu về thị trường này cảm thấy lo lắng, nào là vấn đề về pháp lý, lừa đảo, thay đổi giá chóng mặt.

Có nên đầu tư tiền điện tử không
Có nên đầu tư tiền điện tử không

Như vậy để nói thị trường ổn định hay không thì câu trả lời sẽ là không, khi bạn chấp nhận đầu tư thì phải đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro. Nhưng có một điều mà anh em không thể phụ nhận là vốn hóa thị trường và giá trị các đồng tiền điện tử liên tục tăng nhanh

Và những nghi ngại về sự biến mất của thị trường này cũng sẽ là không. Rất nhiều giới chuyên gia cho rằng, tiền điện tử cũng giống như internet khi mới ra đời không được ai chấp nhận nhưng càng về sau sự bùng nổ của internet đã thống trị tất cả các lĩnh vực. Và sự ra đời của tiền điện tử cũng đã và đang được kỳ vọng như vậy.

Đưa ra nhận định đúng đắn và lựa chọn thời điểm vàng để đầu tư tiền điện tử sẽ mang đến cho bạn những khoản lời hấp dẫn. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải lựa chọn được hình thức thực hiện phù hợp.

Hiện nay có rất nhiều cách thức đầu tư mà bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên được thực hiện và mang lại nhiều lợi nhuận thì cần phải lựa chọn loại hình phù hợp

Tính hợp pháp của tiền điện tử tại Việt Nam

Hiện tại tiền điện tử vẫn chưa được công nhận tại Việt Nam như một loại tiền tệ hay một phương thức thanh toán. Luật pháp hiện tại chỉ công nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như: Lệnh chi, Séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ ngân hàng, ủy nhiệm thu, hay các phương tiện khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Và tất nhiên sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị cấm tại Việt Nam.

Còn về mặt mua bán và lưu trữ đối với tiền điện tử không bị cấm. Nhưng không có nghĩa là pháp luật công nhận nó. Mọi rủi ro từ việc mua bán hay lưu trữ đều không được pháp luật bảo hộ.

Như thế, vì không được công nhận nên mọi vụ việc liên quan đến lừa đảo tiền điện tử sẽ không được pháp luật bảo hộ.

Dưới đây là hình tính hợp pháp của Bitcoin tại các quốc gia. Nếu BTC được công nhận thì coi như tiền ảo cũng được công nhận. Giải thích các màu trong hình:

  • Xanh là hợp pháp
  • Vàng là con gây tranh cải, sử dụng bị hạn chế
  • Màu hồng không bị cấm trực tiếp
  • Màu đỏ cấm hoàn toàn hoặc một phần
Tính hợp pháp của tiền điện tử tại Việt Nam
Tính hợp pháp của tiền điện tử tại Việt Nam

Danh sách Cryptocurrency phổ biến hiện nay

Thị trường cryptocurrency luôn thay đổi mỗi ngày. Ngày hôm qua, có thể bạn thấy đồng ABC đó đang đứng top 3. Song, ngày hôm sau, có khả năng đồng tiền đó đã không còn bất kỳ giá trị nào. Điều này cũng khá hiếm xảy ra đối với tình hình thị trường hiện tại.

Bạn có thể kiểm tra biến động giá Cryptocurrency và tìm hiểu về các đồng tiền lớn tại nhiều trang web, công cụ xem giá Bitcoin phổ biến trong thị trường như CoinmarketCap, CoinGecko

Bạn có thể tham khảo một số đồng Cryptocurrency phổ biến, thuộc top 5 thị trường hiện nay như:

  • Bitcoin (BTC)
  • Ethereum (ETH)
  • Ripple (XRP)
  • Bitcoin Cash (BCH)
  • Tether (USDT)

Lời kết

Hi vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức. Cũng như giúp các bạn hiểu rõ về tiền điện tử và bạn cũng biết làm thế nào để giao dịch tiền điện tử một cách đơn giản. Tiền điện tử có sức mạnh để thay đổi cuộc sống của chúng ta và lĩnh vực đầu tư nào cũng có rủi ro kèm theo vì vậy các bạn hãy trang bị cho mình nhiều kiến thức để giảm thiểu rủi ro.

Việc đầu tư vào thị trường này cũng luôn là những ẩn số thú vị thu hút các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên để có được thành công trên thị trường này đòi hỏi anh em phải dày công nghiên cứu và tìm hiểu có vậy mới dễ có được lợi nhuận.Chúc các bạn thành công trên con đường sắp tới.

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

Automata Network là gì? Thông tin toàn tập về đồng ATA token

0

Trong quy trình giao dịch trên mạng lưới Blockchain, trước khi giao dịch được xác nhận bởi thợ đào thì chúng sẽ được lưu trữ tại Mempool, nhiều người có thể lợi dụng thông tin này để kiếm lợi nhuận. Automata Network ra đời để giải quyết vấn đề này, cùng tìm hiểu Automata Network là gì? Giải pháp của giao thức này và thông tin về đồng ATA token trong bài viết.

Đây là dự án thứ 20 trên Binance LaunchPool, với những thành công của các dự án trước đó trên thì khá nhiều người kỳ vọng đồng ATA của Automata Network sẽ tăng trưởng mạnh và đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Automata Network là gì?

Automata Network là giao thức phi DEFI trung gian cung cấp giải pháp bảo mật cho các DApp trên nhiều Blockchain. Automata sẽ thiết lập trình tự nhập và xuất dự liệu theo một quy trình nhất định, giảm thiểu được tác động của MEV.

Automata Network là gì
Automata Network là gì

Thông qua cấu trúc code tiên tiến, các thuật toán bảo vệ quyền riêng tư, cùng với môi trường thực thi đáng tin cậy (TEE), giao thức cho phép một số trường hợp sử dụng như bỏ phiếu ẩn danh và Giảm thiểu giá trị có thể trích xuất của thợ mỏ (MEV).

Website: https://www.ata.network/

Giải thích khái niệm MEV

Khi một người gửi một giao dịch trên blockchain, sẽ có độ trễ giữa thời điểm giao dịch được phát lên mạng và khi nó thực sự được khai thác thành một khối. Trong khoảng thời gian này, các giao dịch nằm trong một nhóm giao dịch đang chờ xử lý được gọi là mempool nơi thông tin được hiển thị cho mọi người.

Các trader chuyên giao dịch chênh lệch giá và thợ đào (Miner) có thể theo dõi mempool và tìm cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận của chính họ, ví dụ: bằng các giao dịch tiền tệ. Thợ đào là người sở hữu đầy đủ thông tin, họ cũng có thể sắp xếp lại hoặc thậm chí kiểm duyệt các giao dịch.

Miner Extractable Value nói đến lợi nhuận đạt được từ việc kiểm duyệt và sắp xếp lại các giao dịch trên blockchain.

Điểm nổi bật của Automata Network 

Traceless Privacy

  • Bỏ phiếu ẩn danh cho DAO
  • Nhắn tin bí mật giữa các mạng
  • Không theo dõi truy vấn cho người lập chỉ mục

High Assurance

  • Bảo về vòng ngoài cho các sàn DEX
  • Tìm nguồn cung cấp dữ liệu chống giả mạo cho oracles
  • Tính ngẫu nhiên mạnh mẽ cho các ứng dụng

Frictionless Computation

  • Giao dịch chuỗi chéo nhanh chóng
  • Tích hợp Sub-second layer 2 cho chỗi
  • Bảo vệ không xâm nhập cho DeFi

Sản phẩm của Automata Network

Witness

Witness là giải pháp quản trị bỏ phiếu off-chain của Automata Network dành cho những cử tri muốn ẩn danh trong khi tham gia quản trị với chi phí bằng không. Cử tri cũng có thể ủy thác quyền biểu quyết của họ cho các địa chỉ khác. Witness hỗ trợ chuỗi khối Ethereum, Binance Smart Chain và các chuỗi EVM tương thích với nền tảng khác và cung cấp các tính năng sau:

  • Không tốn phí: Bỏ phiếu ngoài chuỗi do đó không có phí gas
  • Thực hiện on-chain: Dựa trên kết quả bỏ phiếu, hợp đồng on-chain đã đăng ký trong quá trình tạo đề xuất có thể được kích hoạt.
  • Quyền riêng tư: Người dùng có thể điều chỉnh và lựa chọn giữa các mức độ riêng tư khác nhau từ bỏ phiếu Công khai cho đến Riêng tư. Đối với bỏ phiếu Riêng tư, chỉ kết quả bỏ phiếu được công bố, trong khi danh tính của cử tri và số lượng phiếu bầu sẽ vẫn được bảo mật.
  • Ủy quyền: người dùng có thẻ ủy quyền phiếu của cho người khác.

Conveyor

Đây là giải pháp giảm thiểu MEV, nhằm mục đích tạo ra một vùng bảo vệ phía trước khi nó nhập và xuất các giao dịch theo một thứ tự xác định. Do đó, các tác nhân độc hại không thể đưa các giao dịch mới vào đầu ra của Conveyor, do chữ ký không khớp hoặc  xóa các giao dịch đã đặt hàng, vì các giao dịch được truyền tải trên toàn mạng.

Conveyor cung cấp cho người dùng các tính năng bổ sung sau:

  • Chống lại front-running: Không một front-running của transactions trên giao dịch, nó hỗ trợ cho Conveyor.
  • Đặt hàng ẩn danh: Thứ tự giao dịch không được tiết lộ trừ khi nó được xác định và không thể thay đổi. Không ai, kể cả các node lưu trữ, sẽ biết thứ tự trước khi nó được quyết định.

ATA token là gì?

Đây là token tiện ích của nền tảng Automata Network.

Thông tin cơ bản

  • Token Name: ATA Token.
  • Ticker: ATA.
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC20, BEP-20
  • Contract ERC200xA2120b9e674d3fC3875f415A7DF52e382F141225
  • Contract BEP20: 00xa2120b9e674d3fc3875f415a7df52e382f141225
  • Token type: Utility + governance
  • Total Supply: 1,000,000,000 ATA
  • Circulating Supply: 172,252,000 ATA

Tỉ lệ phân bổ ATA token

ATA token sale

  • Vòng hạt giống: 50.000.000 ATA, với giá 0,02 USD/ATA. Tổng vốn kêu gọi 1 triệu USD. Các VCs nổi bật như Alameda, KR1, Divergence, IOSG. Giá token được bán 0.02$/ATA.
  • Vòng chiến lược: 60.000.000 ATA với giá 0,04 USD/ATA. Tổng vốn kêu gọi 2,4 triệu ATA với sự tham gia của một số VCs như KR1, Jump Trading and IOSG Ventures.

ATA Binance Launchpool

Thông tin cơ bản ATA Binance Launchpool:

  • Launchpool token reward: 40,000,000 ATA (4% token supply).
  • Thời gian farming: 02/06/2021 07:00h đến 02/07/2021 07:00h.
  • Yêu cầu: Không có giới hạn trên và không yêu cầu KYC.

Các pool được hỗ trợ để farm ATA:

  • Stake BNB: 28,000,000 ATA (70%).
  • Stake BUSD: 4,000,000 ATA (10%).
  • Stake DOT: 8,000,000 ATA (20%).

Phân phối ATA hàng ngày trong các pool:

  • Từ 7h ngày 02/06/2021 đến 7h ngày 07/06/2021: Phần thưởng staking hàng ngày là 4,000,000 ATA.
  • Từ 7h ngày 07/06/2021 đến 7h ngày 02/07/2021: Phần thưởng hàng ngày là 800,000 ATA.

Mua ATA token ở đâu?

Hiện tại ATA token chưa được niêm yết trên sàn giao dịch. Khi có thông tin về việc list sàn mình sẽ cập nhật sớm nhất cho mọi người.

Ví lưu trữ ATA token

Là token ERC20, BEP20 nên mọi người có thể lưu trữ trên Trust Wallet, MetaMask, Safepal, Coin98 Wallet hoặc trực tiếp trên sàn Binance.

Chức năng của ATA token

  • Governance: ATA token holder có thể tạo và bỏ phiếu cho các proposal. Nội dung của Proposal bao gồm: tính năng nền tảng, thông số mạng,…
  • Protocol fees: Người dùng trả cho miners cho các công việc lưu trữ và tính toán.
  • Mining rewards: Compute và storage miners kiếm được ATA token bằng cách chạy các ứng dụng và thực hiện các giao dịch cho người dùng trên mạng.
  • Geode allocation: Người dùng có thể liên kết ATA token để tham gia đấu giá Geode.

Lộ trình phát triển Automata Network

Đang cập nhật…

Đội ngũ, Nhà đầu tư và Đối tác Automata

Đội ngũ

Automata Network được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu và cựu chiến binh trong ngành, với các thành viên trong nhóm đã từng làm việc tại Zilliqa, LongHash và Đại học Quốc gia Singapore.

Nhà đầu tư

Automata nhận được sự đầu tư từ những quỹ tài chính như Alamanda Research, GBV,..

Đối tác 

Đối tác của dự án là những nền tảng nổi tiếng như: Clover Finance, Plasm, Crust , Bounce Finance , MathWallet và Celer Network.

Lời kết

Automata Network giúp bảo mật cho các giao dịch và hạn chế tác động của MEV thông qua cấu trúc mật mã hiện đại và các thuật toán bảo vệ quyền riêng tư. Trên đây là bài viết Automata Network là gì? Thông tin toàn tập về đồng ATA token. Cảm ơn mọi người đã quan tâm theo dõi.

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

NiiFi là gì? Thông tin toàn tập về sàn NiiFi và NIIFI token

0

NiiFi là gì? Cách thức hoạt động, ưu điểm của nền tảng NiiFi như thế nào và thông tin cơ bản về NIIFI token là gì? Trong bài viết này, DauTuThuDong.Com sẽ đánh giá về nền tảng kỷ nguyên mới của DeFi – NiiFi.com

NiiFi được sử dụng để giải quyết các vấn đề kinh doanh thực tế và sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng bằng cách cung cấp các công cụ đơn giản và thân thiện với người dùng.

NiiFi là gì?

NiiFi là sàn giao dịch phi tập trung xây dựng trên hệ sinh thái Ethereum. Dựa trên một công nghệ đang chờ cấp bằng sáng chế – Nahmii. Nền tảng cho phép thực hiện giao dịch hoán đổi ngay lập tức với chi phí và độ trễ thấp.

NiiFi là gì?
NiiFi là gì?

Dự án phát triển hai sản phẩm chính là SwapLend. NiiFi được sử dụng để giải quyết các vấn đề kinh doanh thực tế và sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng bằng cách cung cấp các công cụ đơn giản và thân thiện với người dùng.

Dự án được xây dựng dựa trên công nghệ mở rộng quy mô cho phép tính toán tài sản ngay lập tức, chi phí thấp, phí giao dịch thể dự đoán được và khả năng tổng hợp tài sản cũng như chi phí.

Website: https://www.niifi.com/

Thông tin về NiiFi

Đội ngũ dự án NiiFi

NiiFi team là một nhóm các kỹ sư dày dạn kinh nghiệm khởi nghiệp và quan tâm sâu sắc đến Ethereum với hơn 30 năm kinh nghiệm và kết nối trong ngành.

Đối tác & Nhà đầu tư NiiFi

Nền tảng có sự hỗ trợ của một số nhà đầu tư nổi bật có thể nói đến như: Gate.io Labs, AU21 Capital, BitBlock, Magnus Capital, Blocksync Ventures, Peech Capital….

Đối tác & Nhà đầu tư NiiFi
Đối tác & Nhà đầu tư NiiFi

NiiFi Roadmap

Quý 2 năm 2021

  • Mua và bán trực tiếp từ tài khoản ngân hàng hoặc thẻ của bạn thông qua hệ sinh thái NiiFi

Quý 3 năm 2021

  • Hoán đổi (swap), cho vay (lending) các loại tiền điện tử bằng các công cụ đơn giản và nhanh chóng

Quý 4 năm 2021

  • Áp dụng thương mại chính thống trong các ngành khác nhau

Ưu điểm của nền tảng NiiFi

DeFi Meets Utility

Các công cụ của NiiFi không chỉ giải quyết các vấn đề mà còn nâng cao toàn bộ hệ sinh thái thông qua đổi mới.

Plug & Play

Nền tảng NiiFi là nền tảng mở, dễ dàng thích nghi và hợp nhất DeFi vào rất nhiều ngành công nghiệp toàn cầu như: game, fintech và loyalty.

Ưu điểm của nền tảng NiiFi
Ưu điểm của nền tảng NiiFi

Optimized for commercial adoption

NiiFi được xây dựng trên công nghệ nahmii 2.0, NiiFi tạo ra quy mô thực sự và vô song trên Ethereum blockchain.

Killer Interface

Các công cụ xây dựng từ đầu được thiết kế dựa trên sự đơn giản để giải quyết các trường hợp sử dụng trong thế giới thực.

Cách thức hoạt động của NiiFi

NiiFi sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề kinh doanh thực tế, tạo ra các mô hình kinh doanh mới và tạo ra nhiều giá trị hơn cho người dùng. NiiFi thực hiện điều này bằng cách cung cấp các công cụ để thực hiện các giao dịch chi phí thấp, nhanh chóng và tức thì bằng cách sử dụng đơn giản và công cụ thân thiện với người dùng.

Cách thức hoạt động của NiiFi
Cách thức hoạt động của NiiFi

NiiFi Swap

Sàn giao dịch tạo lập thị trường tự động (AMM) chất lượng để cung cấp trao đổi dễ dàng các loại tiền tệ. Bao gồm cả cổng cho người dùng fiat vào tiền điện tử.

NiiFi Lend

Một giao thức cho vay cho phép những người đi vay trong hệ sinh thái DeFi giải phóng vốn lưu động, đồng thời không bỏ lỡ lợi ích tiềm năng của tài sản thế chấp của họ. Người cho vay có thể cung cấp tính thanh khoản cho giao thức và kiếm được lợi nhuận từ các khoản tiền gửi của họ.

Đây là một công cụ quan trọng để tăng tính thanh khoản và mang lại sự linh hoạt tối đa trong hệ sinh thái DeFi. Các khoản vay nhanh là một chức năng bổ sung cho phép người dùng vay và trả lại tiền trong một giao dịch duy nhất (giao dịch sẽ không thành công nếu tiền không được trả lại).

NIIFI token là gì?

NIIFI là token quản trị của hệ sinh thái dự án NiiFi. Token được xây dựng trên tiêu chuẩn ERC-20 trên mạng lưới Ethereum. Token sẽ đảm bảo một mô hình quản trị phi tập trung hoàn toàn. Tất cả các bên liên quan sẽ có vai trò trong việc hướng dẫn quy trình phát triển của giao thức bằng cơ chế bỏ phiếu.

Thông tin cơ bản về NIIFI token

  • Name: NiiFi token
  • Symbol: NIIFI
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC-20
  • Token Type: Utility, Governance
  • Contract: 0x852e5427c86a3b46dd25e5fe027bb15f53c4bcb8
  • Total Supply: 888,888,888 $NiiFi
  • Circulating Supply: Updating…

Phân bổ token NIIFI

  • Private Sale incl Strategic: 12.2%
  • Public: 0.50%
  • Future Potential Sale: 6.8%
  • Development Pool: 8.8%
  • Business Development: 10%
  • Marketing & Exchanges: 11.7%
  • Future Liquidity: 10%
  • Team: 20%
  • Ecosystem Rewards Pool: 20%

Cách kiếm NIIFI token

Hiện tại, token NIIFI đã được niêm yết trên một số sàn như Uniswap V2, DODO, Gate.io, Bilaxy. Vậy bạn có thể giao dịch, mua, bán trên các sàn giao dịch trên.

Ví lưu trữ NIIFI

Token thuộc tiêu chuẩn ERC-20 nên rất nhiều loại ví hỗ trợ lữu trữ NIIFI cụ thể như: Trust Wallet, Metamask, Coin98 Wallet.

Ngoài ra, bạn có thể lưu trữ NIIFI trực tiếp trên các sàn giao dich nêu trên.

Lời kết

NiiFi được sử dụng để giải quyết các vấn đề kinh doanh thực tế, tạo ra các mô hình kinh doanh mới và tạo ra nhiều giá trị hơn cho người dùng. NiiFi hứa hẹn sẽ mở ra một kỉ nguyên mới cho DeFi.

Bài viết trên, mình đã giới thiệu về nền tảng NiiFi là gì? Cách thức hoạt động, ưu điểm của nền tảng NiiFi như thế nào và thông tin cơ bản về NIIFI token. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn. Chúc các bạn thành công!

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

Airdrop là gì? Bounty là gì? 5 trang tìm kèo Airdrop coin miễn phí

0

Hiện tại rất nhiều bạn quan tâm về khái niệm Airdrop là gì, Bounty là gì, có nên tham gia Airdrop không hay các trang tìm kèo Airdrop coin miễn phí ở đâu. Bài viết này, DauTuThuDong.Com sẽ chia sẻ về những câu hỏi trên và tổng hợp 5 trang tìm kèo Airdrop coin miễn phí.

Trong thời điểm thị trường Crypto đang uptrend và xu hướng DeFi phát triển mạnh mẽ. Các dự án thường phát hành Airdrop để thu hút sự quan tâm của người đầu tư. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để kiếm tiền với Airdrop.

Airdrop là gì? Bounty là gì?

Airdrop nghĩa là từ trên trời rơi xuống và Bounty là quà tặng. Có thể hiểu đơn giản là phát miễn phí, người dùng chỉ việc mang ví ra nhận. Những gì các bạn phải làm đơn thuần là like, comment, chia sẻ các post trên các mạng xã hội (fanpage, twitter,..) của dự án đó. Hoặc tham gia các channel, group telegram cộng đồng để mọi người có thể thảo luận, chia sẻ về nền tảng.

Airdrop là gì? Bounty là gì?
Airdrop là gì? Bounty là gì?
Tất cả những hoạt động này rất đơn giản, hầu như không đòi hỏi bất kỳ kiến thức chuyên môn nào. Chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút đến 1 giờ hàng ngày là bạn đã có thể hoàn thành.

Mục đích của việc phát Airdrop, Bounty này một phần đề dự án marketing với chi phí rẻ. Đồng thời gia tăng số lượng người giữ coins.

Coin càng được có nhiều người giữ thì càng có giá trị. Nhiều người ngại bỏ tiền ra mua, nhưng khi được phát miễn phí thì họ hăng hái tìm hiểu và sử dụng lẫn hối thúc các dịch vụ kinh doanh chấp nhận đồng tiền đó làm phương tiện thanh toán.

Nhiều người giữ coins sẽ tăng giá trị cho chính dự án đó bằng những hành động như tham gia phát triển cộng đồng. Mọi người giới thiệu, chia sẻ tham gia để cho dự án crypto đó. Khi số lượng thành viên và một số điều kiện đủ, coin đó sẽ được niêm yết trên một số sàn lớn.

Lịch sử của Airdrop

Các dự án, nền tảng crypto đã thực hiện việc này từ rất lâu. Từ những ngày đầu tiên của hình thức ICO Ethereum. Nếu bạn đã tham gia thị trường thời điểm đó và giữ ETH trong ví. Bạn sẽ để ý thấy một token ngẫu nhiên bổ sung trong Token Tracker của bạn trên Etherscan.

Điều đó nghĩa là đã có ai gửi token vào ví của bạn. Thực tế là đội ngũ phát triển đã gửi cho một số ví Ethereum để quảng bá sản phẩm ra thế giới.

Từ đó, hình thức Airdrop hay Bounty đã trở thành một hoạt động marketing. Tới thời điểm hiện tại, các dự án không yêu câu việc hold coin để nhận Airdrop mà đa phần họ phát miễn phí dành cho những người giúp họ thực hiện đủ các bước để marketing.

Những yêu cầu để làm Airdrop, Bounty

Để tham gia các kèo Airdrop bạn cần chuẩn bị một số yếu tố. Tùy vào từng dự án và yêu cầu riêng nhưng phần lớn sẽ cần đến những cái sau

  1. Facebook: Facebook cá nhân là bắt buộc, Group Facebook và Facebook Page càng tốt, càng nhiều tương tác càng tốt
  2. Twitter: Một tài khoản Twitter để share các tin của dự án yêu cầu. Nền tảng mạng xã hội này được cộng đồng crypto và sử dụng nhiều nhất
  3. Email: Tài khoản email, nên sử dụng Gmail
  4. Medium: Một tài khoản Medium. Nơi những dự án cập nhật thông tin, kế hoạch, những cập nhật mới nhất
    Telegram: Một tài khoản Telegram. Ứng dụng chat phổ biến nhất trong giới tiền tiền điện tử vì độ bảo mật và nhiều tính năng mở
  5. Ví lưu trữ: Tạo ví lữu trữa coin của các mạng lưới như: Binance Smart Chain, Ethereum, Huobi ECO Chain, Solana, Polkadot. Bạn có thể sử dụng ví Metamask.
  6. Yêu cầu quan trọng nhất là bạn phải kiên trì và chăm chỉ mỗi ngày.

Những lưu ý khi chơi Airdrop, Bounty

  • KHÔNG chia sẻ private key của ví lưu trữ cho bất kỳ ai
  • KHÔNG gửi thông tin danh tính (KYC) cho các dự án airdrop
  • KHÔNG dùng chung mật khẩu cho các tài khoản nhận airdrop
  • KHÔNG gửi ETH, BTC cho bất kỳ nền tảng airdrop nào
  • KHÔNG trả lời các tin nhắn riêng từ người lạ trên Telegram tự xưng là quản lý dự án
  • KHÔNG sử dụng ví chính của mình để nhận Airdrop, Bounty
  • Ngoài ra có thể cần thêm một số dự án yêu cầu các tài khoản Bitcointalk, Reddit, Facebook, Medium, SteemIT, Instagram, Youtube…

Có nên tham gia Airdrop không?

Theo quan điểm cá nhân của DauTuThuDong.Com. bạn hoàn toàn có thể tham gia Airdrop, Bounty. Vì một số lý do sau:

  • Người tham gia không cần vốn hoặc chỉ cần vốn ít
  • Chơi những kèo này không đòi hỏi bạn có quá nhiều kiến thức về tiền điện tử, những người mới tham gia cũng có thể dựa vào kèo Airdrop, Bounty để tìm hiểu về Blockchain
  • Phát Airdrop coin miễn phí với giá trị khoản 5-10$ nhưng khi coin đó được niêm yết lên các sàn lớn thì coin có khả năng x10-x20 là bình thường
  • Có thể thực hiện việc cheating để gia tăng thêm phần thưởng từ airdrop

Từ những lý do trên, việc MIỄN PHÍ để nhận một phần thưởng và chung tay phát triển dự án hoàn toàn là điều có thể làm được.

Một số trang tìm kèo Airdrop coin miễn phí

Ok, đã điểm qua một số thông tin cần thiết. Phần này chắc hẳn là phần bạn quan tâm nhất. Rất nhiều dự án phát hành Airdrop, Bounty nhưng để tìm kiếm các dự án tốt thì quả thực khó. Mình sẽ thống kê một số trang tìm kèo Airdrop coin chất lượng.

Một số trang tìm kèo Airdrop coin miễn phí
Một số trang tìm kèo Airdrop coin miễn phí

AirdropAlert.Com

Airdrop Alert là trang web miễn phí để mọi người tìm thấy các chiến dịch airdrop & giveaway đáng tin cậy tại thị trường tiền điện tử. AirdropAlert.Com được thành lập bởi Morten Christensen vào năm 2017.

AirdropAlert.Com
AirdropAlert.Com

Có thể nói Airdrop Alert đang đứng vị trí số #1 các trang tìm kèo Airdrop coin với hơn 360.000 người theo dõi.

ICODrops.Com

ICODrops là một trong những website hoạt động từ thời điểm xu hướng ICO bùng nổ tới nay. Giao diện chuyên nghiệp, phân bổ thành 3 phần chính như Active ICO (ICO đang hoạt động), Upcoming ICO (ICO sắp tới), Ended ICO (ICO đã kết thúc).

ICODrops.Com
ICODrops.Com

Ngoài ra, ICODrops cũng giới thiệu chi tiết về dự án, whitepage của một số dự án tiềm năng đang phát hành ICO. Đồng thời thống kê chi tiết tỷ lệ lợi nhuận, ROI của các coin phát hành ICO thành công.

ICOmarks.Com

ICOmarks là một nền tảng độc lập để phân tích và nghiên cứu ICO khá chi tiết. Họ có hệ thống đánh giá của riêng mình để biên soạn danh sách các dự án lịch các ICO đang hoạt động, sắp tới và kết thúc.

ICOMarks.Com
ICOMarks.Com

Mỗi ngày có hàng chục dự án ICO mới được công khai. Mục tiêu của ICOmarks là cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin chính xác và minh bạch về dự án để giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro.

CoinAirdrops.Com

CoinAirdrops bắt đầu với chia sẻ các dự án airdrop coin miễn phí vào tháng 10 năm 2017. Website CoinAirdrop.com tổng hợp chia sẻ các cách kiếm crypto như đào Bitcoin, đào Ethereum,… miễn phí.

CoinAirdrops.Com
CoinAirdrops.Com

Tìm hiểu trên Coin Airdrops có thể nhận được bài viết hướng dẫn chi tiết để kiếm được coin miễn phí. Với giao diện đơn giản nhưng chỉ hỗ trợ bằng tiếng Anh. Bạn cũng có thể sử dụng Google translate để dịch và làm theo hướng dẫn.

AirdropAddict.Com

AirdropAddict có website đơn giản nhất trong những trang tìm kèo Airdrop, Bounty mà mình giới thiệu. Tuy nhiên ngược lại AirdropAddict lại có chia sẻ nhiều dự án thành công và số lượng người tham gia lớn.

AirdropAddict.Com
AirdropAddict.Com

Ví dụ như một số dự án thành công trên AirdroPaddict như: Minereum (MNE) mỗi người nhận 32.000 MNE ~ 16.640$, Decred (DCR) mỗi người nhận 258 DCR ~ 19.000$, Accelerator (ACC) mỗi người nhận 100 ACC ~ 520$, eGOLD (EGOLD) mỗi người nhận 20.000 EGOLD = 320$

Lời kết

Kèo Airdrop hay Bounty đều phù hợp với tất cả những người mới biết đến thị trường Crypto hoặc những người không có vốn vẫn có thể kiếm lợi nhuận. Nếu bạn cố gắng kiên trì và chăm chỉ tìm kiếm, tham gia sẽ thu được lợi nhuận đáng kể từ hoạt động này.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu ra được khái niệm về Airdrop là gì? Bounty là gì? Và tổng hợp một số trang tìm kèo Airdrop coin miễn phí. Nếu bạn kiếm được lợi nhuận hay có thắc mắc gì có thể tham gia cộng đồng của Đầu Tư Thụ Động để trao đổi.

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

Skyrim Finance là gì? Thông tin nền tảng Skyrim và SKYRIM token

0

Skyrim Finance là gì? Bài viết này, Đầu Tư Thụ Động sẽ chia sẻ thông tin về nền tảng Skyrim Finance và tổng quan về SKYRIM token, TRANCHE token là gì?

Skyrim Finance là gì?

Skyrim Finance là một giao thức đa chuỗi (multichain) tập trung xây dựng các sản phẩm DeFi có lãi suất cố định (Fixed-rate) và lãi suất đòn bẩy (Leveraged). Skyrim Finance hướng đến trở thành Robo-Advisor của hệ sinh thái tài chính phi tập trung.

Skyrim Finance là gì?
Skyrim Finance là gì?

Mục tiêu của Skyrim Finance hỗ trợ các nhà đầu tư thuộc các hồ sơ khác nhau có lợi tức đã được điều chỉnh theo rủi ro thông qua các sản phẩm DeFi lãi suất cố định và lãi suất đòn bẩy.

Website Skyrim Finance: https://skyrim.finance/

Phương thức hoạt động của Skyrim Finance

Skyrim Finance kết hợp các công cụ tài chính on-chain và off-chain

  • On-Chain là các sản phẩm DeFi: Compound, Uniswap, Acala,…
  • Off-Chain là các công cụ tài chính truyền thống như: trái phiếu, cổ phiếu, khoản vay, bất động sản

APY tỷ lệ cố định (Fixed-rate APY): Có rất nhiều chủ sở hữu tiền điện tử đang tìm kiếm APY tỷ lệ cố định mà không có rủi ro mặc định.

APY có đòn bẩy (Leveraged APY): Có nhiều nông dân năng suất đang tìm kiếm APY canh tác năng suất cao hơn với đòn bẩy cao.

Phương thức hoạt động của Skyrim Finance
Phương thức hoạt động của Skyrim Finance

Mục tiêu của Skyrim Finance là giúp các nhà đầu tư thuộc các hồ sơ khác nhau có lợi tức đã được điều chỉnh theo rủi ro thông qua các sản phẩm DeFi lãi suất cố định và lãi suất đòn bẩy.

Sản phẩm chính của Skyrim Finance

  • Fixed-rate yield vaults: Vaults lợi suất tỷ lệ cố định
  • Leveraged yield farming: Canh tác năng suất trung bình
  • Auto liquidation tools: Công cụ thanh lý tự động
  • Orderbook optimization for AMM: Tối ưu hóa sổ đặt hàng cho AMM
Sản phẩm chính của Skyrim Finance
Sản phẩm chính của Skyrim Finance

Ưu điểm của Skyrim Finance

  • Nhiều sản phẩm tài chính: Skyrim Finance là hệ sinh thái bao gồm các sản phẩm DeFi với API được điều chỉnh theo rủi ro. Nền tảng sử dụng vô số chiến lược để tối ưu hóa năng suất thông qua APY Vault cố định và cơ hội Yield Farming.
  • Khả năng tương tác thông qua NFT: Skyrim Finance đại diện cho các khoản tiền gửi và trái phiếu sử dụng NFT tiêu chuẩn ERC-721 (Token không thể thay thế). Điều này có nghĩa là người dùng có thể chuyển tài sản giữa các tài khoản và cũng có thể bọc Token để thêm vào bộ tính năng.
  • Tự phát triển và sở hữu bởi cộng đồng: Chủ sở hữu Token có thể đề xuất và bỏ phiếu về việc nâng cấp và quản lý nền tảng. Giống như các hệ sinh thái khác, những người nắm giữ lớn hơn sẽ có nhiều quyền biểu quyết hơn. Dự án không kiếm được bất kỳ khoản phí nào từ các dịch vụ hoặc các tương tác hợp đồng.
  • Được xây dựng trên ETH, BCS, PolkadotSkyrim Finance trước tiên sẽ được xây dựng trên Ethereum và Binance Smart Chain. Skyrim Finance V2 được lên kế hoạch tích hợp vào Polkadot bằng cách sử dụng Khung nền. Dự án sẽ hỗ trợ khả năng tương tác đa đường DeFi.

Tiện ích của giao thức Skyrim Token

Các nhà tạo lập thị trường cung cấp tính thanh khoản trong các nhóm tài chính có cấu trúc sẽ được thưởng bằng mã thông báo $SKYRIM.

Khuyến khích cho các sản phẩm sáng tạo Mã thông báo $SKYRIM sẽ là động lực cho người dùng thực và người bỏ phiếu

Tài trợ cho các nhà phát triển trong tương lai Mã thông báo $ SKYRIM sẽ được thanh toán cho các sản phẩm và giải pháp sáng tạo trong tương lai.

Thông tin về nền tảng Skyrim Finance

Skyrim Finance Roadmap

Quý 1-2021

  • Ra mắt trang web chính thức

Quý 2-2021

  • Ra mắt Wiki Product
  • Ra mắt kho lãi suất cố định
  • Khởi động Chương trình Khai thác Thanh khoản

Quý 3-2021

  • Triển khai Hợp đồng thông minh trên Subtrate
  • Phát hành Roadmap V2.0

Quý 4-2021

  • Ra mắt các sản phẩm đổi mới trong tương lai

Nhà đầu tư Skyrim

Dự án Skyrim Finance được một số VCs đầu tư tên tuổi như: KYROS Ventures, GFS Ventures, AU21 Capital, Exnetwork Capital, ZBS Capital, Mantra DAO, CryptoJ…

Nhà đầu tư Skyrim
Nhà đầu tư Skyrim

Token của dự án Skyrim Finance

SKYRIM token là gì?

SKYRIM là mã token tiện ích trong nền tảng. Token RKYRIM đóng vai trò như phí giao thức. Ngoài ra, cũng được sử dụng làm phần thưởng cho các sản phẩm sáng tạo trong tương lai và phần thưởng giải pháp.

SKYRIM token và TRANCHE token
SKYRIM token và TRANCHE token

TRANCHE token là gì?

TRANCHE là mã token quản trị của nền tảng. Các holder TRANCHE token có thể bỏ phiếu cho các đề xuất. Dự án sẽ được quản lý bởi các cộng đồng hoàn toàn bằng cách sử dụng biểu quyết bậc hai.

Thông tin về SKYRIM token

  • Name: SKYRIM Token
  • Symbol: SKYRIM
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Type: Utility
  • Token Standard: ERC20
  • Contract: đang cập nhật
  • Total Supply: 100.000.000 SKYRIM

Phân bổ token SKYRIM

  • Team: 10%
  • Advisors: 5%
  • Seed Sale: 8%
  • Private Sale: 20%
  • Public Sale: 5%
  • Marketing Fund: 15%
  • Liquidity Fund: 25%
  • Operational Reserve: 12%

Kế hoạch phát hành token SKYRIM

  • Seed Sale: 12.5% mở khóa ngay TGE, sau đó phát hành hàng tuần trong 3 tháng, bắt đầu từ một tháng sau khi niêm yết
  • Public Sale: Toàn bộ sẽ mở khóa trên TGE
  • Private Sale: 15% sẽ mở khóa ngay TGE, và và phân phối trong 6 tháng, bắt đầu từ một tháng sau khi listing.

Ví lưu trữ SKYRIM

SKYRIM token là token thuộc tiêu chuẩn ERC-20 nên bạn có thể lưu trữ trên một số ví như: Trust Wallet, Metamask, Coin98 Wallet,…

Lời kết

Bài viết trên mình đã giới thiệu sơ lược Skyrim Finance là gì và cách thức hoạt động, đi sau rất nhiều dự án khác nhứng với các dự án Defi khác nên tận dụng được các những ưu điểm và trách được các rủi ro mà các dự án Defi hiện tại đang gặp phải.

Với mô hình kinh doanh mới lạ và độc đáo kết hợp lãi suất ổn định và lãi suất đòn bẩy. Một dự án tiềm năng và mang lại nhiều điều mới lạ cho các nhà đầu tư . Với việc xây dựng Skyrim trên ETH, BCS, và Polkadot, Skyrim sẽ tiếp cận được tối đa với các sản phẩm và dịch vụ Defi hiện tại

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

Gamestarter là gì? Thông tin nền tảng Gamestarter và GAME Coin

0

Cuộc chơi NFTs đang sốt hơn bao giờ hết. Một nền tảng huy động vốn hỗ trợ dưới dạng NFT mang tên Gamestarter. Vậy Gamestarter là gì? Bài viết này mình sẽ chia sẻ thông tin về nền tảng Gamestarter là gì và GAME token.

Gamestarter cho phép các nhà phát triển game độc lập gây quỹ bằng các bán tài sản thông qua dạng NFTs. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết.

Gamestarter là gì?

Gamestarter là nền tảng huy động vốn cộng đồng dựa trên mạng lưới blockchain hỗ trợ các nhà phát triển trò chơi gây quỹ bằng pre-sale các vật phẩm trong trò chơi dưới dạng NFTs. Gamestarter có hình thức kinh doanh tương tự nền tảng Kickstarter, nhà phát triển game sẽ không bị tính phí khi chưa đạt mục tiêu kêu gọi vốn.

Gamestarter là gì?
Gamestarter là gì?

Bên cạnh đó, Gamestarter cung cấp một thị trường để giao dịch tài sản kỹ thuật số từ các trò chơi phát hành thành công. Từ đó chủ sở hữu NFT khả năng bán và nhận giá trị thực từ tài sản của họ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng điều cần thiết để hệ sinh thái NFTs phát triển.

Website Gamestarter: https://www.gamestarter.co/

Thông tin dự án Gamestarter

Gamestarter roadmap

Quý 2-3 năm 2021 

  • Ra mắt GAME Coin Token.
  • Cấp quyền truy cập vào nền tảng Gamestarter dành cho các nhà phát triển trò chơi độc lập.
  • NFT pre-orders.
  • Ví GAME Coin.

Quý 4 năm 2021

  • Ra mắt nền tảng huy động vốn cộng đồng.
  • Hệ thống theo dõi thanh toán. Để ngăn chặn các hình thức gọi vốn lừa đảo và lạm dụng nền tảng, tất cả các dự án có nhu cầu gọi vốn sẽ được xem xét và yêu cầu KYC.
  • Tự động phát hành NFT khi giao dự án.
  • Khởi động API NFT – để tích hợp nền kinh tế GAME Coin trực tiếp trong trò chơi (các plugin Unity3D và Unreal engine).
  • Giải pháp ví trong trò chơi.
  • Giải pháp thị trường cho Unity 3D và công cụ Unreal.

Quý 1-2 năm 2022 

  • Bắt đầu ra mắt thị trường NFT (để giao dịch và mua NFT).
  • Tích hợp hệ thống đấu giá.
  • Mua GAME Coin token trực tiếp trên nền tảng Gamestarter.
  • Mua trực tiếp GAME Coin bằng tiền tệ FIAT.

Quý 3-4 năm 2022 

  • Khởi động ứng dụng di động NFT cho iOS và Android.
  • API cho trò chơi di động.
  • Bắt đầu tích hợp API NFT để phát triển trò chơi cho iOS và Android.
  • Giới thiệu các loại NFT bổ sung: Nhạc, Video, Phim.

Đối tác của Gamestarter

Một số đối tác lớn của dự án Gamestarter như DAO Marker, AC Capital, Angel ONE, KYROS Ventures, x21…

Đối tác của dự án Gamestarter
Đối tác của dự án Gamestarter

Cách thức hoạt động của Gamestarter

Gamestarter cung cấp token GAME Coin dựa trên ETH. Sau khi nhận được GAME Coin, bạn có đủ điều kiện để mua bất kỳ tài sản hoặc sản phẩm NFT nào trên nền tảng Gamestarter. NFT do người tạo ra sẽ tự động được phát hành sau khi dự án được chuyển giao hoặc NFT được chủ sở hữu hiện tại niêm yết để bán hoặc trả giá cao hơn.

Cách thức hoạt động của nền tảng Gamestarter
Cách thức hoạt động của nền tảng Gamestarter

Để gửi tiền từ sàn giao dịch, bạn có thể chuyển tiền của mình bất cứ lúc nào vào tài khoản Gamestarter, nơi bạn sẽ thấy số dư của mình và NTF sở hữu. Để rút tiền GAME Coin hoặc NTF, bạn sẽ phải cung cấp ví ETH của mình và chuyển KYC.

Gamestarter giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề của các nhà phát triển

Các nền tảng thị trường trò chơi không công bằng. Hầu hết số tiền kiếm được từ việc bán hàng đều được chuyển đến các nhà phát hành, nền tảng phân phối kỹ thuật số và tiếp thị.

Trong khi các nhà phát triển trò chơi cần tài trợ cho dự án tiếp theo, họ sẽ có nghĩa vụ cung cấp vốn chủ sở hữu của mình. Và cam kết chỉ phát hành game thông qua một nhà phát hành độc quyền hoặc một số trường hợp khác.

Đôi khi, các nhà phát triển còn bị yêu cầu đăng ký tài sản trí tuệ, điều này làm giảm đi khả năng tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai của các nhà phát triển game.

Nhiệm vụ của Gamestarter là cung cấp cho các nhà phát triển game một lựa chọn mới để tài trợ cho ý tưởng của họ bằng cách pre-sale các tài sản trong game của họ dưới dạng NFTs.

Gamestarter sẽ mang đến một mô hình tài trợ đã được thử nghiệm cho ngành công nghiệp sáng tạo. Đổi lại, cung cấp cho các nhà quảng cáo giải pháp để gây quỹ và đảm bảo thực hiện thành công ý tưởng của họ.

Vấn đề của người mua NFT

Người mua NFT nên biết rằng không có giới hạn về nguồn cung cấp. Phần lớn NFT đã mua sẽ trở nên vô giá trị trong tương lai.

Thực tế, điều đó chủ yếu áp dụng cho các tác phẩm nghệ thuật thị giác, chẳng hạn như tranh kỹ thuật số. Tuy nhiên, trở thành một phần của hệ sinh thái trong trò chơi sẽ cải thiện đáng kể giá trị lâu dài và lợi nhuận của các tài sản đó.

Giảm thiểu phí gas

Phí gas là khoản phí trả cho các thợ đào đóng góp vào thuật toán bằng chứng công việc hỗ trợ chuỗi khối Ethereum và xác minh các giao dịch. Hiện tại phí gas trên ETH đắt đến mức việc tạo các phiên bản NFT cho các vật phẩm trong game là điều không thể do chi phí quá cao.

Đối với các nhà phát triển để triển khai NFT thành công, chức năng của các NFT phải được cân nhắc kỹ càng trước khi triển khai trừ khi họ có kế hoạch tạo tiền điện tử của riêng mình để hỗ trợ công nghệ.

Mục tiêu của nền tảng Gamestarter

Dành cho nhà phát triển trò chơi

  • Tài trợ cho ý tưởng của nhà phát triển game: Nhận các khoản tiền cần thiết để phát triển game mà không cần cho đi vốn chủ sở hữu hoặc IP.
  • Các dòng doanh thu bổ sung: Nhận 5% cho mỗi giao dịch trong trò chơi / trên chuỗi.
  • Phát triển cộng đồng: Thu hút cộng đồng. Sử dụng Gamestarter để tăng khả năng hiển thị
  • Tăng mức độ tương tác trò chơi: Nâng cao mức độ tương tác với trò chơi vì sự chủ động tiết kiệm.

Dành cho người chơi và người sưu tập NFT

  • Sàng lọc tiêu chuẩn cao: Chỉ những dự án được sàng lọc tỉ mỉ và đánh giá cao của chuyên gia mới được list trên Gamestarter để đảm bảo giá trị tài sản trong tương lai cao nhất có thể.
  • NFT ở tất cả các mức giá: Người mua sẽ có thể mua ở mọi mức giá, tăng khả năng tiếp cận NFT cho công chúng.
  • Kiếm tiền: Giao dịch GAME coins để lấy tiền điện tử hoặc tiền pháp định.
  • Tiềm năng tạo ra sản lượng: NFT trò chơi được cho là có tiềm năng trở thành tài sản tạo ra lợi nhuận nhất trong số tất cả các loại NFT.
  • Mang theo bạn bè: Kiếm GAME Coins thông qua chương trình giới thiệu của.

GAME Coin là gì?

GAME Coin là token riêng của hệ sinh thái dự án Gamestarter. GAME token sẽ được sử dụng để mua và bán NFT trong giai đoạn huy động vốn cộng đồng và trên thị trường.

Thông tin về token GAME

  • Token Name: Gamestarter
  • Ticker: GAME
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC-20
  • Contract: Updating
  • Token Type: Utility
  • Total Supply: 100.000.000 GAME
  • Circulating Supply: Updating

Phân bổ GAME token

  • Seed: 25%
  • Seed Public: 4.25%
  • Adoption incentives: 27.25%
  • Liquidity: 15%
  • Team: 15%
  • Advisors: 6%
  • Development: 7.5%

Ví lưu trữ GAME token

GAME là một token ERC20 nên các bạn có rất nhiều loại ví hỗ trợ mạng lưới Ethereum. Một số ví có thể lưu trữ GAME như Metamask, Myetherwallet, Mycrypto, Coin98 wallet, Ledger, Trezor.

Lời kết

Các sản phẩm NFTs đang tạo xu hướng và sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng tài chính. Sự ra đời của dự án Gamestarter sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà phát triển game khi mà họ có thể tiếp cận phương pháp gọi vốn mới mà không còn bị ràng buộc vào các phương pháp truyền thống phải chịu sự chi phối của các nhà phát hành.a

Bài viết trên mình đã giới thiệu về dự án Gamestarter là gì? Hi vọng bài viết giúp bạn cập nhật được thông tin nền tảng Gamestarter và GAME Coin. Chúc các bạn thành công!

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

Polkaswap là gì? Thông tin toàn tập về đồng PSWAP token

0

Polkadot đang mở rộng hệ sinh thái với nhiều sản phẩm tài chính đa dang, tuy nhiên trước giờ mọi người chỉ thường swap trên các nền tảng AMM trên Ethereum, BSC và Solana. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về AMM trên Polkadot là Polkaswap. Cùng tìm hiểu Polkaswap là gì? Thông tin toàn tập về đồng PSWAP token.

Với công nghệ tổng hợp thanh khoản, Polkaswap cung cấp khả năng giao dịch với tính thanh khoản cao nhờ sự liên kết và tổng hợp thanh khoản hiệu quả.

Polkaswap là gì?

Polkaswap à nền tảng AMM xuyên chuỗi phi tập trung được quản lý và vận hành bởi chính cộng đồng người dùng. Polkaswap được xây dựng trên mạng SORA – một substrate blockchain, nằm trong hệ sinh thái Polkadot và Kusama.

Polkaswap là gì
Polkaswap là gì

Polkaswap là một DEX thế hệ tiếp theo tổng hợp thanh khoản chuỗi chéo cho phép swap token trên các mạng Polkadot và Kusama, Parachains và blockchain được kết nối qua các cầu nối. Ngoài ra, thông qua cầu nối hỗ trợ khả năng tương tác xuyên chuỗi, Polkaswap cũng cho phép khả năng giao dịch các token trên chuỗi khối Ethereum và Bitcoin.

Như vậy Polkaswap là một ứng dụng của chuỗi SORA 2.0 (Sora là parachain của polkadot), cung cấp khả năng giao dịch nhanh chóng, liền mạch, ở tốc độ cao và phí thấp. Có thể nói, Polkaswap là Uniswap trên Polkadot và có ưu điểm là tương tác xuyên chuỗi với Kusama và Ethereum.

Polkaswap sẽ được liên kết chặt chẽ với một nền tảng khác trong hệ sinh thái của SORA đó là Fearless Wallet.

Cách thức hoạt động của Polkaswap 

Với công nghệ tổng hợp thanh khoản, Polkaswap có khả năng giao dịch với nhiều nguồn thanh khoản theo thuật toán tổng hợp thanh khoản. Thuật toán tổng hợp thanh khoản có thể tổng hợp thanh khoản từ nhiều nguồn khác nhau.

Nguồn thanh khoản có thể ở dạng AMM DEX, orderbook hoặc bất kỳ thuật toán nào khác. Vì Polkaswap là một dự án mã nguồn mở, nên việc thêm nhiều nguồn thanh khoản hơn có thể thực hiện được bằng cách phát triển trong mô-đun Polkaswap.

Polkaswap được thiết kế để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng với AMM DEX hiện không thể giải quyết được trên bất kỳ DEX nào khác. Cơ sở hạ tầng thanh khoản độc đáo của Polkaswap sẽ giảm đáng kể rủi ro mất mát vô thường và ít dẫn đến phân mảnh cặp hơn so với các AMM hiện tại.

Polkaswap sẽ hoạt động trên parachain, có nghĩa là nó sẽ có thể tương tác nguyên bản với toàn bộ hệ sinh thái Polkadot và Kusama, và với việc bổ sung cầu nối Ethereum và Bitcoin, Polkaswap sẽ là sàn giao dịch xuyên chuỗi, phi tập trung toàn bộ đầu tiên.

Tính năng đặc biệt của Polkaswap

Giao dịch nhanh chóng

Polkaswap là một giao thức AMM DEX xuyên chuỗi, không giám sát để swap token dựa trên Polkadot Relay chain và Kusama, Polkadot và Kusama parachains, và các blockchains được kết nối trực tiếp qua cầu nối. Polkaswap loại bỏ các bước trung gian không cần thiết và mang lại cơ hội giao dịch nhanh hơn.

Tính thanh khoản cao

Polkaswap kết hợp nhiều nguồn thanh khoản theo một thuật toán tổng hợp thanh khoản chung, hoạt động on-chain theo cách phi tập trung và đáng tin cậy. Khi người dùng sử dụng chức năng Swap, thuật toán tổng hợp thanh khoản sẽ thực hiện các lệnh order bằng cách sử dụng các ưu đãi tốt nhất trên tất cả các nguồn thanh khoản.

Nguồn thanh khoản có thể là các DEX khác, order book hoặc các nguồn khác theo hướng API. Bởi vì Polkaswap là một dự án mã nguồn mở nên bất kỳ ai cũng có thể thêm nhiều nguồn thanh khoản hơn bằng cách đóng góp cho cơ sở mã Polkaswap.

Swap token đa chuỗi

Polkaswap có khả năng vượt qua giới hạn của Ethereum DEX hiện tại với cơ hội thêm token từ hệ sinh thái Polkadot cũng như từ các blockchain khác vào sàn giao dịch.  Điều này cho phép các cặp giao dịch trên Polkaswap không giới hạn ở các token  ERC20 như các DEX khác, mà có thể là bất kỳ chuỗi khối nào có thể được kết nối với Polkadot.

Ưu điểm của Polkadot

Người dùng tự quản lý thông tin

Lợi ích nổi bật của các sàn DEX là người dùng có quyền tự quản lý các khóa cá nhân và các thông tin cá nhân. Sở hữu các khóa riêng của người dùng có nghĩa là một mình người dùng có toàn quyền quản lý và kiểm soát các tài sản tiền điện tử của mình. Người dùng không cần thông qua đơn vị trung gian mà có thể giao dịch trực tiếp với người khác thông qua smartcontract.

Giá tốt nhất

Polkaswap sẽ cung cấp định tuyến thanh khoản thông minh để tìm ra pool nào sẽ dẫn đến giao dịch tốt nhất, có nghĩa là nó sẽ tự động tìm kiếm và tìm nguồn tốt nhất cho yêu cầu swap của người dùng – do đó tăng tiềm năng kiếm tiền của người dùng.

Có trải nghiệm tốt nhất

Polkastarter giúp tăng cường khả năng truy cập các loại token bằng cách kết nối các chuỗi khối hoặc tổng hợp tính thanh khoản từ các sàn giao dịch khác nhau. Nó được xây dựng bằng công nghệ Polkadot và tích hợp nhiều cầu nối blockchain. Điều này sẽ cho phép người dùng giao dịch token ETH và ERC-20, token DOT và KSM, BTC, BSC và bất cứ thứ gì khác tham gia thị trường trong tương lai.

Polkaswap cũng sẽ tổng hợp thanh khoản từ cả DEX và CEX, có nghĩa là người dùng sẽ không phải đăng ký với nhiều sàn giao dịch để tìm các cặp token nhất định hoặc giá giao dịch tốt nhất

PSWAP token là gì?

PSWAP là utility và governant token của nền tảng Polkaswap.

Thông tin cơ bản

  • Token name: Polkaswap
  • Ticker: PSWAP
  • Blockchain: SORA
  • Token Standard: Update soon
  • Địa chỉ Contract: 0x519C1001D550C0a1DaE7d1fC220f7d14c2A521BB
  • Cung lưu thông: Update soon
  • Tổng cung: Update soon

Tỉ lệ phân bổ PSWAP token

  • Pre launch Reward: 6%
  • Bonding curve token Reward: 25%
  • Liquidity Bonus: 35%
  • Market-creating rewards: 4%
  • Đội ngũ: 30%

Chức năng của PSWAP token

Staking: sử dụng để staking cung cấp thanh khoản, có nghĩa là người dùng có thể lock token để cung cấp thanh khoản trong các cặp giao dịch của Polkaswap. Đổi lại, họ kiếm được nhiều PSWAP hơn như một phần thưởng cho việc staking token của họ.

Phí giao dịch: Polkaswap sẽ có 0,3% phí giao dịch cho mỗi giao dịch, giống như Uniswap.  Phí giao dịch được sử dụng để mua lại và đốt  PSWAP và token PSWAP mới được khai thác để thưởng cung cấp thanh khoản.

Phần thưởng:  Phần thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản bắt đầu từ 100% phí giao dịch đã đốt và dần dần giảm xuống mức cố định ở mức 35% số token được burn hàng ngày sau 5 năm.

Cách kiếm và sở hữu PSWAP token

Mọi người có thể mua trực tiếp trên nền tảng Uniswap thông qua cặp giao dịch PSWAP/WETH.

Ngoài ra, mọi người có thể cung cấp thanh khoản để nhận thưởng qua một trò chơi trên Sora.farm nhằm cung cấp thanh khoản qua Uniswap hoặc Mooniswap với các cặp tài sản: ETH-XOR, ETH-VAL, XOR-VAL. Khi chương trình kết thúc ra mắt mainet Polkaswap DEX thì sẽ phân bổ được nhận thưởng.

Ví lưu trữ PSWAP token

Polkaswap là token trên nền tảng Sora nên bạn có thể lưu trữ trên các ví có hỗ trợ tiêu chuẩn này như ví app trên mobile như Fearless, PolkaWallet, Hoặc Polkawalletp js trên trình duyệt Chrome hoặc Firefox.

Lộ trình phát triển Polkaswap

  • Q4.2020: Khởi chạy Testnet với các tính năng cơ bản (SWAP và thêm tính năng thanh khoản).
  • Q1.2021: Ra mắt mainnet Polkaswap Version 1
    • Ra mắt Bridge chain hỗ trợ kết nối với Ethereum
    • Kiểm toán an ninh
  • Q2.2021: Khởi chạy Mainnet Polkaswap v2 với các tính năng nâng cao.

Đội ngũ dự án

Đội ngũ phát triển Polkaswap là những nhân tố đến từ Nhật Bản.

  • Makoto Takemiya (CEO, Kỹ sư blockchain): Có kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain từng làm kỹ sư nghiên cứu của Neuroinformatics.
  • Ryu Okada (Co-Founder, chủ tịch): Từng làm cố vấn cho Deloitte, có chứng chỉ CPA Nhật Bản và từng là founder của một công ty startup lĩnh vực thương mại điện tử.
  • Ikkei Matsuda: (Co-Founder, Director): là CEO của SARR, một công ty bệ phóng cho các startup về công nghệ và là CEO của Hokkaido Venture Capital.
Polkaswap Team
Polkaswap Team

Lời kết

Polkaswap là nền tảng AMM phi tập trung được xây dựng trên chuỗi Polkadot, hỗ trợ trao đổi tài sản xuyên chuỗi, tạo và liệt kê tài sản mới đơn giản và hoán đổi dễ dàng nhất từ ​​trước đến nay.

Trên đây là bài viết Polkaswap là gì? Thông tin toàn tập về đồng PSWAP token. Cảm ơn mọi người đã quan tâm theo dõi.

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

Kickpad là gì? Hướng dẫn tham gia IDO trên KickPad chi tiết

0

Chuỗi khối Binance Smart Chain với ưu điểm là phí giao dịch rẻ đã đặt nền móng phát triển cho rất nhiều nền tảng và dự án. Trong bài viết này mình sẽ phân tích về nền tảng IDO trên BSC khá nổi tiếng đó là KickPad. Cùng tìm hiểu Kickpad là gì? Cách mua IDO trên Kickpad trong bài viết dưới đây.

Bên cạnh LaunchZone và BSCPad, KickPad là một trong những nền tảng IDO đứng đầu về số lượng vốn huy động được trên BSC. Những bạn nào hay săn IDO thì không nên bỏ qua nền tảng KickPad này.

Kickpad là gì?

KickPad là nền tảng IDO và Presale được xây dựng trên chuỗi khối Binance Smart Chain với ưu điểm nhanh chóng, bảo mật và phí giao dịch thấp.

Kickpad là gì
Kickpad là gì

Nền tảng Kickpad ra đời nhằm giải quyết những vướng mắc còn tồn tại của DEFI, tạo ra môi trường an toàn cho các hoạt động mua bán Token sale.

Bên cạnh đó, Kickpad để giúp các dự án đầy hứa hẹn khởi chạy trên Binance Smart Chain dễ dàng tham gia vào việc bán token không cần sự tin cậy và khóa thanh khoản một cách hiệu quả.

Hệ sinh thái KickPad

Hệ sinh thái Kick được chia thành 2 nền tảng:

  • Kickdex
  • Kickpad

KickDex là nền tảng pre-sale miễn phí cho bất kỳ người dùng nào, Kickdex tích hợp các hợp đồng thông minh sẽ tự động khóa thanh khoản sau khi đợt pre-sale kết thúc để giảm thiểu tình trạng sụt giá, tạo niềm tin và động lực lưu trữ token lâu dài cho nhà đầu tư.

Nền tảng KicPad IDO là thành phần thứ 2 của hệ sinh thái Kick. Nền tảng có một cách tiếp cận khác đối với IDO bằng cách chia 70% phân bổ dự án thành các vòng private và 30% còn lại vào các vòng public. Tất cả các token chưa được bán hết ở vòng private sẽ được thêm vào vòng public.

Những người tham gia trong cả hai vòng dự kiến ​​sẽ khóa KPAD token của họ trong một khoảng thời gian cố định và sẽ nhận được ‘điểm trọng số tổng hợp’ dựa trên số tiền stake của họ so với tổng số token trong pool của họ. Điểm trọng số càng cao thì phân bổ cho mỗi người dùng đủ điều kiện càng cao. Người dùng sẽ có thể đạt được một phân bổ đảm bảo trong cả vòng private và public.

Ưu điểm của KickPad

Quy trình Presale minh bạc

Người dùng có thể tạo presale pool của riêng họ, chọn số token sẽ được thêm vào thanh khoản cho PancakeSwap và thiết lập thời gian khóa thanh khoản.

Tự động khóa thanh khoản sau presale

Các hợp đồng thông minh KickPad tự động gửi token sale đến PancakeSwap và khóa các mã thông báo LP trong các hợp đồng thông minh. Điều này có nghĩa là người dùng sau khi mua token sale thành công sẽ tự động khóa thanh khoản trên Binance Smart Chain. Tất cả các hành động này đều được tự động hóa với độ tin cậy cao thông qua các hợp đồng thông minh KickPad.

IDO Launchpad và Incubator

KickPad cũng sẽ hoạt động như một nền tảng IDO để tham gia các dịch vụ kỹ thuật số ban đầu độc quyền bằng cách nắm giữ các mã thông báo $ KPAD. IDO Launchpad sẽ hợp tác với các dự án và giúp họ với các chiến lược tiếp thị, tiếp cận thị trường cũng như tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật. KickPad sẽ hợp tác với các dự án thể hiện niềm đam mê và tầm nhìn mạnh mẽ đối với DeFi.

Bình đẳng trong tham gia IDO

Để làm cho các vòng IDO trở nên công bằng nhất có thể, Kickpad cung cấp 2 vòng mở bán là Private và Public trên nền tảng IDO của họ

Thực trạng phổ biến của presale ở thời điểm hiện tại là những người có tầm ảnh hưởng, nhà đầu tư mạo hiểm và những người có mối quan hệ tốt nhận được ưu tiên khi tham gia presale . Điều này thường khiến người dùng bình thường bỏ lỡ những khoản đầu tư ban đầu.

KickPad hướng tới mục tiêu trở thành hệ sinh thái cân bằng, mang lại cơ hội tham gia presale cho người dùng tiền điện tử bình thường. Điều này được thực hiện trong hai vòng: Private và Public

KickPad token là gì?

Thông tin cơ bản về KPAD token

  • Token Name: Kickpad
  • Ticker: KPAD
  • Blockchain: Binance Smart Chain
  • Token Standard: BEP-20
  • Contract: 0xcfefa64b0ddd611b125157c41cd3827f2e8e8615
  • Token Type: Utility
  • Total Supply: 203.768.315 KPAD
  • Circulating Supply: 36.457.254 KPAD

Tỉ lệ phân bổ KPAD token

  • Team: 8.8%
  • Partners: 7.4%
  • Advisors: 5.9%
  • Phát triển: 2%
  • Staking Reward: 37.3%
  • Marketing và Exchange listing: 7.4%
  • Seed Sale: 13.2%
  • Private Sale A: 11.7%
  • Private Sale B: 6.3%

Chức năng của KPAD token

Sử dụng để tham gia mua IDO trên KickPad.

Ví lưu trữ token KPAD

Vì KPAD là token BEP-20 nên các bạn có thể lưu trữ token này tại ví: Coin98 wallet, Trust Wallet, Metamask, ví sàn giao dịch

Mua bán token KPAD

Hiện tại KPAD được giao dịch tại sàn giao dịch PancakeSwap và DODO BSC, mọi người có thể mua KPAD tại những nền tảng thông qua hình thức swap.

Hướng dẫn mua IDO trên KPAD

IDO trên nền tảng Kickpad chia làm 2 vòng:

  • Vòng private : 70% số token mở bán từ một đợt IDO sẽ bán trong vòng này. Người dùng muốn tham gia bắt buộc phải stake KPAD.
  • Vòng public: 30% số token mở bán từ một đợt IDO sẽ bán trong vòng này. Người dùng không cần phải stake KPAD nhưng phải nắm giữ KPAD token trong ví. (ngoài ra số token chưa bán hết ở vòng private sẽ được bán tiếp ở vòng này)

Các bước tham gia mua IDO trên nền tảng Kickpad

Bước 1: Kết nối Kickpad với ví lưu trữ cá nhân

Kết nối ví cá nhân với Kickpad
Kết nối ví cá nhân với Kickpad

Bước 2: Tiến hành Staking KPAD token để thỏa mãn điều kiện mua IDO

Staking KPAD token
Staking KPAD token

Bước 3: Lựa chọn Pool và nhập số lượng token muốn staking, sau đó nhấp Approve để xác nhận giao dịch.

Nhập số lượng token muốn staking
Nhập số lượng token muốn staking

Bước 4: Lựa chọn dự án muốn tham gia IDO

Lựa chọn dự án tham gia mua IDO
Lựa chọn dự án tham gia mua IDO

Bước 6:  Chọn Join Pool và xác nhận giao dịch để tất quá trình.

Chọn Join Pool để hoàn tất

Lời kết

KickPad là nền tảng IDO được xây dựng trên BSC với cơ chế tham gia là yêu cầu người dùng Staking hoặc nắm giữ token của nền tảng này là KPAD. Hiện tại thì KickPad vẫn chưa có quá nhiều nổi bật khi đặt lên bàn cân so sánh với LaunchZone.

Trên đây là bài viết giới thiệu Kickpad là gì? Thông tin về KPAD token và hướng dẫn tham gia mua IDO trên Kickpad.

Cùng tham gia Diễn đàn để trao đổi, thảo luận thông tin, kiến thức và chia sẻ các lĩnh vực Cryptocurrency, Make Money Online (MMO), Forex, Digital Marketing… ngay bây giờ!!!

 

Rikkei Finance là gì? Thông tin về nền tảng Rikkei Finance và RiFi token

0

Rikkei Finance là gì?? Bài viết này, DauTuThuDong.com sẽ giới thiệu một start-up DeFi đến từ Việt Nam mang tên Rikkei Finance. Mời các bạn tham khảo về nền tảng Open Leding đầu tiên và thông tin về RiFi token.

Rikkei Finance là gì?

Rikkei Finance là một dự án start-up tài chính phi tập của Việt Nam phát triển nền tảng Open Lengding đầu tiên. Rikkei Finance áp dụng công nghệ DeFi để xây dựng nền tảng cho vay, tín dụng và bảo hiểm P2P.

Rikkei Finance là gì
Rikkei Finance là gì

Ngoài ra, nền tảng áp dụng hỗ trợ và tích hợp cross-chain. Đồng nghĩa với việc họ có thể chấp nhận nhiều tài sản kỹ thuật số được vận hành trên mạng lưới blockchain khác.

Rikkei Finance hứa hẹn sẽ mang đến một giải pháp lý tưởng để kiểm soát vấn đề này. Rikkei Finance cũng đang phát triển đến việc thế chấp tài sản kỹ thuật số, bao gồm cả NFT.

Thông tin về dự án Rikkei Finance

Đội ngũ phát triển RiFi

  • Dang Thai Hoa – CEO: Đồng sáng lập Rikkeisoft và Cử nhân của trường Đại học Ritsumeikan
  • Vu Thanh Tung – CTO: CTO của Rikkeisoft và Tiến sĩ từ Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore
  • Dang Bao Duc – CFO: Cựu nhà nghiên cứu định lượng tại Keebeck Alpha Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore
  • Tran Ngoc Anh – Blockchain Expert: 9 năm kinh nghiệm nghiên cứu, đào tạo và phát triển các ứng dụng Blockchain
  • Nakamura Keisuke – Business Analysic: Giám đốc điều hành Rikkeisoft – Chi nhánh Osaka và 15 năm kinh nghiệm với tư cách là Giám đốc Dự án và Phân tích Kinh doanh
  • Kyle Adams – Marketing: Marketing và phát triển kinh doanh
Đội ngũ phát triển dự án Rikkei Finance
Đội ngũ phát triển dự án Rikkei Finance
  • Ta Son Tung – Business Advisor: Chủ tịch điều hành RikkeiSoft
  • Luu The Loi – Technical Advisor: Đồng sáng lập & Giám đốc điều hành của Kyber Network và Tiến sĩ của trường Đại học Quốc gia Singapore
  • John Ng Pangilinan – Advisor: Đối tác quản lý của Signum Capital

Lộ trình phát triển RiFi

Quý 2/2021

  • Token Sales
  • Khởi chạy RiFi.Lending trên Binance Smart Chain (BSC)
  • Phát triển Cross-chain cho Rifi.Lending
  • Phát triển NFTs Dapp
Lộ trình phát triển RiFi token
Lộ trình phát triển RiFi token

Quý 3/2021

  • Khởi chạy Dapps Rifi.NFTs
  • Hỗ trợ mạng lưới Ethereum và Solana cho nền tảng Rifi.Lending
  • Phát triển Rifi.Insurance

Quý 4/2021

  • Khởi chạy Rifi.Insurance
  • Hỗ trợ mạng lưới Polkadot cho Rifi.Lending
  • Các tính năng, tích hợp và công cụ được cải tiến

Ưu điểm nền tảng Rikkei Finance

Đội ngũ RiFi hướng đến việc xây dựng một giao thức an toàn, bền vững và tiện lợi cho người dùng tham gia các hoạt động cho vay một cách dễ dàng. Một điểm yếu của mô hình lãi suất hiện nay chính là nó khiến cho việc đi vay trở nên tốn kém nhiều hơn, đặc biệt là trong những thời điểm mà tỷ giá tối ưu thấp. Với mô hình lãi suất đa gấp khúc của mình, RiFi sẽ tạo nên một nền tảng Lending mạnh mẽ và bền vững.

Ưu điểm nền tảng Rikkei Finance
Ưu điểm nền tảng Rikkei Finance

Giao thức này sẽ giảm lãi suất để gia tăng quyền lợi đi vay và khuyến khích nhiều người tham gia cung cấp các tài sản kỹ thuật số cho các hoạt động lending, thông qua việc thưởng cho các nhà cung ứng bằng RiFi token.

Giao thức còn đảm bảo tính bền vững của hệ thống thông qua quy trình 5 bước chọn lọc tài sản, dùng để triển khai hệ thống xếp hàng thanh khoản tự phát. Tài sản sẽ được định giá và xếp hạng dựa trên các chỉ số đa thanh khoản, sau đó được phân tích chuyên sâu và trải qua vòng bỏ phiếu trước khi chính thức được thêm vào pool.

Đặc biệt hơn, RiFi.Lending sẽ được phát triển theo hướng tương thích cross-chain nhiều hơn với mục tiêu thúc đẩy những bước đột phá mới nhằm cải tiến lĩnh vực tài sản kỹ thuật số.

RIFI token là gì?

RIFI là native utility token của nền tảng Rikkei Finance. RIFI token thực hiện vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ sinh thái Rikkei Finance. Mã thông báo RIFI được sử dụng trong các mục đích sau:

  • Payment: RIFI sẽ được người dùng sử dụng để thanh toán tất cả các khoản phí trên nền tảng và lệ phí/phí bảo hiểm
  • Governance: Các holder RIFI sẽ có quyền biểu quyết hoạt động quản trị
  • Rewar

Thông tin token RiFi

  • Name: Rikkei Finance
  • Symbol: RIFI
  • Blockchain: Binance Smart Chain
  • Token Standard: BEP-20
  • Token Type: Utility
  • Total Supply: 500,000,000 RIFI
  • Contract: Updating…

Phân bổ RiFi token

  • Private Sale: 11%
  • Strategic Sale: 4%
  • Public Sale: 0.5%
  • Team & Advisor: 12%
  • Marketing & Listing: 4.5%
  • Ecosystem: 8%
  • Foundation: 30%
  • Liquidity Mining: 30%

Ví lưu trữ RiFi

RIFI được hỗ trợ trên mạng lưới Binance Smar Chain với tiêu chuẩn BEP20 nên bạn có thể lưu trữ trên các ví như: Metamask, Trust Wallet, Binance Chain Wallet…

Có nên đầu tư RiFi Token không?

Dự án Rikkei Finance là một trong những dự án Việt Nam đầy triển vọng. Ngoài ra, dự án vừa kêu gọi vốn 5.6 triệu USD để xây dựng Nền tảng Open Lending đầu tiên, hỗ trợ Cross-chain và Thế chấp NFT.

Rikkei Finance đã nhận được sự hậu thuẫn tài chính từ những nhà đầu tư danh tiếng trong lĩnh vực blockchain, bao gồm HyperChain Capital, Kyber Network, Signum Capital, PNYX, X21digital.com, LD Capital, Tomochain, Kernel Ventures, Trade Coin VietNam, Coin98 Ventures, YBB Foundation Limited, Ark Stream Capital, Inclusion Capital và Kyros Ventures.

Nếu bạn đang có ý định đầu tư các dự án tiền điện tử, có thể tham khảo dành một khoản nhỏ để sở hữu RiFi token. Một mặc về tiềm năng của dự án khá chất lượng. Mặc khác ủng hộ và phát triển cho dự án, cộng đồng của người Việt Nam.

Lời kết

Bài viết trên mình đã giới thiệu về nền tảng Rikkei Finance là gì? Thông tin về nền tảng Open Lending và RiFi token chi tiết cho các bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn tham khảo để đầu tư RiFi token. Chúc các bạn thành công!